Kết quả thí nghiệm 2: Xác định ảnh hưởng của các tỷ lệ bột lá sắn khác nhau được thay thế vào trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh đến sức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng bột lá sắn với các tỷ lệ khác nhau trong chăn nuôi gà thịt lương phượng (Trang 55 - 65)

IV III –I đ/con 3.707 8.100 7

3.2.Kết quả thí nghiệm 2: Xác định ảnh hưởng của các tỷ lệ bột lá sắn khác nhau được thay thế vào trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh đến sức

khác nhau được thay thế vào trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh đến sức sản xuất thịt của gà Lương Phượng (không cân đối NLTĐ)

Qua theo dõi, đánh giá chúng tôi thu được kết quả tỷ lệ nuôi sống của gà Lương Phượng nuôi thịt sử dụng tỷ lệ BLS khác nhau thay thế vào trong thức ăn hỗn hợp hồn chỉnh. Tỷ lệ ni sống qua các tuần tuổi của gà Lương Phượng được trình bày tại bảng 3.10.

Bảng 3.10. Tỷ lệ ni sống của gà thí nghiệm 2 (%) Tuần tuổi ĐC 2 (0 và 0 % BLS) Lô TN 2.1 (2 và 4 % BLS) Lô TN 2.2 (4 và 6 % BLS) Trong tuần Cộng dôn Trong tuần Cộng dôn Trong tuần Cộng dôn 1 100 100 100 100 100 100 2 100 100 100 100 100 100 3 97,8 97,8 97,8 97,8 100 100 4 100 97,8 100 97,8 97,8 97,8 5 98,9 96,7 97,7 95,6 100 97,8 6 100 96,7 100 95,6 98,9 96,7 7 97,7 94,4 100 95,6 100 96,7 8 98,8 93,3 100 95,6 98,9 95,6 9 100 93,3 100 95,6 100 95,6 10 100 93,3 100 95,6 100 95,6

Số liệu bảng 3.10 cho thấy: Ở giai đoạn 1 - 2 tuần tuổi, lơ đối chứng 2, lơ thí nghiệm 2.1 và 2.2 đều có tỷ lệ ni sống 100 %. Từ tuần tuổi thứ 3 tỷ lệ nuôi sống của các lô bắt đầu giảm. Kết thúc thí nghiệm ở 10 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống lô ĐC 2 đạt 93,3 %, lô TN 2.1 và TN 2.2 đều đạt 95,6 %. Như vậy, tỷ lệ ni sống của cả 3 lơ gà thí nghiệm là tương đương nhau, điều đó chứng tỏ thay thế bột lá sắn từ 2 % đến 6 % trong khẩu phần thức ăn không gây ảnh hưởng tới tỷ lệ nuôi sống của cả đàn.

So sánh kết quả tỷ lệ nuôi sống của gà Lương Phương nuôi đến 70 ngày tuổi ở thí nghiệm 2 (gà được thay thế BLS trong khẩu phần) với gà thí nghiệm

1 (gà được bổ sung BLS trong khẩu phần) thì tỷ lệ ni sống ở thí nghiệm 2 thấp hơn. Điều đó chứng tỏ, bổ sung tỷ lệ bột lá sắn từ 2 % đến 6 % vào trong thức ăn hỗn hợp tự phối trộn, đàn gà có sức sống cao hơn so với thay thế tỷ lệ bột lá sắn từ 2 % đến 6 % vào trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.

3.2.2. Khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm 2

3.2.2.1. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm 2

Khả năng sinh trưởng tích lũy của gà được xác định bằng chỉ tiêu khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi được chúng tơi theo dõi và trình bày kết quả tại bảng 3.11.

