Kim ngạch xuất khẩu cà phê sang thị trường EU

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng cà phê việt nam tại thị trường eu (Trang 26 - 34)

2.1 Hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU

2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu cà phê sang thị trường EU

Sau hơn 30 năm hợp tác, quan hệ thương mại Việt Nam và EU đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Điển hình là hiệp định thương mại Việt Nam và EU được ký kết và có hiệu lực từ tháng 8/2020 đã tạo dấu mốc quan trọng, tạo điều kiện giúp đẩy mạnh hoạt động thương mại hai bên. Thị trường EU đã trở thành thị trường quan trọng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, bên cạnh đó nhu cầu về hàng hóa của Việt Nam trên thị trường EU ngày càng tăng cao, khẳng định vị trí trên thị trường khó tính này.

Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU rất đa dạng nhưng tập trung vào một số mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh, trong đó hàng cà phê xuất khẩu ln nắm giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang thị trường rộng lớn này.

Cà phê là một trong những sản phẩm chủ lực và có nhiều thế mạnh của nước ta, đã đóng góp khơng nhỏ cho nền kinh tế quốc dân. Là một ngành trước đây chỉ phục vụ nhu cầu trong nước nhưng nay đã chuyển hướng sang xuất khẩu nhiều hơn vì thế việc lựa chọn sản phẩm để xuất khẩu cũng như lựa chọn thị trường tiềm năng là một vấn đề cấp thiết và cực kỳ quan trọng.

Cà phê - một trong những mặt hàng tiêu thụ hàng đầu và là loại đồ uống được tiêu thụ nhiều thứ 3 trên toàn cầu, sau nước và trà. Cà phê Việt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các thị trường như Nhật Bản, EU là những thị trường quan trọng đối với hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam khi Việt Nam đã trở thành nhà cung ứng cà phê lớn thứ 2 cho thị trường này. Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam rất quan tâm đến thị trường EU và ngày càng có nhiều doanh nghiệp chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này. Các doanh nghiệp đều đã và đang đầu tư áp dụng hệ thống kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP do FDA đặt ra và đủ tiêu chuẩn xuất hàng vào thị trường EU.

Bảng 2.1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU giai đoạn 2015-2021 N Năm Tổng Kim ngạch XK sang EU (USD) Kim ngạch XK cà phê sang EU (USD) Tỷ trọng hàng Cà phê XK so với tổng KNXK sang EU (%) Sản lượng (tấn) 2015 29.698.720.310 1.373.592.217 4,63% 564.608 2016 32.494.543.658 1.310.241.958 4.03% 723.566 2017 36.186.410.243 1.307.943.172 3.62% 517.182 2018 39.159.161.532 1.326.725.249 3,39% 727.697 2019 37.575.298.232 1.133.913.486 3,02% 702.175 2020 36.590.348.044 991.795.375 2,71% 614.122 2021 41.774.737.019 1.025.456.044 2.45% 552.503

Biểu đồ 2.1: Kim ngạch XK cà phê Việt Nam sang EU giai đoạn 2015-2021

Biểu đồ 2.2: Sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang EU giai đoạn 2015-2021

EU là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm 40% trong tổng lượng và 38% về tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Nhìn vào biểu đồ và bảng số liệu cho thấy, giai đoạn từ năm 2015-2021 kim ngạch xuất khẩu cà phê sang thị trường EU tăng giảm tương đối qua các năm nhưng trung bình giá trị xuất khẩu cà phê sang EU đạt trên 1 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2020 lại bị sụt giảm do ảnh hưởng từ đại dịch Covid 19. Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,37 triệu USD đạt giá trị cao nhất trong giai đoạn. Năm 2016 sản lượng xuất khẩu đạt 723.566 tấn kim ngạch đạt 1.31 tỉ USD. Năm 2017 sản lượng xuất khẩu giảm 28,5% so với năm 2016 tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu lại đạt giá trị gần

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 1.37 1.31 1.31 1.33 1.13 0.9917 1.025

Kim ngạch XK cà phê sang EU giai đoạn 1015-2021 (USD)

bằng năm 2016. Sang đến năm 2018, sản lượng cà phê xuất khẩu sang EU tăng tới 40% nhưng giá trị xuất khẩu chỉ tăng nhẹ 1.44%.

