Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm tạ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng cà phê việt nam tại thị trường eu (Trang 72 - 73)

3.3 Giải pháp đối với cơ sở trồng trọt, khai thác, chế biến và xuất khẩu

3.3.4 Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm tạ

Thực tế hiện nay, công tác xúc tiến thương mại của Việt Nam còn khá lạc hậu, các doanh nghiệp chưa chủ động được trong việc tự tìm hiểu và thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, năng lực về tài chính cịn nhiều hạn chế, kinh nghiệm còn nhiều hạn chế và thiếu thông tin trong việc thực hiện tham gia các hoạt động này. Các công ty cần nhận thức được rằng việc thâm nhập thị trường EU là một quá trình vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Hợp tác với các doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối hàng của EU để tiếp cận thị trường, tiếp cận đến các kênh phân phối nhưng đồng thời cũng là một quá trình đấu tranh, đấu tranh với các nhà sản xuất nội địa và các mặt hàng từ các quốc gia XK khác vốn đã có những thế mạnh về kênh phân phối và kinh nghiệm kinh doanh tại thị trường EU. Do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng cà phê của Việt Nam cần xác định rõ đặc điểm thị trường mình hướng tới cũng như của các đối thủ để xây dựng cho mình hoạt động xúc tiến thương mại phù hợp.

Trong xây dựng hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường EU, các doanh nghiệp nên đặc biệt chú trọng các vấn đề về giá cả, chất lượng, nhãn mác, các hình thức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, các hình thức phân phối phù hợp với thị trường này.

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm cao hay thấp phụ thuộc phần lớn vào chiến lược tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Xây dựng một chiến lược tiêu thụ sản phẩm dài hạn trên thị trường rộng như EU là một vấn đề quan trọng cần được ưu tiên. Các doanh nghiệp cần chủ động tăng cường xúc tiến thương mại và tận dụng tốt nhất những hỗ trợ của Nhà nước, của Hiệp hội để thâm nhập thị trường: Xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, hồn thiện cơ chế đối phó với những hành động cạnh tranh không lành mạnh. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật thương mại quốc tế để doanh nghiệp của ta sẵn sàng đối phó

với các tranh chấp thương mại trên thị trường ngoài nước. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý với các Hiệp hội ngành hàng với các doanh nghiệp trong giải quyết các vụ việc, hạn chế những hậu quả bất lợi, tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp cung ứng, chế biến và xuất khẩu cà phê dựa trên việc đảm bảo lợi ích giữa các bên là một trong những điều kiện để nâng cao năng lực cạnh tranh, đứng vững và phát triển trên thị trường EU nói riêng, thị trường thế giới nói chung.

Về chiến lược quảng cáo: Có thể sử dụng nhiều hình thức quảng cáo trên đài,

tivi, trên báo; quảng cáo trên các tờ rơi, trên catalog hoặc xây dựng trang Web riêng quảng bá hình ảnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các hình thức phải được nghiên cứu kỹ cho phù hợp với tập quán của người tiêu dùng EU.

Về chiến lược thu hút khách hàng: Người tiêu dùng thường thích có nhiều sự

lựa chọn đa dạng về sản phẩm, do vậy các doanh nghiệp cần có chính sách cập nhật sự thay đổi thị hiếu tiêu dùng để đa dạng hóa nguồn hàng, chủng loại hàng xuất khẩu... theo kịp đòi hỏi của thị trường với mức giá cạnh tranh và chất lượng tốt. Ở các nước phát triển đặc biệt trong khối EU rất coi trọng về thời gian giao hàng, vì thế doanh nghiệp XK Việt cần đặc biệt quan tâm về vấn đề này. Các doanh nghiệp có thể thơng qua các hội chợ chun ngành, triển lãm hoặc nghiên cứu các hệ thống siêu thị để tìm hiểu, nắm bắt kinh nghiệm thực tiễn của thị trường.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng cà phê việt nam tại thị trường eu (Trang 72 - 73)