Bảng 3.11. Khối lượng của gà thí nghiệm 2 (g/con)

Tuần tuổi ĐC 2 (0 và 0 % BLS) Lô TN 2.1 (2 và 4 % BLS) Lô TN 2.2 (4 và 6 % BLS) (X ± mX ) (X ± mX ) (X ± mX ) Ss 40,48 ± 3,49 40,10 ± 4,04 40,00 ± 4,05 1 99,68a ± 10,63 98,96a ± 10,49 99,36a ± 10,17 2 223,11a ±16,89 219,78 ab ±19,48 216,23 b ±17,00 3 385,62 a ±34,70 375,46 ab ±32,01 370,34 b ±28,09 4 593,18 a ±49,78 583,07 ab ±53,35 573,59 b ±49,00 5 865,29 a ±74,65 850,40 ab ±69,47 831,58 b ±75,45 6 1144,71 a ±106,71 1124,61 ab ±109,04 1105,63 b ±86,84 7 1464,74 a ±135,18 1427,78 ab ±130,30 1394,60 b ±115,11 8 1745,60 ±176,94 1704,81 ±176,51 1664,72 ±142.07 9 1998,33 ±234,44 1933,85 ±206,31 1888,76 ±212,85 10 2241,43 a ± 263,23 2155,71 ab ± 263 2108,26 b ±253,37

Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang một chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê,với P<0,05 đến 0,001.

Số liệu bảng 3.11 cho thấy: Ở 1 ngày tuổi khối lượng cơ thể gà của cả 3 lơ thí nghiệm 2 là tương đương nhau lô ĐC 2, TN 2.1, TN 2.2 lần lượt là 40,48 g; 40,10 g, 40,00 g và tương đương với khối lượng gà ở thí nghiệm 1 lơ

ĐC 1, TN 1.1, TN 1.2 là 40,46 g; 40 g; 40,08 g, điều đó chứng tỏ chất lượng đàn gà khi đưa vào thí nghiệm là rất tốt, đảm bảo các nguyên tắc đồng đều.

Giai đoạn 1 – 6 tuần tuổi sinh trưởng tích lũy của gà ở các lô đều tăng lên theo tuần tuổi. Tuy nhiên, sinh trưởng tích lũy của gà giảm dần khi tăng tỷ lệ thay thế bột lá sắn từ 0 và 0 %; 2 và 4 % và 4 và 6 % vào khẩu phần thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà thịt Lượng Phượng. Kết quả phân tích thống kê cho thấy: Sau một tuần tuổi khối lương gà ở cả 3 lơ thí nghiệm khơng có sự sai khác rõ rệt (P > 0,05). Tuy nhiên, từ tuấn thứ 2 đến tuần thứ 6, có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về khối lương sống của gà ở các lơ thí nghiệm. Kết thúc giai đoạn 1 (0 - 6 tuần tuổi) khối lượng gà lớn nhất ở lô ĐC 2 là (1144,71 g) và sai khác có ý nghĩa thơng kê so với lơ TN 2.2 (1105,63 g) với P < 0,05, tuy nhiên khơng có sự sai khác có ý nghĩa thống kê của hai lô TN 2.2 so với lô TN 2.1 với P > 0,05.

Kết thúc thí nghiệm (10 tuần tuổi) khối lượng gà ở các lơ ĐC 2 đạt cao nhất, sau đó đến lơ TN 2.1 và thấp nhất ở lơ TN 2.2 tương ứng là 2241,43 g; 2155,71 g và 2108,26 g, ở lô ĐC 2 đạt cao hơn so với lô TN 2.1 và 2.2 lần lượt là 85,72 g và 133,17 g, sự sai khác này có ý nghĩa thơng kê (P < 0,001). Điều đó chứng tỏ việc thay thế bột lá sắn với các tỷ lệ khác nhau vào thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh đã ảnh hưởng đến khả năng thu nhận và chuyển hóa thức ăn của gà, dẫn đến làm giảm khả năng tăng khối lượng của gà.

