Tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động của tổ chuyên môn tại trường trung học phổ thông tân trào, thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 30)

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.2. Tổ chuyên môn

Như đã đề câ ̣p trong phần tổng quan, TCM là nơi tâ ̣p hợp các GV da ̣y cùng môn hoặc các môn ho ̣c trong mô ̣t lĩnh vực nhất đi ̣nh nhằm ta ̣o điều kiê ̣n để ho ̣ cùng sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm nâng cao năng lực giảng dạy (Johnson, 2003; Aguilar, 2010). Ở Việt Nam, Điều lệ trường trung học cũng đề cập đến TCM theo nghĩa tương tự và chỉ rõ: “Mỗi TCM có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lí chỉ đạo của HT,

do HT bổ nhiệm trên cơ sở giới thiệu của TCM và giao nhiệm vụ vào đầu năm học” [3,

tr. 16]. TCM vừa có cấu trúc nhân sự, vừa là một đơn vị cơ bản liên quan đến các đơn vị khác trong chỉnh thể “hệ nhà trường”.

Từ những cách hiểu trên có thể thấy : TCM là một đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của trường học và là một bộ phận cấu thành nên bộ máy tổ chức quản lí của nhà trường. TCM là cấp cơ sở trực tiếp thực thi các hoạt động theo kế hoạch hoạt động chung của nhà trường đồng thời có trách nhiệm đảm bảo chất lượng các hoạt động tại TCM theo mục tiêu đề ra. TCM có trách nhiê ̣m tổ chức các hoa ̣t đô ̣ng nâng ca o trình đơ ̣ chun mơn cho GV, có quan hệ mật thiết với các tổ chức khác trong nhà trường.

Như vậy, TCM có nhiều điểm tương đồng với “đội” cơng tác trong các tổ chức và đó là cơ sở xây dựng TCM theo hướng “đội” cơng tác. Việc hình thành các “đội” cơng tác và cách làm việc của “đội” cơng tác giữ vai trị quan trọng trong sự thành cơng của tổ chức (Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2012) vì thế để TCM hoạt động hiệu quả thì phương thức quản lí của HT phải phù hợp với mơ hình “đội” cơng tác và TTCM sẽ giữ vai trị tham mưu, giúp HT quản lí trực tiếp TCM. HT phải xác định được kết quả hoạt động của TCM là gì và sự thỏa mãn của GV trong TCM. HT cũng phải xác lập được tổ chức TCM phù hợp, xác định được chiến lược phát triển của TCM cũng như tạo môi trường hoạt động, xây dựng mơi trường văn hóa, chế độ thi đua khen thưởng và tổ chức các nhóm chun mơn trong TCM hoạt động hiệu quả.

1.2.3. Quản lí hoạt động của tổ chuyên môn

Nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của nhà trường là tổ chức giảng dạy và học tập. Theo khoản 1, Điều 58, Luật Giáo dục năm 2009 thì nhà trường có nhiệm vụ: “Tổ

chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu chương trình giáo dục” [22]. Điều đó có nghĩa trọng tâm của quản lí trong nhà trường là quản lí hoạt

động dạy học và các hoạt động giáo dục khác. HT thực hiện vai trị quản lí hoạt động dạy học thơng qua TCM vì thế hoạt động của TCM có nhiệm vụ nâng cao hiệu quả cơng tác dạy học của nhà trường. Để quản lí hoạt động TCM hiệu quả, HT cần tiến hành thực hiện công tác qui hoạch TCM, quản lí hoạt động dạy học, hoạt động SHCM, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM, đội ngũ GV trong TCM.

TCM giữ vai trò là tế bào cơ bản, quan trọng nhất trong việc triển khai cơng tác quản lí đổi mới hoạt động giáo dục; là đầu mối để thực hiện các quyết định, các chủ trương của HT; là nơi tổ chức học tập, ứng dụng, thể nghiệm những lí luận về hoạt động giáo dục mới thông qua việc học tập các chuyên đề, tổng kết các kinh nghiệm dạy học, tổ chức hội thảo… Vì vậy, “quản lí hoạt động TCM là nội dung đầu tiên,

quan trọng nhất của quản lí hoạt động giáo dục” [4, tr. 37]. Để quản lí hoạt động của

TCM đạt hiệu quả, HT phải nắm vững các chức năng, nhiệm vụ quản lí và áp dụng các biện pháp quản lí phù hợp với đặc điểm tình hình các TCM.

