Phát huy vai trò của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng cà phê việt nam tại thị trường eu (Trang 74 - 78)

Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, phi lợi nhuận, tập hợp và đại diện cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và công dân Việt Nam sản xuất, chế biến, xuất khẩu, nghiên cứu khoa học công nghệ và đào tạo, cung ứng dịch vụ cho ngành nghề cà phê, ca cao. Được thành lập trên cơ sở tự nguyện nhằm mục đích tập hợp, đồn kết hội viên, bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trong thời gian qua, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam ( VICOFA) đã làm tốt vai trò tập hợp hội viên, nâng cao sức cạnh tranh trong xuất khẩu; Tổ chức tư vấn kĩ thuật cho các địa phương, các hộ nông dân, phối hợp với các cơ quan nhà nước tổ chức chuyển giao kĩ thuật cho nơng dân về trồng trọt, chăm sóc, thu hái và chế biến Cà phê - Ca cao theo qui định của pháp luật; Đại diện hội viên tham gia, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo qui định của pháp luật. Tổ chức công tác thống kê và thông tin kinh tế, kĩ thuật, thương mại, tổ chức việc cung ứng thông tin cần thiết đến Hội viên kịp thời; Trao đổi thơng tin với nước ngồi và Tổ chức cà phê Quốc tế (ICO) về nội dung có liên quan đến sản xuất, kinh doanh của các hội viên Hiệp hội trên cơ sở nguyên tắc bảo đảm bí mật quốc gia, bí mật kinh tế, tuân thủ pháp luật và các qui định hiện hành của Nhà nước; Theo dõi bám sát diễn biến của thị trường trong nước và quốc tế, thông báo cho hội viên kịp thời những dự báo về thị trường. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại trên thị trường trong nước và quốc tế. Hiệp hội làm cầu nối giữa hội viên và thị trường trong nước và nước ngoài. Tham gia quảng cáo, triển lãm trong nước và quốc tế giới thiệu ngành hàng.

Tuy nhiên hiệp hội chưa tập trung được sức mạnh tổng hợp, thậm trí cịn tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các hội viên trong mua bán trên thị trường nội địa và quốc tế, gây thiện hại chung cho nền kinh tế. Hiệp hội Cà phê chỉ quản lý được một phần các doanh nghiệp sản xuất cà phê, chủ yếu thuộc tổng công ty cà phê Việt Nam, cịn đại bộ phận cà phê hộ gia đình do tư thương chi phối.

KẾT LUẬN

Trong các thị trường xuất khẩu của hàng cà phê Việt Nam thì thị trường EU luôn được xác định là một trong những thị trường chủ lực và nhiều tiềm năng. Để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU, đòi hỏi cà phê Việt Nam phải có năng lực cạnh tranh cao. Qua phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hàng cà phê Việt Nam trên thị trường EU cho thấy giá cả và chất lượng là hai yếu tố quan trọng hàng đầu để giúp hàng cà phê Việt Nam có thể xâm nhập thành cơng và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường EU.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh hàng cà phê Việt Nam trên thị trường EU, bản thân Nhà nước cần chú trọng đến việc thực hiện các giải pháp như: cải thiện quan hệ Việt - EU, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu hệ thống luật pháp cũng như các thông tin về thị trường EU, tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư cơ sở hạ tầng, kiểm soát chất lượng VSATTP, đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. Còn đối với các doanh nghiệp cần quan tâm đến các biện pháp để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, cạnh tranh bằng thương hiệu, phát triển hệ thống phân phối và tăng cường hiểu biết thông tin về thị trường EU. Nếu những giải pháp trên được Nhà nước và doanh nghiệp thực hiện đồng bộ sẽ giúp cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ nâng cao được chất lượng sản phẩm, vượt qua được hàng rào kỹ thuật nghiêm ngặt của thị trường EU và đẩy mạnh được hoạt động xuất khẩu trên thị trường EU nói riêng và thị trường thế giới nói chung.

Hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU hiện nay chủ yếu có khả năng cạnh tranh cao về giá, về chất lượng ở một số chủng loại sản phẩm. Nhìn chung, hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đã đáp ứng được các yêu cầu về VSATTP của thị trường EU. Tuy nhiên, do các sản phẩm cà phê của Việt Nam chủ yếu trồng trọt nhỏ lẻ từng hộ gia đình nên việc thực hiện các yêu cầu về VSATTP cịn bị hạn chế. Ngồi ra, những vấn đề khác như cơ cấu sản phẩm còn nghèo nàn, thiếu thương hiệu nổi tiếng, khả năng tiếp cận các kênh phân phối của EU còn hạn chế.

Do thời gian, kiến thức có hạn, khóa luận cịn có nhiều thiếu xót, hạn chế. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Thầy Cơ để khóa luận được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Hiệp định Thương mại Tự do Việt

Nam – EU (EVFTA).