Điểm khác biệt giữa thí nghiệm 2 với thí nghiệm 1 là khi gà được thay thế bột lá sắn tăng dần từ 0 và 0 %; 2 và 4 % lên 4 và 6 % (thí nghiệm 2), thì khả năng tăng khối lượng của gà có xu hướng giảm dần tương ứng như sau 2241,43 g, 2155,71 g và 2108,26 g; còn gà được bổ sung bột lá sắn tăng dần từ 0 và 0 %; 2 và 4 % lên 4 - 6 % (thí nghiệm 1), thì khối lượng gà tăng cao khi bổ sung ở mức 2 và 4 % BLS trong khẩu phần sau đó giảm khi tăng tỷ lệ

bột lá sắn lên 4 và 6 % trong khâu phần, kết quả tương ứng như sau: 2040,47 g; 2092,66 g và 2039,47 g. Tuy nhiên, trong cùng giai đoạn tuổi thì gà ở thí nghiệm 2 ln có khối lượng trung bình cao hơn so với gà ở thí nghiệm 1. Sở dĩ gà ở lơ thí nghiệm 2 có khối lượng trung bình lớn hơn gà ở thí nghiệm 1 là do gà được ăn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Thức ăn này đã được qua nhiều công đoạn chế biến khác nhau cũng như được bổ sung thêm các loại chất khác mang tính kỹ thuật nên gà có khả năng tăng khối lượng cao hơn. Chính vì vậy, khi chúng tơi thay thế bột lá sắn vào thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh đã làm mất cân đối các chất dinh dưỡng trong khẩu phần nên gà có xu hướng giảm khối lượng.

Để thấy rõ hơn kết quả trên, chúng tơi đã biểu diễn qua hình 3.4 như sau:

Hình 3.4. Đơ thị sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm 2

Hình 3.4 cho thấy sinh trưởng tích lũy của gà ở các lô trong 2 tuần đầu là tương đương nhau, từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 6 sinh trưởng của các lơ có

sự chênh lệch, cao nhất là lơ ĐC 2 sau đó đến lơ TN 2.1 và thấp nhất là lô TN 2.2, từ 7 – 10 tuần tuổi sinh trưởng của các lơ có sự khác nhau rõ rệt, cao nhất là lô ĐC 2 và thấp nhất là lơ TN 2.2. Điều đó chứng tỏ thay thế BLS vào trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh làm giảm sinh trưởng tích lũy của gà, tỷ lệ BLS càng cao thì sinh trưởng tích lũy càng giảm.

3.2.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 2

Sinh trưởng tuyệt đối là một chỉ tiêu đánh giá sự tăng lên về khối lượng trong một đơn vị thời gian nhất định, sinh trưởng tuyệt quyết định thời gian xuất bán gia súc, gia cầm, sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì thời gian ni càng ngắn và ngược lại. Qua theo dõi, ghi chép và tính tốn kết quả sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 2 được trình bày tại bảng 3.12.

Bảng 3.12. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 2 (g/con/ngày) Giai đoạn (Tuần tuổi) ĐC 2 (0 và 0 % BLS) Lô TN 2.1 (2 và 4 % BLS) Lô TN 2.2 (4 và 6 % BLS) 0 – 1 8,48 8,34 8,30 1 – 2 17,61 17,33 16,87 2 - 3 23,22 22,24 22,02 3 – 4 29,65 29,66 29,04 4 – 5 38,87 38,19 36,86 5 – 6 39,92 39,17 39,15 6 – 7 45,72 43,31 41,28 7 – 8 40,12 39,58 38,59 8 – 9 36,11 32,72 32,01 9 – 10 34,73 31,69 31,36 0 – 10 31,44a 30,22a 29,55a

Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang một chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê,với P<0,05 đến 0,001.

Số liệu bảng 3.12 và hình 3.5 cho thấy: Tuy 3 lơ gà thí nghiệm được thay thế tỷ lệ bột lá sắn khác nhau trong khẩu phần nhưng sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ở cả 3 lơ đều có diễn biến tương tự nhau và có diễn biến giống như trong thí nghiệm 1. Tức là sinh trưởng tuyệt đối tăng dần từ 1 tuần tuổi và đạt cao nhất ở giai đoạn 6- 7 tuần tuổi sau đó có xu hướng giảm dần. Nhìn chung, sinh trưởng tuyệt đối của cả 3 lơ gà thí nghiệm phù hợp với quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn của gia cầm.

