1.3. Chuẩn KT,KN và vai trò của Chuẩn KT,KN trong dạy học, đánh giá
1.3.2. Vai trò của Chuẩn KT,KN trong dạy học, đánh giá
Chuẩn KT, KN là cơ sở để biên soạn sách giáo khoa, QL dạy học, đánh giá
kết quả giáo dục ở từng môn học và hoạt động giáo dục nhằm đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi của chƣơng trình phổ thơng; bảo đảm chất lƣợng và hiệu quả của quá trình giáo dục phổ thơng.
1.3.2.1. Đối với việc lập KHDH, xác định mục tiêu bài học
Chuẩn KT, KN là cơ sở để lập KHDH cho cả bậc học, lớp học, môn học. Căn cứ vào Chuẩn KT, KN ngƣời lập KHDH xác định đƣợc mục tiêu cho cả bậc học, lớp học, môn học. Đồng thời nó cũng là thƣớc đo nhằm đối chiếu mức độ đạt đƣợc của hoạt động dạy của GV và mức độ đạt đƣợc của hoạt động học của HS.
Chuẩn KT, KN giúp xác định mục tiêu bài học. Chú trọng dạy học nhằm đạt đƣợc các yêu cầu cơ bản và tối thiểu về KT, KN, đảm bảo không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa. Mức độ khai thác sâu KT, KN trong sách giáo khoa phải phù hợp với khả năng tiếp thu của HS.
1.3.2.2. Đối với việc lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học .
Chuẩn KT, KN giúp sáng tạo về phƣơng pháp dạy học, phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác học tập của HS. Chú trọng rèn luyện phƣơng pháp tƣ duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập của HS.
Chuẩn KT, KN giúp trong dạy học thể hiện đƣợc mối quan hệ tích cực giữa GV và HS, giữa HS với HS; tiến hành dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của HS, kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác, làm việc theo nhóm.
Chuẩn KT, KN là cơ sở để trong dạy học, chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực hành động, vận dụng kiến thức, tăng cƣờng thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống.
Chuẩn KT, KN là cơ sở để trong dạy học, chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phƣơng tiện, thiết bị dạy học đƣợc trang bị hoặc do GV và HS tự làm; quan tâm
đến ứng dụng công nghệ thông tin.
Chuẩn KT, KN là cơ sở để trong dạy học, chú trọng đến việc động viên, khuyến khích kịp thời sự tiến bộ của HS trong quá trình học tập; đa dạng hóa nội dung, các hình thức, cách thức đánh giá và tăng cƣờng hiệu quả việc đánh giá.
Nhƣ vậy, có thể nói Chuẩn KT, KN là cơ sở để thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học thành công.
1.3.2.3. Đối với việc tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS
Kiểm tra và đánh giá là hai khâu trong một quy trình thống nhất nhằm xác định kết quả thực hiện mục tiêu dạy học. Kiểm tra là thu thập thông tin từ riêng lẻ đến hệ thống về kết quả thực hiện mục tiêu dạy học. Đánh giá là xác định mức độ đạt đƣợc về thực hiện mục tiêu dạy học.
Đánh giá KQHT thực chất là việc xem xét mức độ đạt đƣợc của hoạt động học của HS so với mục tiêu đề ra đối với từng môn học, từng lớp học, cấp học. Mục tiêu của mỗi mơn học đƣợc cụ thể hóa thành các Chuẩn KT, KN. Từ các chuẩn này khi tiến hành kiểm tra, đánh giá KQHT môn học, cần phải thiết kế thành những tiêu chí nhằm kiểm tra đƣợc đầy đủ cả về định tính và định lƣợng KQHT của HS.
Nhƣ vậy, ta có thể thấy Chuẩn KT, KN có ảnh hƣởng tới tất cả các khâu của quá trình kiểm tra, đánh giá KQHT của HS. Chuẩn KT, KN là thƣớc đo xây dựng hệ tham chiếu mức độ đạt đƣợc trong quá trình học tập của HS, nghĩa là Chuẩn KT, KN chính là cơng cụ nhằm thu nhập thơng tin phục vụ q trình kiểm tra. Sau khi thu thập đƣợc thông tin, xử lý số liệu ta bắt đầu quá trình đánh giá, tức là đối chiếu kết quả thu đƣợc với Chuẩn KT, KN để đánh giá hiệu quả học tập của HS. Từ đó, có biện pháp tƣ vấn, thúc đẩy phát triển hoạt động học của HS theo hƣớng đáp ứng yêu cầu của Chuẩn KT, KN.