2. Tạ Hồng Linh (2020), “THƠNG TIN XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG

EU NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ”, Nhà xuất bản Bộ Công Thương, Hà Nội.

3. Vụ Thị Trường Châu Âu – Châu Mỹ - Bộ Công Thương (2022), “THÔNG

TIN XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG EU NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ”, Nhà

xuất bản Bộ Công Thương, Hà Nội. 4. Tài liệu Internet

5. Lê Hoàng Diệp Thảo (2020), “Cafe Việt Nam và top các loại được trồng

phổ biến nhất”, Lê Hoàng Diệp Thảo, https://lehoangdiepthao.com/top-

cac-loai-hat-cafe-pho-bien-nhat-tai-viet-nam/ [20/05/2022]

6. Long An (2015), “XUẤT KHẨU CÀ PHÊ: THAY ĐỔI ĐỂ VƯỢT QUA

THÁCH THỨC”, MASCOPEX, http://www.mascopex.com/index.php/cafe-

vietnam/item/1644-xuat-khau-ca-phe-thay-doi-de-vuot-qua-thach-thuc

7. (2020), “‘Chìa khóa’ nâng tầm năng lực cạnh tranh cho ngành nông sản

Việt”, Kinh tế và Dự báo Online, https://kinhtevadubao.vn/chia-khoa-

nang-tam-nang-luc-canh-tranh-cho-nganh-nong-san-viet-21936.html

8. Nguyễn Hạnh (2022), “Xuất khẩu cà phê sang EU: Cách nào gia tăng thị

phần?”, Congthuong.vn, https://congthuong.vn/xuat-khau-ca-phe-sang-eu-

cach-nao-gia-tang-thi-phan-173037.html

9. Phương Nam (2020), “Nâng sức cạnh tranh cho nông sản Việt”, THỜI BÁO NGÂN HÀNG, https://thoibaonganhang.vn/nang-suc-canh-tranh-cho-

nong-san-viet-106125.html

10. Trần Đức Quỳnh – Văn Thị Minh Hằng (2021), “Báo cáo THỊ TRƯỜNG

CÀ PHÊ”, Vietnambiz,

https://cdn.vietnambiz.vn/171464876016439296/2021/12/17/2-bao-cao-ca- phe-thang-11-final-

16397331427111541954975.pdf?fbclid=IwAR3VZRMilm3JZTF6S9- OGqVB20bm13GytnouBwgGKGz25mIDYlrKvFRaJpE

11. Trần Đức Quỳnh – Hoàng Thị Kiều Chinh (2022), “Báo cáo THỊ TRƯỜNG

CÀ PHÊ”, Vietnambiz,

https://cdn.vietnambiz.vn/171464876016439296/2022/3/18/bao-cao-thi- truong-ca-phe-thang-2-2022-1-

164756408350986122537.pdf?fbclid=IwAR0HDVMH-

12. (2022), “Cơ hội, thách thức, triển vọng xuất khẩu nơng sản sang thị trường

EU”, BỘ CƠNG THƯƠNG VIỆT NAM, https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-

truong-nuoc-ngoai/co-hoi-thach-thuc-trien-vong-xuat-khau-nong-san-sang- thi-truong-eu.html

13. (2022), “Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới tạo thuận lợi

phát triển hoạt động sản xuất – kinh doanh”, BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆT

NAM, https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/cac-hiep-dinh- thuong-mai-tu-do-fta-the-he-moi-tao-thuan-loi-phat-trien-hoat-dong-san- xuat-kinh-doanh.html

14. “Phát triển các hình thức xuất khẩu cà phê khác nhau nhằm tăng thị phần

xuất khẩu”, Tài Liệu Tươi, https://tailieutuoi.com/tai-lieu/phat-trien-cac-

hinh-thuc-xuat-khau-ca-phe-khac-nhau-nham-tang-thi-phan-xuat-khau

15. Huỳnh Kim Long (2010), “PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH

TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT KHẨU CÀ

PHÊ VIỆT NAM”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Trường Đại học Kinh tế

Thành phố Hồ Chí Minh.

16. Nguyễn Thị Huyền Trâm, “NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP”,

Nghiên cứu Khoa học Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh.

17. Nguyễn Thị Phương Nhung (2014), “KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG NÔNG SẢN

VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020”, Báo cáo Thực hành nghề nghiệp lần 2

Trường Đại học Tài Chính – Marketing.

18. Phạm Thị Hồng Hạnh, Nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê

Việt Nam trên thị trường thế giới”, Luận văn Thạc sĩ – ĐHQG.

19. Trần Thị Mỹ Hằng, “Năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam

xuất sang thị trường Liên minh Châu Âu”, Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng cà phê việt nam tại thị trường eu (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)