Ở giai đoạn 0-1 tuần tuổi, sinh trưởng tuyệt đối của cả 3 lơ gà đều thấp, vì giai đoạn này tuy số lượng tế bào tăng nhanh nhưng kích thước và khối lượng tế bào nhỏ nên sinh trưởng tuyệt đối cịn chậm. Sinh trưởng tuyệt đối của 3 lơ lần lượt là, lô ĐC 2 đạt 8,48 g/con/ngày; lô TN 2.1 đạt 8,34 g/com/ngày; lô TN 2.2 đạt 8,30 g/con/ngày.

Ở giai đoạn 6- 7 tuần tuổi gà Lương Phượng có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối cao nhất ở lô ĐC 2 là 45,72 g/con/ngày, sau đó đến lơ TN 2.1 là 43,31 g/con/ngày, lô TN 2.2 đạt thấp nhất là 41,28 g/con/ngày. Sau khi sinh trưởng tuyệt đối của cả 3 lô đạt cao nhất ở 6- 7 tuần tuổi thì bắt đầu có xu hướng giảm dần khi tuần tuổi ni dưỡng tăng lên. Sinh trưởng tuyệt đối trung bình của gà thí nghiệm giai đoạn từ 0-10 tuần tuổi là của lô ĐC là 31,44; TN 1.1 là 30,22 và lơ TN 2.2 là 29,55. Mặc dù có sự khác nhau về sinh trưởng tuyệt đối giứa các lô gà được thay thế BLS vào khẩu phần, tuy nhiên sự sai khác này là không rõ rệt (P>0,05).

So sánh với kết quả sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 2 với thì nghiệm 1 thì gà ở thí nghiệm 2 có sinh trưởng tuyệt đối cao hơn. Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) giữa các lơ thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2

(ĐC 1 – ĐC 2; TN 1.1 - TN 2.1; TN 1.2 – TN 2.2 ) tương ứng là: 28,57 – 31,44; 29,32 – 30,22; 28,56 – 29,55 g/con/ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để thấy rõ hơn tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của 3 lơ gà thí nghiệm 2, chúng tơi biểu diễn bằng hình 3.5.

Hình 3.5. Biểu đơ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 2

Nhìn vào biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 2, chúng tôi thấy rằng nếu xuất bán gà ở lơ đối chứng và lơ thí nghiệm vào tuần 6-7 sẽ có hiệu quả kinh tế cao hơn so với 10 tuần tuổi (vì lúc này gà đạt sinh trưởng tuyệt đối cao nhất). Tuy nhiên, trên thực tế thời điểm xuất bán còn phụ thuộc vào người tiêu dùng. Vì giai đoạn 10 tuần tuổi gà có khối lượng lớn hơn, chất lượng thịt thơm, ngon hơn ở tuần 7 và 8.

3.2.2.3. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm 2

Qua theo dõi sinh trưởng của gà ở các giai đoạn, chúng tôi thu được kết quả về sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm 2, kết quả được trình bày tại bảng 3.13.

Số liệu bảng 3.13 cho thấy: Cả 3 lơ gà thí nghiệm có diễn biến về sinh trưởng tương đối tương tự như nhau, đó là cao ở những tuần tuổi đầu,

sau đó giảm dần. Điều này hồn tồn phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát dục của gia cầm, gia cầm non sinh trưởng nhanh, sau đó giảm dần theo tuổi. Ở giai đoạn SS – 1 tuần tuổi lô ĐC 2 là 84,63 % đến giai đoạn 9 – 10 tuần tuổi giảm xuống cịn 11,47 %, lơ TN 2.1 giảm từ 84,27 % xuống cịn 10,85 %, lơ TN 2.2 giảm từ 84,17 % xuống còn 10,98 %.

