3.2 Nhóm giải pháp từ phía nhà nước
3.2.4 Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong ngành cà phê
Trong những năm qua, lợi thế về nguồn lực lao động dồi dào, cần cù, khéo léo là một trong lợi thế cạnh tranh lớn nhất của ngành công, nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, đội ngũ lao động kỹ thuật cao và đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn xuất nhập khẩu trong ngành Cà phê nước ta hiện nay cịn thiếu về số lượng, trình độ năng lực còn hạn chế, chưa đáp ứng được những yêu cầu của nền kinh tế hiện đại. Để nâng cao chất lượng lao động, Nhà nước cần có những chính sách tăng cường và mở rộng cơng tác đào tạo, dạy nghề đối với các loại hình lao động như lao
động quản lý, lao động kỹ thuật, lao động phổ thông nhằm nâng cao chất lượng lao động và đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành cà phê xuất khẩu.
Tùy thuộc từng loại đối tượng lao động, Nhà nước đề ra những hình thức đào tạo cho phù hợp. Đối với đội ngũ nơng dân có thể đào tạo những khóa học ngắn hạn, tập huấn củng cố kiến thức; đào tạo tại chỗ nâng cao năng lực bổ sung đội ngũ lao động lành nghề. Các tổ chức khuyến nông tại các địa phương kết hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu nông nghiệp cung cấp những thông tin, kiến thức, kinh nghiệm thực tế trong việc chăm sóc, thu hoạch và chế biến cà phê cho nông dân và doanh nghiệp. Đối với đội ngũ lao động quản lý, Nhà nước cần chú ý đến việc nâng cao năng lực điều hành, quản lý doanh nghiệp, kiến thức về tiếp thị, tiếp thu khoa học kỹ thuật, trình độ cơng nghệ thơng tin, bồi dưỡng để giúp các doanh nghiệp làm quen và ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử. Đối với những cán bộ trực tiếp làm công tác xuất nhập khẩu trong các doanh nghiệp, Nhà nước chú trọng tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu về thương mại quốc tế, luật lệ quốc tế cũng như hệ thống luật pháp của EU để tránh những tranh chấp có thể nảy sinh. Hướng dẫn đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật cho địa phương để thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm mà địa phương đó sản xuất.
Nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cà phê Việt Nam liên kết với các đối tác nước ngồi để bồi dưỡng nghiệp vụ chun mơn, kỹ thuật cho các đối tượng lao động của ngành. Đồng thời, tạo điều kiện tăng cường cơ sở vật chất cho các trường trung cấp, cao đẳng, trung tâm dạy nghề,.. để có thể cung cấp nhiều lao động có trình độ chun mơn nghiệp vụ cao, đáp ứng được nhu cầu của ngành từ đó giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam xuất khẩu trên thị trường thế giới.
Để tăng cường vai trò của các tổ chức xúc tiến thương mại trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp về công tác marketing đối với hàng cà phê Việt xuất khẩu vào thị trường EU. Bộ Cơng Thương cần có kế hoạch đào tạo một đội ngũ cán bộ chuyên đàm phán trong các lĩnh vực kinh tế đối ngoại với EU. Đội ngũ cán bộ này phải là những người giỏi ngoại ngữ, nắm vững những quy định của WTO, những rào cản thương mại và kỹ thuật của EU, đặc biệt là có kỹ năng và kinh nghiệm đàm phán. 3.2.5 Đầu tư cơ sở hạ tầng
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh và Nhà nước có vai trị cực kỳ quan trọng trong cơng tác này. Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống các cầu đường, bến cảng đường sông, đường biển, đường hàng không, kho hàng, hệ thống điện, hệ thống cấp thốt nước, dịch vụ bưu
chính viễn thơng, internet... có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng hóa xuất khẩu. Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển có vai trị hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa.