Từ sau năm 2018, sản lượng xuất khẩu cà phê sang thị trường EU sụt giảm đáng kể, giảm từ 702,175 tấn vào năm 2019 xuống còn 552,503 tấn vào năm 2021. Năm 2020, là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu cà phê sang thị trường EU đạt mức dưới 1 tỷ USD kể từ năm 2007 mặc dù trong năm này hiệp định thương mại tự do thế hệ mới EVFTA đã chính thức có hiệu lực nhưng do ảnh hưởng từ dịch bệnh làm cho ngành cà phê của Việt Nam chưa khai thác được hết lợi ích mà hiệp định này mang lại.

Sang năm 2021, mặc dù sản lượng bị sụt giảm khoảng 10% nhưng giá trị xuất khẩu lại tăng, điều này cho thấy các doanh nghiệp Việt đã tập trung tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê trên thị trường EU. Như vậy có thể dự đốn được sản lượng xuất khẩu cà phê sang EU sẽ giảm tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu cũng sẽ tăng cao do giá cả tăng đồng thời cũng được hưởng các ưu đãi về thuế quan trong Hiệp định EVFTA.

Theo dự báo của Tổ chức cà phê thế giới (ICO) nhu cầu cà phê của EU tăng mạnh. Cà phê xuất khẩu sang thị trường này bao nhiêu cũng sẽ được tiêu dùng hết. Đây là tin vui cho ngành cà phê thế giới nói chung và ngành cà phê Việt Nam nói riêng.

2.1.1.1 Về cơ cấu thị trường xuất khẩu

Hiện nay, các nước nhập khẩu nhiều cà phê nhất của Việt Nam trong EU là: Đức, Bỉ, Tây Ban Nha,... Nhu cầu sử dụng cà phê của các nước này tăng cao theo các năm.

Bảng 2.2: Sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các thị trường EU

giai đoạn 2018-2021 Năm 2018 2019 2020 2021 Tổng 738.317 712.354 615.249 564.177 Đức 260.475 234.564 223.581 226.850 Ý 136.157 141.194 141.535 128.349 Tây Ban Nha 121.872 134.002 95.689 66.409

Bỉ 75.129 73.285 68.647 60.480 Anh 53.794 49.144 27.915 30.484 Pháp 39.182 34.427 19.219 14.580 Bồ Đào Nha 17.051 15.223 10.459 8.941 Hy Lạp 13.646 12.808 10.525 10.042 Hà Lan 10.620 10.179 11.404 11.674 Rumani 4.427 3.173 2.623 2.201 Đan mạch 2.391 1.156 1.560 845 Hungary 2.031 1.196 248 1.762 Phần Lan 1.542 2.003 1.844 1.560

Nguồn: Hải quan Việt Nam

Trong năm 2018 sản lượng xuất khẩu cà phê sang Đức đạt sản lượng cao nhất 260.475 tấn, Italia đạt 136.157 tấn, và Tây Ban Nha đạt 121.872 tấn. Đến năm 2021, mặc dù hầu hết sản lượng xuất khẩu sang các nước EU giảm xuống tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu lại có xu hướng tăng lên, điển hình tăng tới 19,45% khi xuất sang thị trường Đức.

Đặc biệt , Bỉ là thị trường tiêu thụ lớn thứ 4 của Việt Nam và còn là nước nhập khẩu cà phê đặc biệt trong EU. Tuy nhiên, khi nhìn vào bảng số liệu cho thấy sản lượng xuất khẩu sang thị trường này có xu hướng sụt giảm rất nhiều so với các năm trước, từ 75.129 tấn vào năm 2018 giảm xuống còn 60.480 tấn vào năm 2021 dẫn đến kim ngạch xuất khẩu giảm gần 17% chỉ sau 4 năm. Bỉ được đánh giá là một thị trường vô cùng tiềm để xuất khẩu cà phê vì thế các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ về thị trường này, đánh giá nhu cầu của người tiêu dùng để có thể giữ vững thị trường tăng kim ngạch xuất khẩu.

Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các thị trường tại EU ( USD) Năm 2018 2019 2020 2021 Tổng 1.326.725.249 1.133.913.486 991.795.375 1.025.456.044 Đức 459.031.259 366.278.831 350.409.667 410.581.368 Ý 245.253.945 224.376.571 224.152.609 224.924.104 Tây Ban Nha 219.217.377 214.641.668 162.183.605 131.502.818 Bỉ 130.825.543 115.922.971 111.940.276 111.819.300 Anh 95.650.636 78.943.527 48.248.036 53.372.169 Pháp 67.735.998 52.571.287 28.903.054 22.377.217 Bồ Đào Nha 30.444.293 24.497.541 16.664.269 15.899.491 Hy Lạp 23.822.679 19.897.645 16.343.345 17.879.534 Hà Lan 21.874.974 17.843.196 21.224.278 25.443.426 Rumani 12.559.760 6.476.013 5.020.989 4.729.860 Đan Mạch 4.328.230 1.696.479 2.420.454 1.443.557 Hungary 12.592.184 6.542.246 1.184.661 8.118.634 Phần Lan 3.388.371 4.225.511 3.100.132 2.939.566

Nguồn: Hải quan Việt Nam

Hiện nay Đức vẫn là quốc gia tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong khối EU. Đây là thị trường có nhu cầu về cà phê cao trên thế giới. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây sản lượng cà phê xuất sang thị trường này giảm xuống nhưng bù lại kim ngạch xuất khẩu lại tăng cao do các doanh nghiệp đã chú trọng đến việc tăng giá trị gia tăng cho các mặt hàng cà phê xuất khẩu.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, quý I/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Bỉ đạt 65,7 nghìn tấn, trị

giá 135,3 triệu USD, tăng 446,8% về lượng và tăng 580% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang Bỉ đạt mức 2.054 USD/tấn, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2021. Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu cà phê lớn của Việt Nam, tỷ trọng chiếm 11,3% tổng lượng và 10,4% tổng trị giá trong quý I/2022. Xuất khẩu cà phê sang thị trường Bỉ bứt phá mạnh đã tác động tích cực lên tồn ngành.

2.1.1.2 Cạnh tranh về thị trường

EU nhập khẩu cà phê từ rất nhiều nước trên thế giới. Các quốc gia ngoại khối cung ứng cà phê hàng đầu vào EU là Brazil, Việt Nam, Uganda, Peru, Kenya, Indonesia, Ấn Độ, Guatemala, Honduras, Ethiopia, Colombia đã chiếm hơn 80% tổng khối lượng cà phê nhập khẩu của EU.

EU là nơi tập trung các nhà rang xay lớn, họ nhập khẩu cà phê thô từ các nước trồng cà phê trong đó có Việt Nam, sau đó chế biến, đóng gói và bn bán nội khối trong EU. Trong giai đoạn năm 2015 – 2021, nguồn cung cà phê nội khối đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 3,4%/năm, với trị giá nhập khẩu bình quân là 5,6 tỷ USD/năm. EU có xu hướng tăng tỷ trọng mua bán từ các thị trường nội khối, từ mức 35,8% năm 2015 lên 42,7% năm 2021.

Đức là thị trường cung cấp chính cà phê trong khu vực nội khối giai đoạn năm 2015 – 2021, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 2,5%. Tỷ trọng cung ứng cà phê từ Đức tăng dần qua các năm, lên mức cao nhất vào năm 2021, chiếm gần 12% tổng nhập khẩu của EU. Trị giá cà phê của EU thu mua từ Đức trong năm 2021 đạt 1,8 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm 2020.

Tiếp đến là thị trường Italia, tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn năm 2015 – 2021 đạt 1,0%/năm, với tỷ trọng nhập khẩu chiếm 6,7% trong năm 2021. Trị giá cà phê từ Italia trong năm 2021 đạt 1 tỉ USD, tăng 0.9% so với năm 2020.

