Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Cà phê Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng cà phê việt nam tại thị trường eu (Trang 54 - 58)

3.1 Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Cà phê Việt Nam Nam

3.1.1 Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển

3.1.1.1 Quan điểm phát triển cà phê Việt Nam

Để nâng cao giá trị và hướng tới mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD vào năm 2030, cần phát triển ngành cà phê Việt Nam theo hướng chuỗi giá trị, tăng cường kết nối sản xuất với thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu, phát triển sản phẩm gắn với xây dựng thương hiệu. Những quan điểm đúng đắn sẽ là chỗ dựa vững chắc và là bệ đỡ thúc đẩy cho ngành cà phê Việt nói chung và xuất khẩu cà phê nói riêng, tăng cường được năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong thời gian tới.

• Phát triển ngành cà phê trở thành ngành sản xuất có quy mơ, năng suất, chất lượng và có khả năng cạnh tranh cao, cơ cấu về sản phẩm đa dạng, đáp ứng được nhu cầu về tiêu dùng ngày càng cao ở trong nước và trên thế giới; trở thành ngành xuất khẩu chủ lực.

• Phát triển thành ngành bền vững, tối ưu hóa mọi tiềm năng về đất đai, khí hậu, con người, đẩy mạnh CNH - HĐH; áp dụng các tiến bộ Khoa học - Công nghệ vào trong sản xuất, chế biến; chuyển dịch cơ cấu ngành vốn thuần là công nghiệp sang ngành cơng nghiệp chế biến.

• Tái tổ chức ngành cà phê theo chuỗi giá trị sản phẩm từ nguyên liệu đến chế biến, tiêu thụ theo hướng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa; sắp xếp lại khu vực trồng cà phê có quy mơ nhỏ lẻ.

Những quan điểm đúng đắn này sẽ là chỗ dựa vững chắc cho ngành cà phê Việt Nam có thể tăng cường được năng lực cạnh tranh trên thị trường EU nói riêng và quốc tế trong thời gian tới.

3.1.1.2 Mục tiêu định hướng phát triển ngành cà phê Việt đến năm 2030

Trong những năm qua, việc phát triển của cây cà phê khá bấp bênh, phụ thuộc khá lớn vào thị trường thế giới dẫn đến người trồng cà phê luôn thua lỗ trong khi các doanh nghiệp kinh doanh cà phê thì ln gánh chịu nhiều rủi ro lớn, có khi dẫn đến phá sản.

Để đưa ngành cà phê Việt Nam phát triển một cách bền vững trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, 3 mục tiêu chính được xác định là:

- Tập trung nâng cao chất lượng, tổ chức và hướng dẫn nông dân thu hái đúng kỹ thuật; có các biện pháp kinh tế để ngăn chặn tình trạng hái tuốt cành, hạn

chế đến mức thấp nhất tỷ lệ quả non xanh. Đầu tư, nâng cấp hệ thống sân phơi và máy sấy. Từng bước hiện đại hoá các cơ sở tái chế, phân loại cà phê nhân xuất khẩu, chú trọng hơn phương pháp chế biến ướt và nửa ướt. Khuyến khích các doanh nghiệp chủ động đầu tư trang bị các máy móc, thiết bị tiên tiến, áp dụng tự động hoá dây chuyền sản xuất và giám sát chất lượng sản phẩm. Xây dựng hệ thống tiêu thụ cà phê hiện đại, thích ứng với q trình giao dịch mua bán trong nước và quốc tế.

- Xây dựng chiến lược phát triển thị trường, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản phẩm hướng đến tăng tỉ lệ cà phê Arabica, cà phê đạt chứng nhận và cà phê thành phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, đa dạng hoá sản phẩm chế biến để giúp tăng hiệu quả kinh tế và giúp ngành cà phê Việt Nam giảm bớt rủi ro trước những biến động về giá cà phê nguyên liệu trên thị trường.

- Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, tạo liên kết, gắn bó lợi ích giữa người trồng, doanh nghiệp chế biến, các cơ sở dịch vụ và Chính phủ. Phát triển hình thức kinh tế hợp tác, hộ trang trại sản xuất lớn. Khuyến khích hình thành các doanh nghiệp nơng nghiệp trên cơ sở người dân đóng góp cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị vườn cà phê để tổ chức sản xuất lớn theo hướng bền vững.

- Hồn thiện hệ thống thơng tin về môi trường kinh doanh, hệ thống phân phối, giá cả hiện hành… chủ động áp dụng thương mại điện tử trong giao dịch, mua bán. Xây dựng kênh phân phối hướng đến xuất khẩu trực tiếp cho các nhà rang xay và chế biến để tăng lợi nhuận, biết được nhu cầu và xu hướng của thị trường, giảm xuất khẩu qua trung gian, từ đó hỗ trợ xây dựng thương hiệu cà phê Việt Nam.

- Xây dựng và khẳng định thương hiệu cà phê Việt Nam trên trường quốc tế. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu, củng cố sự tin cậy đối với khách hàng và là cơng cụ bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp.

- Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ ngành cà phê phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tổ chức sản xuất lớn, an toàn, bền vững.

Bên cạnh đó, để thực hiện được các mục tiêu đã nêu thì cần phải làm đồng bộ các việc sau:

- Về sản xuất: cần giữ ổn định và áp dụng kỹ thuật thâm canh cà phê ở những

nơi có điều kiện sinh thái thích nghi; ghép, cải tạo hoặc tái canh bằng các giống cà phê mới, đồng thời thực hiện canh tác đúng quy trình thâm canh, tăng năng suất và chất lượng cà phê xuất khẩu; tiến hành thu hoạch cà phê đúng độ chín và áp dụng phương thức chế biến ướt vào chế biến cà phê xuất khẩu.

mức giá phù hợp; phương thức thu mua và thanh tốn minh bạch, chính xác và tiện lợi; tạo mối liên kết giữa người sản xuất cà phê và doanh nghiệp xuất khẩu cà phê một cách liên thông.

- Về doanh nghiệp thu mua và sơ chế cà phê nhân xuất khẩu: Cần đầu tư

thêm thiết bị chế biến cà phê đạt chất lượng cao; xây dựng nhãn mác hàng hoá và chủ động mở rộng thị trường, nhất là chủ động tham gia giao dịch tại sàn giao dịch cà phê; quản lý sản xuất kinh doanh theo hướng kết nối sản xuất với thị trường tiêu thụ cà phê bằng công nghệ tiên tiến; liên kết với hệ thống ngân hàng hỗ trợ cho hoạt động thu mua, chế biến, xuất khẩu cà phê.

- Về công nghệ chế biến: cần trang bị dây chuyền thiết bị công nghệ tiên tiến

để đa dạng hoá sản phẩm cà phê đạt chất lượng cao, đồng thời tăng tỷ lệ cà phê qua chế biến lên 4% - 5% sản lượng; tổ chức quản lý, điều hành sản xuất – kinh doanh theo các tiêu chuẩn quốc tế như ISO, HACCP…và cần chú ý đến phân khúc thị trường sản phẩm cà phê.

3.1.2 Xu thế tiêu dùng cà phê trong nước và thế giới

Lựa chọn của người tiêu dùng là một điều mà tất cả các bên liên quan trong ngành cà phê đều phải phấn đấu vì nó hàng ngày do thị hiếu tiêu dùng ngày nay cũng thay đổi nhiều với địi hỏi cao hơn. Có người tiêu dùng quan tâm đến các lựa chọn, lại có những người khác thích sản phẩm quen thuộc và thuận tiện. Người tiêu dùng nên được khuyến khích tự lựa chọn dựa trên trách nhiệm cá nhân. Vì thế việc tìm ra bất cứ cơng cụ nào khiến cho cá nhân có thể tự làm chủ lựa chọn của mình và đào tạo cho họ là giải pháp tích cực. Hiểu biết được sản phẩm đến từ đâu sẽ khiến người tiêu dùng thêm đảm bảo về chất lượng sản phẩm mình sử dụng.

Với xu hướng tiêu dùng như hiện nay thì cần đẩy mạnh xuất khẩu cà phê trồng trên các trang trại sử dụng nơng hóa phẩm hợp lý, khoa học, nông dân được đào tạo bài bản về kiến thức chuyên môn trong việc canh tác thu hoạch cà phê để người tiêu dùng có thể tin tưởng, an tâm hơn về sản phẩm mà họ sử dụng:

 Chất lượng hàng nông sản là vấn đề được quan tâm nhất đối với các nhà nhập khẩu. Không chỉ giúp sản phẩm được người tin dùng tin tưởng, mà còn giúp người nơng dân thay đổi thói quen canh tác, thúc đẩy việc áp dụng những kỹ thuật sản xuất mới đáp ứng các yêu cầu về môi trường, đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm. Kích thích nơng dân, doanh nghiệp sản xuất cà phê sạch an toàn đạt tiêu chuẩn quốc tế là nhân tố làm cho giá cà phê Việt Nam hiện tăng mạnh.

 Yêu cầu của khách hàng. Nhiều nhà nhập khẩu yêu cầu cà phê đạt được tiêu chuẩn UTZ, truy xuất được nguồn gốc xuất xứ và yêu cầu về an toàn vệ sinh

thực phẩm. Nâng cao được chất lượng cà phê xuất khẩu sẽ thúc đẩy thị phần cho cà phê Việt trên thị trường thế giới đồng thời tạo ra giá trị gia tăng cao cho sản phẩm xuất khẩu. Thị trường EU ngày càng coi trọng sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo ATVSTP, không tồn đọng dư lượng thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu. Vì thế quy chế nhập khẩu vào thị trường này ngày càng được thắt chặt. Truy xuất nguồn gốc là một trong những yếu tố để chứng minh được cà phê đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là quy định về mức hạn chế độc tố OTA trong cà phê rang xay và hịa tan (năm 2005) của Liên đồn Cà phê châu Âu. Ngoài ra, yêu cầu của người tiêu dùng hiện nay không chỉ là vấn đề hương vị, chất lượng và giá cả mà ngày càng đòi hỏi cà phê họ dùng phải được trồng và chế biến một cách có trách nhiệm.