Tuy đã được đầu tư và có cải thiện đáng kể trong những năm vừa qua nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng của nước ta vẫn còn nhiều lạc hậu so với khu vực. Chi phí bốc xếp ở bến cảng, phí lưu kho đều cao, cộng với thủ tục tại bến cảng quá rườm rà làm cho chi phí quá cao về tiền bạc và thời gian. Đặc biệt vấn đề quan liêu, nhũng nhiễu vẫn xảy ra cực kỳ thường xuyên ở những cơng chức Hải quan là một chi phí lớn đối với các doanh nghiệp Xuất khẩu. Những tồn tại này làm giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cà phê Việt Nam và đồng thời làm giảm sức cạnh tranh của hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu trên thị trường thế giới nói chung, thị trường EU nói riêng.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung, và mặt hàng cà phê nói riêng, Nhà nước cần tập trung đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng. Khoảng cách địa lý xa giữa Việt Nam và EU sẽ khơng cịn gây khó khăn lớn cho hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam khi hệ thống đường giao thông phát triển và nhiều cảng nước sâu của Việt Nam đi vào hoạt động. Nhà nước cần quan tâm tới việc đầu tư đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn như các cơ sở hạ tầng phục vụ trồng trọt, nâng cao hệ thống thông tin đến với nông dân,... hạn chế các tác động từ môi trường, giảm rủi cho cho nơng dân đồng thời có thể cung ứng đầy đủ nguyên liệu cho ngành chế biến để xuất khẩu bền vững. Nhà nước cần khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư để huy động tối đa nguồn vốn đầu tư cho sản xuất, cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Cần tăng cường công tác nghiên cứu, thẩm định và kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các dự án đầu tư của các doanh nghiệp cà phê xuất khẩu nhằm đảm bảo dự án được thực hiện đúng mục tiêu, không gây thất thoát vốn đầu tư.
3.2.6 Kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm
Đối với hàng cà phê xuất khẩu ra thị trường thế giới nói chung, và vào thị trường EU nói riêng, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là một điều kiện quan trọng hàng đầu. Mặt hàng thực phẩm được sử dụng trực tiếp vì thế nếu khơng đảm bảo được tiêu chuẩn VSATTP sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người tiêu dùng. Đảm bảo VSATTP đối với các sản phẩm thực phẩm và yêu cầu hàng đầu khi xâm nhập vào thị trường EU. Nếu khơng kiểm sốt tốt được điều kiện này sẽ gây hại trực tiếp đối với doanh nghiệp đồng thời ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của hàng cà phê Việt trên thị trường. Do vậy, nhà nước cần thực hiện tăng cường cơng tác
an tồn vệ sinh thực phẩm từ khâu chăm sóc thu hoạch đến sản xuất, chế biến.
Nhà nước tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cấp điều kiện sản xuất phấn đấu để 100% các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm nhanh tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ thô, tăng GTGT cho các sản phẩm chế biến lên tối thiểu 60% trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. Xúc tiến nghiên cứu các thí nghiệm tạo ra những mặt hàng mới mang nhãn hiệu Việt Nam. Cùng với việc nâng cấp điều kiện sản xuất sản xuất và áp dụng các tiêu chuẩn VSATTP, để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, Chính phủ cần hướng dẫn các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị. Nhà nước có những biện pháp thu hút đầu tư nước ngồi vào ngành cơng nghiệp chế biến để các doanh nghiệp có thể nâng cao trình độ quản lý sản xuất và có điều kiện tiếp cận với các nền công nghiệp chế biến hiện đại của thế giới.
Chính phủ cần hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến đầu tư trang thiết bị để tăng cường năng lực kiểm soát và phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất tồn đọng trong nguyên liệu. Cần triển khai mã hóa nơng trại khu vực trồng trọt để dễ truy xuất nguồn gốc của sản phẩm đảm bảo nguồn cung ứng cà phê xuất khẩu an toàn hơn, tạo niềm tin cho người tiêu dùng về sản phẩm mà họ đang sử dụng. Để đáp ứng yêu cầu về truy nguyên nguồn gốc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng các quy định pháp lý về hệ thống truy nguyên tương đương với các tiêu chuẩn quốc tế.