Từ quan niê ̣m quản lí và TCM trên đây có thể hiểu: quản lí hoạt động của TCM là những tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lí (HT) đến đối tượng quản lí (TCM) nhằm bảo đảm cho hoạt động của TCM đi vào nền nếp, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, khai thác hiệu quả các cơ hội, tiềm năng để nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục của nhà trường.

Quản lí hoạt động của TCM trong nhà trường là một quá trình tác động từ khâu qui hoạch, kế hoạch phát triển các TCM trên cơ sở đó hình thành một hệ thống “đội” cơng tác phù hợp. Đó cịn là việc lựa chọn và quyết định bổ nhiệm các TTCM từ những GV giỏi về chuyên môn. Đội ngũ TTCM sẽ là lực lượng tham mưu, giúp HT quản lí thành cơng các nhiệm vụ của TCM. Các TTCM tiếp nhận và thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo của nhà trường với trách nhiệm đảm bảo kết quả đạt được phù hợp với mục tiêu đề ra. Có thể thấy rõ hơn qua sơ đồ sau:

Hiệu trưởng

Tổ trưởng CM Tổ trưởng CM

Giáo viên

Nhiệm vụ CM

Như vậy có thể hiểu: Quản lí hoạt động của TCM là quá trình tác động một cách có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức và có ảnh hưởng tích cực từ vai trị lãnh đạo của HT và đó là q trình tự quản lí, điều hành, điều chỉnh, tự KTĐG của

TCM tới các thành viên nhằm đạt kết quả tốt nhất. Hai quá trình này có liên quan mâ ̣t

thiết với nhau do đó luận văn sẽ phân tích viê ̣c quản lí hoa ̣t đô ̣ng của TCM từ góc đô ̣ của HT trong mối quan hệ với quản lí TCM của TTCM . Các biện pháp quản lí đề ra cũng hướng vào hai chủ thể quản lí này.

1.3. Hoạt động của tổ chuyên môn trong trƣờng trung học phổ thơng

1.3.1. Vị trí, vai trị của tổ chun mơn trong trường trung học phổ thông

Trong trường THPT, TCM là một bộ phận, một đơn vị trong hệ thống cơ cấu tổ chức của nhà trường. TCM là nơi trực tiếp triển khai các mặt hoạt động của trường trong đó trọng tâm là hoạt động dạy học và giáo dục. TCM là đầu mối quản lí mà HT nhất thiết phải tập trung dựa vào đó để quản lí nhà trường trên nhiều phương diện nhưng cơ bản nhất là hoạt động giáo dục, dạy học và hoạt động sư phạm của GV.

TCM là cấp quản lí đầu tiên hay quản lí cấp cơ sở trong nhà trường. TCM thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và thực hiện kế hoạt động chung của tổ, hướng dẫn và quản lí kế hoạch cá nhân của các tổ viên theo kế hoạch chung của nhà trường để đảm bảo chất lượng giáo dục theo các mục tiêu đã đề ra. Đây cũng là nơi tiến hành các hoạt động đổi mới để nâng cao chất lượng dạy học của GV và chất lượng học tập của HS. Hoạt động của TCM tốt sẽ giúp nhà trường nâng cao chất lượng dạy và học, ngược lại nếu hoạt động TCM kém thì chất lượng dạy học của nhà trường sẽ có nhiều hạn chế.

Trong trường, các tổ, nhóm chun mơn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động hướng tới mục tiêu giáo dục.

Đặc biệt, TCM là nơi có điều kiện sâu sát để nắm bắt tâm tư , tình cảm, nguyện vọng của GV trong tổ . TCM là nơi hỗ trơ ̣ , động viên kịp thời GV trong công việc và cuộc sống (Johnson, 2003). Chính vì thế, TCM giữ vai trị “tập hợp, đồn kết các

[4, tr. 59]. Với vai trò đầu mối như vậy nên cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất quản lí giữa BGH và TTCM để hoạt động của TCM đạt hiệu quả cao.

