Phát triển hệ thống phân phối hàng cà phê Việt Nam trên thị trường

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng cà phê việt nam tại thị trường eu (Trang 73 - 74)

3.3 Giải pháp đối với cơ sở trồng trọt, khai thác, chế biến và xuất khẩu

3.3.5 Phát triển hệ thống phân phối hàng cà phê Việt Nam trên thị trường

Các doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu sang thị trường EU theo nhiều cách: xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu qua trung gian, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong liên minh Châu Âu (EU). Hiện nay, hàng Cà phê của Việt Nam chủ yếu được bán cho các nhà nhập khẩu EU, một mắt xích rất quan trọng trong hệ thống phân phối hàng cà phê tại đây. Hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU có khối lượng tương đối lớn đứng thứ 2 chỉ sau Brazil, nguồn hàng ổn định và được nhiều người ưa chuộng nên các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể chủ động thành lập cơng ty con tại EU để có thể chủ động thâm nhập tham gia hệ thống phân phối vào thị trườn này. Các công ty con này sẽ giúp các doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp và cung ứng sản phẩm cho các nhà bán buôn. Việc thành lập các công ty con sẽ ổn định giá xuất khẩu tránh được tình trạng giá cả biến động do thị trường.

Hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang EU chủ yếu dưới hình thức xuất khẩu qua trung gian do các doanh nghiệp Việt Nam thiếu kinh nghiệm kinh doanh tại thị trường EU, hơn nữa phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên kinh phí cịn hạn hẹp nên khơng có điều kiện thâm nhập trực tiếp vào các kênh bán lẻ tại thị trường này. Hiện nay, một số mặt hàng của Việt Nam đã

được nhiều người tiêu dùng Châu Âu biết đến và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp đã được mở rộng thì các doanh nghiệp nên chuyển hướng áp dụng hình thức xuất khẩu trực tiếp. Thực hiện theo hình thức này sẽ giúp doanh nghiệp thâm nhập nhanh nhất, mang lại lợi nhuận cao hơn đồng thời xây dựng cho mình chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Cịn đối với các doanh nghiệp có quy mơ khơng lớn, kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường quốc tế chưa nhiều, các sản phẩm chưa tạo được vị thế trên thị trường EU thì nên thực hiện theo hình thức liên doanh liên kết với các doanh nghiệp châu Âu để thông qua hệ thống phân phối của các doanh nghiệp này nhằm tiếp cận thị trường một cách an toàn và thuận lợi nhất. Các doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ, xây dựng mạng lưới các đối tác để phát triển kinh doanh khi thuận lợi và đấu tranh với lực lượng bảo hộ khi cần thiết.

Các doanh nghiệp xuất khẩu phải xây dựng cho mình chiến lược sản phẩm. Từ nghiên cứu nắm bắt nhu cầu thị trường đến tổ chức sản xuất, chuẩn bị hàng hóa, xuất bán theo yêu cầu của khách hàng và các hoạt động sau bán hàng. Chiến lược sản phẩm được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu thị trường, đánh giá khả năng của mình và các đối thủ cạnh tranh chính, để từ đó xác định được cho mình hướng thị trường phù hợp. Các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa phải xác định được thực chất khả năng, vị trí của mình trong các vấn đề: thị phần tại từng thị trường tiêu thụ và đối thủ cạnh tranh; năng lực cạnh tranh hàng hóa của mình và nhu cầu của khách hàng; các yếu tố mơi trường kinh doanh, văn hóa, chính trị, xã hội có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hàng hóa của mình, để từ đó sử dụng các chiến lược cạnh tranh khác nhau đối với các phân khúc thị trường hàng cà phê tại EU.

Hệ thống phân phối trong thị trường có vai trị quan trọng trong việc đưa hàng hóa nhập khẩu đến tay người tiêu dùng, do vậy việc tiếp cận các kênh phân phối của thị trường này là rất cần thiết. Trong chiến lược sản phẩm, các doanh nghiệp Việt cần hết sức chú ý đến điều kiện này. Trong xây dựng chiến lược đẩy mạnh cà phê vào thị trường EU cũng cần phải kết hợp thực hiện chiến lược xuất khẩu vào các thị trường khác để tạo ra nhiều sân chơi cho sản phẩm từ đó giúp tăng sức mạnh cho mặt hàng cà phê Việt xuất khẩu. Ngồi ra, khơng nên bỏ qua việc đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa, vì đây là một thị trường quen thuộc, dễ dàng tiếp cận.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng cà phê việt nam tại thị trường eu (Trang 73 - 74)