Hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu cho các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng cà phê việt nam tại thị trường eu (Trang 61 - 62)

3.2 Nhóm giải pháp từ phía nhà nước

3.2.3 Hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu cho các doanh nghiệp

Hoạt động xuất khẩu hàng Cà phê Việt Nam vào thị trường EU đã được xây dựng và phát triển nhiều năm qua nhưng các doanh nghiệp Xuất khẩu cà phê Việt vẫn còn gặp nhiều hạn chế trong việc tìm kiếm thơng tin về thị trường này. Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi thâm nhập thị trường EU bởi hệ thống luật pháp đồ sộ và phức tạp của EU. Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất khẩu hàng cà phê còn thụ động, chưa có tính cạnh tranh cao với các sản phẩm cùng loại đến từ các quốc gia khác. Phần lớn các doanh nghiệp còn thiếu hiểu biết về thị trường. Đây là thực tế rất đáng lo ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng cà phê Việt Nam trên thị trường EU thì việc trang bị cho các doanh nghiệp các kiến thức sâu rộng về thị trường nhắm tới, về tập quán kinh doanh, thị hiếu tiêu dùng cũng như hiểu biết rõ ràng về hệ thống luật pháp của EU là rất cần thiết.

Ngồi những nỗ lực từ phía các doanh nghiệp, thì sự hỗ trợ của Nhà nước trong lĩnh vực này có vai trị đặc biệt quan trọng. Nhà nước hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường và đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp (Bộ Công Thương thực hiện). Tham tán thương mại Việt Nam tại EU (Bộ Ngoại giao) cập nhật nhanh nhất các quy định, chỉ thị của EU có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, đầu tư giữa Việt Nam và EU. Cơ quan nhà nước phối hợp với các hiệp

hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn giới thiệu, phổ biến về các hệ thống chính sách của EU, giới thiệu quy mô thị trường, các loại hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, Luật thương mại, Luật hải quan, Luật quản lý ngoại thương,… Đối với hàng cà phê xuất khẩu, cần chú trọng giới thiệu các quy định của EU về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, tiêu chuẩn kỹ thuật, thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng, hạn chế nhập khẩu cũng như các kinh nghiệm kinh doanh tại thị trường để các doanh nghiệp khỏi bị thua thiệt do không hiểu biết luật lệ, khơng nắm vững chính sách, thiếu thơng tin về thị trường. Nhà nước cần tạo ra những kênh thơng tin phù hợp, dưới nhiều hình thức như ấn phẩm, tạp chí hay trang Web chuyên ngành với nhiều thơng tin có giá trị để các doanh nghiệp tham khảo.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phối hợp với Cục xúc tiến thương mại của Bộ Công Thương xây dựng chiến lược xúc tiến phù hợp với điều kiện thị trường của Việt Nam và tính chất đặc thù của thị trường EU. Sự kết hợp này sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Xuất khẩu cà phê nói riêng và doanh nghiệp xuất khẩu nói chung tiếp cận gần hơn tới thị trường EU bằng việc tổ chức tham gia các hội chợ về nông sản, khảo sát nhu cầu về thị trường, hỗ trợ tiếp xúc liên kết doanh nghiệp với hệ thống phân phối bán lẻ của châu Âu,... đồng thời là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm kiếm bạn hàng. Các cơ quan sẽ tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại nhằm tăng cường công tác đàm phán mở cửa thị trường, chủ động đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các cơ quan này có nhiệm vụ hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu, xây dựng và quản lý chất lượng hàng hóa, hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký và bảo vệ thương hiệu hàng hóa phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam cần tăng cường hoạt động tiếp thị thông qua Internet, xây dựng cho mình bộ mặt hồn thiện như đầu tư vào website với thiết kế ấn tượng, chuyên nghiệp; giới thiệu tiềm năng của ngành cà phê Việt về tính cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam; các hoạt động thương mại, đầu tư vào ngành cà phê, xuất nhập khẩu đặc biệt là cần phải phù hợp với thị hiếu của thị trường EU.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng cà phê việt nam tại thị trường eu (Trang 61 - 62)