1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong trường trung học phổ thông thông

Chức năng, nhiệm của TCM được thể hiện tại Điều lệ trường trung học và qua các nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước. Theo Điều lệ trường trung học hiện hành, TCM có chức năng, nhiệm vụ như sau:

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lí kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường;

- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của chuẩn nghề nghiệp GV trung học và các quy định khác hiện hành;

- Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó;

- Đề xuất khen thưởng, kỉ luật đối với GV;

- TCM sinh hoạt hai tuần một lần và có thể họp đột xuất theo u cầu cơng việc hay khi HT yêu cầu.

Qua nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã xác định rõ chức năng , nhiệm vụ chính của TCM là:

- Nâng cao trình độ chun mơn cho GV, nâng cao kết quả học tập của HS; xây dựng các chương trình, dự án nhằm cải thiện, phát triển hoạt động dạy và học trong nhà trường (Johnson, 2003);

- Xây dựng mơi trường làm việc an tồn, thân thiện giúp GV và HS phát triển tốt (Johnson, 2003; Aguilar, 2010);

- Lãnh đạo và quản lí GV, đảm bảo mối quan hệ hợp tác giữa các nhóm chun mơn, sự hợp tác giữa các GV trong tổ (Weston, 2014);

- TCM đảm bảo trách nhiệm chính về kết quả chun mơn (Phạm Viết Vượng, 2004) và giữ vị trí quan trọng nhất trong triển khai thực hiện đổi mới PPDH của GV (Thái Duy Tuyên, 2008).

Với chức năng, nhiệm vụ trên, TCM giữ vai trò “rất quan trọng đối với chất

lượng, hiệu quả của quá trình dạy và học” và “người tổ trưởng mang tính quyết định cơ bản cho chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ” [4, tr. 64].

Như vậy, về cả mă ̣t lí luâ ̣n và pháp lí thì TCM là nơi trực tiếp quản lí , rèn luyện và bồi dưỡng GV về phẩm chất đạo đức , chuyên môn nghiệp vụ . TCM có trách nhiê ̣m xây dựng các kế hoa ̣ch phát triển chuyên môn cho GV ; xây dựng các điều kiê ̣n làm viê ̣c và SHCM; tổ chức các hoa ̣t đô ̣ng chuyên môn cho GV giảng da ̣y và kết hợp GV với nhau. Thông qua các hoạt động của TCM mà năng lực giảng dạy và chuyên môn nghiệp vụ của GV từng bước được nâng cao . Bên ca ̣nh đó , TCM còn là nơi trực tiếp thực hiê ̣n hoa ̣t đô ̣ng đánh giá GV để có cơ sở phát triển tiềm năn g của từng GV. Vì thế, hoạt động của TCM có vai trị quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Nếu quản lí tốt hoạt động của TCM thì sẽ nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

1.3.3. Mục tiêu, nội dung các hoạt động của tổ chuyên môn

a) Mục tiêu hoạt động của tổ chun mơn

Từ vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của TCM ta thấy: TCM được hoạt động có mục đích, có kế hoạch, được tổ chức điều hành, quản lí trực tiếp là TTCM. Mục tiêu hoạt động của TCM là tạo nên chất lượng giáo dục của nhà trường. TCM hoạt động có hiệu quả thì chất lượng giáo dục của nhà trường sẽ được nâng lên.

b) Nội dung các hoạt động của tổ chuyên môn

Hoạt động của TCM bao gồm các nội dung: hoạt động chun mơn, hoạt động hành chính và hoạt động phối hợp với tổ chức đồn thể trong nhà trường. Trong đó hoạt động chun mơn là hoạt động trọng yếu quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Những hoạt động cụ thể của TCM bao gồm:

(1) Hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục khác của GV theo chương trình do Bộ GD&ĐT ban hành.

(2) Hoạt động xây dựng, triển khai các loại kế hoạch, các dự án và chương trình hành động để khắc phục hạn chế, trở ngại trong dạy học (Johnson, 2003). Trong đó, hoạt động trọng tâm hướng đến của TCM là đổi mới PPDH của GV. TCM là nơi diễn ra các hoạt động học tập, ứng dụng, thể nghiệm những lí luận về PPDH mới (Thái

Duy Tun, 2001). Ngồi ra, TCM cịn là nơi thực hiện hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của GV, hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm nhằm cải tiến chất lượng dạy và học của nhà trường.

