Phương thức xuất khẩu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng cà phê việt nam tại thị trường eu (Trang 36)

2.1 Hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU

2.1.3 Phương thức xuất khẩu

Các sản phẩm cà phê của Việt Nam xuất hiện trên thị trường EU muộn hơn so với sản phẩm của các quốc gia khác nên việc các doanh nghiệp Việt thâm nhập kênh phân phối tại EU cịn gặp nhiều khó khăn. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam thưởng được thực hiện thơng qua hai hình thức chính: xuất khẩu trực tiếp và thơng qua đại lý trung gian chứ chưa có khả năng phân phối trực tiếp sản phẩm tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Do đó, điều cấp thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là: cần tập trung tìm hiểu và thâm nhập sâu hơn vào kênh phân phối nông sản tại EU, khó có thể xây dựng được mạng lưới phân phối riêng do chưa đủ khả năng thực hiện. Việc tận dụng các đại lý trung gian là những nhà phân phối lớn, nổi tiếng có uy tín trên thị trường sẽ giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận được thị trường một cách nhanh chóng hơn, giảm thiểu những rủi ro, xây dựng chỗ đứng vững chắc cho sản phẩm xuất khẩu của mình.

Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nên liên kết và ký hợp đồng với các doanh nghiệp nhập khẩu lớn của EU. Từ những nhà nhập khẩu này, hàng hóa xuất khẩu của ta sẽ được cung cấp phổ biến trên hệ thống kinh doanh bán lẻ của EU, giúp mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm. Kênh phân phối cho mặt hàng cà phê xuất khẩu hiện nay chủ yếu là: Doanh nghiệp Việt sẽ ký kết với công ty nhập khẩu nông sản của EU và bán hàng với số lượng lớn. Các nhà nhập khẩu sẽ bán từng lượng nhỏ cho các kênh phân phối để bán lại cho đại lý và các cửa hàng bán lẻ. Khách hàng chủ yếu thường là hệ thống cửa hàng đồ uống, khách sạn, siêu thị trên tồn khối. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt khơng tham gia vào hoạt động này mà sẽ do các công ty chuyên đứng ra nhập khẩu phân phối vào chuỗi.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng cà phê việt nam tại thị trường eu (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)