Để nâng cao chất lượng của sản phẩm cà phê xuất khẩu, đáp ứng được những yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường Mỹ, Chính phủ cần thực hiện một số biện pháp sau:
Chú trọng công tác thông tin tuyên truyền và giáo dục về vệ sinh an toàn thực phẩm tại cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức và thực hành VSATTP của người sản xuất, kinh doanh xuất khẩu. Cần hoàn thiện và tăng cường năng lực của hệ thống thanh tra, kiểm nghiệm VSATTP, huy động sự tham gia, kiểm tra, giám sát của cộng đồng để phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm.
Rà soát, điều chỉnh và ban hành mới các cơ chế, chính sách, và tiêu chuẩn về VSATTP. Trên thực tế cho thấy, người nông dân và cả chủ doanh nghiệp chưa nắm bắt đầy đủ thông tin về tiêu chuẩn và các yêu cầu khắt khe của thị trường gây ra tình trạng hàng hóa bị quay đầu vì khơng đáp ứng được tiêu chuẩn VSATTP của thị trường đó. Tiếp tục đổi mới cơng tác an tồn vệ sinh cả về hệ thống tổ chức và hệ thống văn bản pháp quy kỹ thuật theo hướng xuyên suốt từ sản xuất nguyên liệu, đến thu gom, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ. Thực hiện kiểm sốt vệ sinh an tồn thực phẩm và kiểm soát điều kiện đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm từ nơng trại,
thu mua và chế biến. Hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn về quy cách và chất lượng sản phẩm cho phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Hệ thống kiểm tra chất lượng này không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà còn là điều kiện quan trọng để kiểm soát chất lượng hàng cà phê xuất khẩu, tránh được các tiềm ẩn ảnh hưởng đến uy tín hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Để giải quyết vấn đề cây giống thì địi hỏi phải có được giống cà phê tốt, phù hợp và đủ để đáp ứng nhu cầu. Vì vậy, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng như Bộ NN&PTNT cần tạo điều kiện, liên kết với các nước, tổ chức các buổi tham quan, các khoá học đào tạo cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu của Viện KHKT Nông nghiệp và các trung tâm giống được giao lưu học hỏi tại những trung tâm nghiên cứu của các quốc gia có truyền thống lâu năm trong ngành cà phê như Braxin, Colombia… về các phương pháp nghiên cứu giống tiên tiến. Bên cạnh đó, hỗ trợ cho Viện KHKT Nơng lâm nghiệp Tây Nguyên triển khai các dự án nhân chồi cây giống như hỗ trợ về kinh phí thực hiện, khuyến khích các doanh nghiệp lớn cùng tham gia đầu tư vườn nhân chồi cà phê. Nâng cấp và đầu tư mới các trung tâm nhân giống, phấn đấu ở mỗi tỉnh có một trung tâm, mỗi huyện có một trạm giống.
Sau khi đã có được chồi cây giống tốt thì cần phải tiến hành thay thế những vườn cà phê có giống khơng đạt tiêu chuẩn và các vườn cà phê già cỗi. Hiện nay cả nước có khoảng 525.000 ha cà phê, năng suất 1,8-2 tấn/ha, định hướng đến năm 2020 ổn định từ 450.000-500.000 ha, năng suất 2-2,4 tấn/ha, giảm ít nhất 25.000 ha, nhưng điều đó khơng có nghĩa là ta phải chặt đi cây cà phê cũ để trồng cà phê mới, như vậy sẽ phải tốn vài năm cây cà phê mới cho thu hoạch lại, mà ta chỉ tiến hành chặt đi những cây cà phê ở vùng khơng thích hợp để chuyển sang trồng các loại cây khác, những diện tích cịn lại thì ta tiến hành tái canh, cải tạo giống. Tái canh bằng phương pháp ghép chồi, chọn những cây cà phê kém, cưa ngang gốc rồi ghép bằng các dòng cà phê cao, chất lượng tốt. Phương pháp ghép chồi này có nhiều ưu điểm là chi phí thấp, cho thu hoạch sớm, năng suất, chất lượng cao, kháng bệnh tốt hơn.