 Nâng cao năng lực cho ngành cà phê xuất khẩu: Nâng cao giá trị kinh tế; Có tính truy ngun nguồn gốc; nâng cao kiến thức, trình độ quản lý và thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; Bảo vệ sức khỏe của người sản xuất và người tiêu dùng; Kiểm soát được tồn bộ các cơng đoạn từ sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ cà phê.

Đứng trước những đòi hỏi của thị trường thế giới thì phát triển ngành một cách bền vững, hội nhập đang là giải pháp tối ưu nhất không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế mà còn nâng cao vị thế của sản phẩm Việt Nam xuất khẩu trên thị trường quốc tế.

- Đối với người sản xuất: Cải thiện chất lượng và số lượng cà phê; tăng sản

lượng giảm chi phí sản xuất; Tăng cường hợp tác với đối tác trong chuỗi cung ứng; Tăng khả năng tiếp cận thị trường tiềm năng; Đảm bảo nhu cầu của người tiêu dùng; Hàng hóa được cơng nhận đạt tiêu chuẩn hàng hóa, thu lại đúng giá trị.

- Đối với nhà kinh doanh, xuất khẩu: Giúp đáp ứng nhu cầu của khách hàng;

Tạo ra giá trị gia tăng cho người mua và nhà sản xuất; Tạo minh bạch trong xuất xứ hàng hóa; Cải thiện mơi trường an sinh xã hội; Mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp góp phần trong việc tăng trưởng kinh tế cả nước.

3.1.3 Những thách thức đối với ngành Cà phê Việt Nam

Bước sang thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21, đối mặt với những vấn đề của cuộc suy thối kinh tế tồn cầu, sự phát triển của ngành cà phê Việt Nam sẽ phải vượt qua rất nhiều thách thức.

Cạnh tranh về cà phê trên thị trường quốc tế ngày càng gay gắt, trong khi khả năng cạnh tranh của hàng cà phê của nước ta hiện nay cịn thấp do tỷ trọng cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất còn thấp, năng suất lao động từ khâu sản xuất

nguyên liệu đến chế biến thấp. Vì vậy, giá thành một số loại sản phẩm cao so với mặt hàng cùng loại của các nước khác.

Là một nước đang phát triển nên khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của Việt Nam cịn chưa vững chắc, trình độ quản lý còn nhiều bất cập, trong khi khoa học công nghệ áp dụng trong lĩnh vực sản xuất và chế biến cà phê của các nước tiên tiến phát triển mạnh mẽ, các yêu cầu về chất lượng, an tồn vệ sinh thực phẩm của các nước địi hỏi ngày càng khắt khe, là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Ngành nơng sản nói chung và mặt hàng cà phê Việt xuất khẩu đã phải đương đầu với nhiều tranh chấp thương mại. Việc giải quyết các tranh chấp là vấn đề mới và rất khó đối với ta, do chưa có kinh nghiệm, thiếu đội ngũ luật sư đủ mạnh để xử lý các vụ kiện tranh chấp thương mại, trong khi luật lệ của các nước rất phức tạp.

Quản lý chất lượng an tồn vệ sinh thực phẩm cịn lúng túng ở các khâu sản xuất nguyên liệu, bảo quản và dịch vụ, chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các thị trường lớn và chưa an toàn trước những rào cản ngày càng cao của các thị trường, chưa hình thành hệ thống quản lý liên hoàn theo chuỗi của từng sản phẩm, từ khâu đầu tiên sản xuất nguyên liệu, đến khâu tiêu dùng trên thị trường và xuất khẩu, trong khi nhiều thị trường đang đòi hỏi phải thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Sự mất cân đối giữa khu vực sản xuất nguyên liệu và khu vực chế biến xuất khẩu, cụ thể hơn là khu vực sản xuất nguyên liệu chưa đáp ứng được nhu cầu của khu vực chế biến xuất khẩu cả về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm. Tình hình thiếu nguyên liệu vẫn thường xuyên xảy ra, do ảnh hưởng bởi sản lượng cà phê không ổn định và có tính thời vụ.

Các mặt hàng xuất khẩu sẽ chịu tác động rất lớn từ những khó khăn về sản xuất trong nước, cũng như tác động của suy thối kinh tế tồn cầu hiện nay, sẽ làm cho các nước nhập khẩu có xu hướng giảm nhập hàng hoá để cân bằng cán cân thương mại và bảo hộ cho nền sản xuất trong nước gây sụt giảm sản lượng XK.

Trước những thách thức nêu trên, ngành cà phê cần phải có những biện pháp quyết liệt, củng cố các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của ngành, từ đó bổ khuyết những điểm yếu trong năng lực cạnh tranh, nắm bắt những cơ hội phát triển đến từ thị trường trong nước và thế giới.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng cà phê việt nam tại thị trường eu (Trang 54 - 58)