Khả năng cho thịt của gà thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng bột lá sắn với các tỷ lệ khác nhau trong chăn nuôi gà thịt lương phượng (Trang 52 - 54)

- Chi phí TĂ/kg tăng KL (đ) = TTTĂ/kg tăng KL (kg) x đơn giá 1kg

3.1.4. Khả năng cho thịt của gà thí nghiệm

Khả năng cho thịt của gà phản ánh chất lượng phẩm giống và điều kiện chăm sóc ni dưỡng, đặc biệt là thành phần dinh dưỡng trong thức ăn. Vì tỷ lệ các thành phần thịt xẻ không những chỉ phụ thuộc vào kiểu gen, tuổi gà mà còn phụ thuộc vào chất lượng thức ăn. Do đó đây là chỉ tiêu quan tâm của các nhà kỹ thuật.

Khối lượng trung bình của gà mổ khảo sát ở mỗi lô tương đương với khối lượng trung bình của lơ khi kết thúc thí nghiệm. Vì vậy, đương nhiên khối lượng sống và khối lượng thân thịt của các lơ có sự khác nhau từ ban đầu. Do đó, chúng tơi chú trọng xem màu sắc của gà, tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng thân thịt so với khối lượng sống và khối lượng cơ (đùi + ngực), gan, mỡ bụng so với khối lượng thân thịt.

Kết quả mổ khảo sát gà Lương Phượng nuôi thịt ở 70 ngày tuổi được trình bày tại bảng 3.8.

Bảng 3.8. Kết quả một số chỉ tiêu giết mổ của gà thí nghiệm 1 (n= 6)

TT Chỉ tiêu Đơn vị ĐC 1 (0 và 0%BLS) Lô TN 1.1 (2 và 4 %BLS) Lô TN 1.2 ( 4 và 6 %BLS) 1 KL sống g 1990,00 2078,33 2020,00 2 KL thân thịt g 1535,00 1591,33 1553,33 3 Tỷ lệ thân thịt % 76,57 76,90 77,14

4 Khối lượng (ngực+đùi) g 585,00 613,33 598,33

5 Tỷ lệ (ngực + đùi) % 38,11 38,54 38,52

5 Khối lượng gan g 39,17 41,17 42,50

6 Tỷ lệ gan % 2,55 2,59 2,74

7 Khối lượng mỡ bụng g 28,67 34,17 36,67

8 Tỷ lệ mỡ bụng % 1,87 2,15 2,36

Màu sắc da gà ở các khẩu phần ăn bổ sung BLS có màu vàng sáng hơn so với khẩu phần ăn không bổ sung BLS, đặc biệt màu vàng của da gà tăng dần khi tăng tỷ lệ bột lá sắn trong khẩu phần. Điều đó cho thấy BLS có ảnh hưởng tốt đến màu sắc da gà, đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng.

Số liệu ở bảng 3.8 cho thấy:

Tỷ lệ phần trăm giữa thân thịt và khối lượng sống có xu hướng tăng dần khi tăng tỷ lệ BLS bổ sung vào khẩu phần.

Tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng cơ (đùi + ngực) và khối lượng thân thịt cũng tăng khi bổ sung tăng tỷ lệ BLS trong khẩu phần ăn, đạt thấp nhất ở lô ĐC 1 (0 và 0 % BLS) là 38,11 %, sau đó đến lơ TN 1.2 (4 và 6 % BLS) là 38,52 % và cao nhất ở lô TN 1.1 (2 và 4 % BLS) là 38,54 %. Điều này cho thấy bổ sung BLS vào thức ăn đã cải thiện tốt hơn tỷ lệ giữa cơ (đùi + ngực) so với khối lượng thân thịt.

Tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng gan so với khối lượng thân thịt cũng có xu hướng tăng dần khi tăng tỷ lệ BLS trong thức ăn. Tỷ lệ này của lô ĐC 1

(0 và 0 % BLS) là 2,55 %, sau đó đến lơ TN 1.1 (2 và 4 % BLS) là 2,59 % còn cao nhất thuộc về TN 1.2 (4 và 6 % BLS) là 2,74 %. Kết quả này của chúng tơi hồn tồn phù hợp với nghiên cứu của Dương Thanh Liêm (1981) [17]. Tỷ lệ gan tăng lên có thể do khi tăng tỷ lệ BLS trong thức ăn đã làm tăng hàm lượng độc tố HCN trong cơ thể gà, gan đã tăng trưởng để tăng cường nhiệm vụ loại bỏ độc tố.

Tỷ lệ phần trăm giữa mỡ bụng và khối lượng thân thịt cũng tăng dần khi tăng tỷ lệ BLS trong thức ăn, đạt thấp nhất ở lô ĐC 1 (0 và 0 % BLS) là 1,87 %, sau đó đến lơ TN 1.1 (2 và 4 % BLS) là 2,15 % và cao nhất ở lô TN 1.2 (4 và 6 % BLS) là 2,36 %.

Kết quả mổ khảo sát cho thấy: Bổ sung BLS vào thức ăn hỗn hợp tự phối trộn với tỷ lệ (2 và 4 % BLS) và (4 và 6 % BLS) ứng với 2 giai đoạn nuôi đã cải thiện tốt hơn tỷ lệ thân thịt và tỷ lệ cơ (đùi + ngực). Tuy nhiên, gà của các lơ có tỷ lệ BLS cao đã làm tăng tỷ lệ gan và mỡ bụng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng bột lá sắn với các tỷ lệ khác nhau trong chăn nuôi gà thịt lương phượng (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w