Thị trường Bỉ là nguồn cung cà phê lớn thứ 3 trong khu vực nội khối, chiếm tỷ trọng 4,5% trong tổng nhập khẩu của EU năm 2021. Braxin, Thụy Sỹ và Việt Nam là các nhà cung ứng cà phê ngoại khối lớn nhất cho EU, chiếm tỷ trọng lần lượt là: 14.0%, 12,8% và 7,3% trong năm 2021. Braxin là thị trường ngoại khối cung cấp cà phê lớn nhất cho EU trong giai đoạn năm 2015 – 2021 với trị giá nhập khẩu năm 2021 đạt 2,1 tỷ USD. Đáng chú ý, EU tăng nhập khẩu cà phê từ Thụy Sỹ với tốc độ tăng trưởng bình quân 4,1%/năm giai đoạn năm 2015 – 2021. Trị giá nhập khẩu cà phê của EU từ Thụy Sỹ trong năm 2021 đạt 1,91 tỷ USD.

Bảng 2.4: Nguồn cung cà phê cho thị trường EU giai đoạn 2015-2021

Thị trường Tỷ trọng nhập khẩu (% theo trị giá USD)

Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Brazil 18.1 16.4 15.2 14.1 14.4 14.2 14.0 Việt Nam 8.8 9.5 9.5 9.3 8.1 7.4 7.3 Đức 10.4 10.7 11.0 11.2 11.2 11.6 11.8 Bỉ 5.0 4.2 4.1 4.1 4.2 4.4 4.5 Honduras 4.2 3.9 3.9 3.4 3.6 3.6 3.6 Colombia 3.9 3.9 3.9 3.4 3.6 3.6 3.3 Italia 5.2 6.2 6.2 6.7 7.0 6.8 6.7 Uganda 1.8 1.7 2.1 2.1 1.8 2.0 2.1 Ấn Độ 2.1 2.1 2.4 2.3 2.0 1.6 1.5 Peru 2.4 2.6 2.3 2.3 2.4 2.1 2.2 Hà Lan 2.7 2.8 3.6 4.1 4.0 4.0 4.0 Ethiopia 2.1 2.0 1.8 1.8 1.7 1.7 1.8 Thụy Sĩ 10.7 11.2 11.9 12.1 12.6 12.9 12.8 Indonesia 1.9 1.4 1.8 1.0 1.1 1.0 1.1 Pháp 3.8 4.2 5.0 5.6 5.6 6.4 6.5

Ba Lan 3.2 2.1 1.7 1.9 1.9 1.8 1.8 Nicaragua 0.6 0,5 0.7 0.8 0.9 0.9 0.8 Guatemala 0.8 0.8 0.8 0.9 0.9 0.8 0.9 Anh 1.2 1.4 1.4 1.3 1.4 1.5 1.6 Mehico 0.6 0.6 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 Tanzania 0.5 0.4 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 Trung Quốc 0.6 0.6 0.6 0.6 0.4 0.4 0.5

Nguồn: Tính tốn từ số liệu của ITC

Tại một số thị trường nhập khẩu cà phê lớn tại EU như Đức, Italia, thị phần cà phê Việt Nam được nhận định kém cạnh tranh hơn so với Braxin do cà phê Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu thô loại Robusta thường dùng để phối trộn, trong khi đó nhu cầu tại các thị trường này là cà phê cao cấp, cà phê hữu cơ và cà phê đặc sản. Trong khi đó, theo Hiệp hội Xuất khẩu cà phê Braxin (Braxin-Cecafe), năm 2020, bất chấp những tác động mạnh do đại dịch Covid-19 gây ra, chuỗi sản xuất và kinh doanh cà phê tại Braxin tiếp tục đạt hiệu quả cao nhờ nhu cầu về cà phê tăng cao trở lại trên thị trường thế giới, cùng với đó các doanh nghiệp xuất khẩu của nước này đã khắc phục được một số khó khăn về logistics liên quan đến việc thiếu hụt container, tàu chở hàng, vận chuyển từ Braxin nhanh hơn và các chủng loại xuất khẩu chủ yếu của thị trường này trong năm 2020 với cà phê Arabica chiếm trên 78% phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng EU, cà phê Robusta chiếm 12% và cà phê hịa tan khoảng 9,5%. Do vậy, khơng dễ dàng để cạnh tranh thị phần với nhà cung ứng cà phê lớn nhất này tại thị trường EU.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng cà phê việt nam tại thị trường eu (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)