Để thực hiện tái canh bằng phương pháp ghép chồi này, cũng như giúp người nơng dân chăm sóc cà phê đúng kĩ thuật hơn, Cục Trồng trọt cần phối hợp với Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên lên quy trình sản xuất tốt (GAP) đối với cà phê và các chính sách để người dân và các doanh nghiệp thực hiện. Cục Khuyến nông, Cục BVTV, các tổ chức khuyến nông địa phương tổ chức các hoạt động tập huấn, hướng dẫn tuyên truyền chuyển giao kỹ thuật ghép chồi cho nông dân, các kỹ thuật trong q trình trồng và chăm sóc như: thủy lợi, phân bón phù hợp, khơng sử dụng quá nhiều, thừa thãi phân vi sinh, thực hành tưới nước tiết kiệm, trồng cây che bóng, quản lý dịch hại tổng hợp thơng qua các buổi hội thảo,
toạ đàm, chương trình chuyên đề cho người trồng cà phê... Bên cạnh đó, tái canh trên diện tích lớn cần phải có kinh phí, do đó Nhà nước cần phải hỗ trợ, đồng thời kêu gọi từ các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu trong ngành cà phê, ít nhất trong 2 năm đầu thực hiện.
Giai đoạn sau thu hoạch là giai đoạn quan trọng và quyết định đến chất lượng cà phê. Nếu quy trình chế biến sau thu hoạch làm khơng đúng thì dù có điều chỉnh hay chế biến trên loại máy hiện đại nào sau đó, cũng khơng thể có cà phê chất lượng cao được. Vì vậy, VICOFA nên có các buổi đào tạo, hướng dẫn về trồng, thu hoạch, chế biến và bảo quản cà phê; tổ chức các chương trình tham quan học tập những mơ hình trồng và chế biến cà phê điển hình, tiên tiến. Ngồi ra, một điều cũng rất quan trọng là công an khu vực cần triển khai việc bảo vệ các vườn cà phê khỏi bị trộm cắp, giúp người nơng dân an tâm hơn, tránh tình trạng lo ngại mất cắp mà hái tuốt khi quả còn non. Nhà nước tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào xây dựng đường xá, điện, nước... để người dân sau thu hoạch có thể sơ chế ngay tại nơi trồng và vận chuyển nhanh chóng đến nơi chế biến, giúp giữ được hương vị cà phê, tránh việc hạt cà phê chuyển sang màu đen, giảm chất lượng do ủ, cất giữ lâu.
Để cải tiến công nghệ sơ chế và chế biến, Nhà nước hỗ trợ nơng dân có sân phơi, máy sấy, cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư các dây chuyền chế biến hiện đại thông qua hỗ trợ về vốn, ưu đãi thuế nhập khẩu đối với một số máy móc như máy xay xát, máy tưới, máy phân loại cà phê...(vấn đề hỗ trợ vốn sẽ được nói rõ hơn trong các giải pháp phía sau). Đầu tư sân phơi và máy sấy là cần thiết đối với phương pháp chế biến khơ, cịn đối với chế biến ướt hoặc nửa ướt, Cục Khuyến nông cần tuyên truyền thêm kiến thức về chế biến ướt, từ việc xây dựng khu vực chế biến cho đến quy trình sản xuất, đầu tư công nghệ phù hợp thông qua các kênh truyền hình, hội thảo... Bên cạnh đó cần đảm bảo cà phê chế biến ướt được mua đúng với giá trị của nó thì mới khuyến khích được các hộ trồng cà phê quan tâm đến phương pháp chế biến này để nâng cao hơn nữa chất lượng cà phê.
Về việc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng mới TCVN 4193:2005 thì cần phải có thời gian dần dần để doanh nghiệp và người trồng cà phê thích ứng. Bước đầu, Nhà nước tập trung đẩy mạnh tuyên truyền về tiêu chuẩn TCVN 4193:2005 và lợi