Bảng 3.13. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm 2 (%) Giai đoạn ĐC 2 (0 và 0 % BLS) Lô TN 2.1 (2 và 4 % BLS) Lô TN 2.2 (4 và 6 % BLS) 0 – 1 84,63 84,27 84,17 1 – 2 76,32 76,21 75,14 2 – 3 53,39 52,31 52,55 3 – 4 42,41 43,31 43,06 4 – 5 37,31 37,30 36,72 5 – 6 27,80 27,77 28,29 6 – 7 24,53 23,75 23,11 7 – 8 17,48 17,69 17,66 8 – 9 13,52 12,59 12,61 9 – 10 11,47 10,85 10,98

Sinh trưởng của gà thí nghiệm 2 cũng có quy luật tương tự như gà ở thí nghiệm 1, sinh trưởng tương đối giảm dần từ tuần thứ nhất đến tuần thứ 10. Điều đó cho thấy đến 10 tuần tuổi có thể xuất bán gà được bởi sinh trưởng tương đối thấp, nuôi kéo dài không mang lại hiệu quả kinh tế.

Để phân tích diễn biến về sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm chúng tơi biểu diễn kết quả qua hình 3.6.

Hình 3.6. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm 2

Hình 3.6 cho thấy: Sinh trưởng tương đối của gà giảm dần qua các tuần tuổi, giảm mạnh ở tuần tuổi thứ 3 song mức độ giảm của các lô là tương đương nhau.

3.2.3. Khả năng chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm 2

3.2.3.1. Khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm 2

Kết quả về lượng thức ăn tiêu thụ của gà thí nghiệm 2 được trình bày tại bảng 3.14.

Bảng 3.14. Lượng thức ăn tiêu thụ của gà thí nghiệm 2 (g/con/ngày) Giai đoạn ĐC 2 (0 và 0 % BLS) Lô TN 2.1 (2 và 4 % BLS) Lô TN 2.2 (4 và 6 % BLS) 0 – 1 10,79 ± 0,27 10,79 ± 0,27 11,11 ± 0,27 1 – 2 22,94 a ± 0,36 25,71 b ± 0,47 25,40 b ± 0,28 2 - 3 36,69 ± 1,98 36,70 ± 0,89 36,98 ± 0,28 3 – 4 55,04 ± 1,39 55,86 ± 0,98 55,20 ± 0,129 4 – 5 76,45 ± 0,17 76,58 ± 0,25 75,78 ± 2,15

5 – 6 91,95 ± 0,75 92,70 ± 0,62 93,27 ± 0,29 6 – 7 112,46a ± 1,74 116,79a ± 1,01 114,12a ± 3,76 7 – 8 118,20 a ± 1,47 126,19 b ± 1,91 125,92 b ± 0,53 8 – 9 122,42 ± 4,47 126,60 ± 1,60 128,18 ± 1,37 9 – 10 129,25 a ± 1,47 132,07 a ± 1,33 138,72 b ± 1,37

Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang một chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê,với P<0,05 đến 0,001.

Kết quả bảng 3.14 cho thấy: Lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm khơng có sự sai khác có ý nghĩa thơng kê ở tuần đầu. Tuy nhiên, bước sang tuần thứ hai thì lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm có sự sai khác rõ rệt giữa các lơ thí nghiệm (P< 0,001). Ở lơ ĐC lượng thức ăn thu nhận chỉ là 22,94 g/con/ngày trong khi ở lô TN 2.1 là 25,71 g/con/ngày và lô TN 2.2 là 25,40 g/con/ngày. Tuy nhiên, lượng thức ăn thu nhận từ tuần thứ 3 tới tuần thứ 7 thì khơng có sự sai khác rõ rệt (P>0,05). Đến tuần thứ 7-8 và 9-10 thì lượng thức ăn thu nhận ở các lơ thí nghiệm có sự sai khác có ý nghĩa thơng kê (P< 0,001).

Tuy nhiên, trong cùng một mức sử dụng bột lá sắn trong khẩu phần thì tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm 1 (bổ sung BLS trong khẩu phần) luôn cao hơn so với thí nghiệm 2 (thay thế bột lá sắn trong khẩu phần). Tiêu thụ thức ăn/ngày ở cả 2 thí nghiệm đều cao nhất ở 9 – 10 tuần tuổi, nhưng tốc độ tăng khối lượng của gà ở giai đoạn này lại giảm, do vậy nên xuất bán gà ở giai đoạn 10 tuần tuổi để giảm giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng bột lá sắn với các tỷ lệ khác nhau trong chăn nuôi gà thịt lương phượng (Trang 55 - 65)