(3) Hoạt động SHCM, trao đổi kinh nghiệm nâng cao năng lực giảng dạy, cải thiện tình hình học tập của HS (Johnson, 2003; Aguilar, 2010). TCM là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, tiếp nhận kiến thức, kĩ năng mới trong dạy học, giáo dục; là nơi chia sẻ và thống nhất cách thức hành động của GV trong tổ. Hiện nay, trước những yêu cầu mới đặt ra, TCM còn là nơi thực thi trực tiếp những đổi mới trong GD&ĐT như dạy học tích hợp liên mơn, dạy học dự án, hoạt động trải nghiệm sáng tạo…

(4) Hoạt động xây dựng các nhóm hành động nhằm phát triển chuyên môn, nâng cao chất lượng học của HS (Johnson, 2003; Sparks, 2013). Việc xây dựng các nhóm nhằm tập hợp những người “cùng làm việc với nhau để thực hiện cơng việc một

cách hồn chỉnh. Mỗi thành viên của đội vừa có hiểu biết cơ bản về tồn bộ q trình, vừa có thể thực hiện thành thạo một hoặc nhiều việc trong đó nhằm đạt mục tiêu chung của cả tổ chức một cách tốt nhất” [14, tr. 47]. Như vậy, trong TCM lại có các nhóm

thực hiện các hoạt động chun mơn phù hợp như bồi dưỡng, nâng cao năng lực học tập của HS khá, giỏi; phụ đạo HS yếu, kém; hướng dẫn HS nghiên cứu khoa học…

(5) Hoạt động hỗ trợ GV trong công việc và cuộc sống, tạo môi trường làm việc thân thiện, giúp GV yên tâm công tác (Johnson, 2003). Nếu TCM xây dựng được môi trường lành ma ̣nh , tích cực thì chắc chắn hoạt động của TCM sẽ diễn ra thuận lợi , có sự chia sẻ, hỗ trợ giữa các thành viên, tạo sự tin tưởng, đoàn kết trong TCM.

(6) Tham gia các hoạt động cơng tác đồn thể, tổ chức ngoại khóa và một số nhiệm vụ khác do nhà trường phân công.

Từ các hoạt động trên có thể thấy TCM như một đơn vị “tế bào”, là đơn vị thi công một số “hạng mục” nhất định trong quá trình hoạt động giáo dục của nhà trường. Hoạt động của TCM mang tính pháp lí vì vậy địi hỏi mọi GV trong tổ phải thực hiện.

Trực tiếp theo dõi, điều hành các hoạt động của TCM là TTCM. TTCM phải thực hiện những nhiệm vụ cụ thể như:

(1) Xây dựng định hướng phát triển môn học; Lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động dạy học, chất lượng dạy học; Đánh giá kết quả dạy học và có kế hoạch điều chỉnh (Weston, 2014). Nhiệm vụ này được thực hiện thông qua một số hoạt động như: Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo năm học, tháng, tuần, kế hoạch dạy học và tham gia các hoạt động giáo dục; Xây dựng và triển khai các kế hoạch cụ thể như dạy chuyên đề, dạy tự chọn, bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém; sử dụng TBDH…

(2) Lãnh đạo và quản lí TCM, GV, đảm bảo sự kết hợp hiệu quả giữa các nhóm chuyên mơn (Weston, 2014). Quản lí chun mơn được đánh giá là quan trọng nhất trong QLGD (Phạm Viết Vượng, 2004) vì vậy TTCM cần hướng dẫn xây dựng và quản lí việc thực hiện chuyên môn theo kế hoạch của GV trong tổ; quản lí, kiểm tra việc thực hiện qui chế chuyên môn của GV; điều hành các hoạt động của tổ, dự giờ GV trong tổ theo quy định…

(3) Phát triển đội ngũ GV, tạo môi trường làm việc tốt, xây dựng mối quan hệ hợp tác trong TCM, GV có sự hỗ trợ, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau (Weston, 2014).

(4) Tham gia các hoạt động khác theo sự phân công của HT như đánh giá, xếp loại GV; đề xuất khen thưởng, kỉ luật GV... Ngồi ra, TTCM cịn là người tư vấn, đề xuất với HT những vấn đề về chuyên môn và giải đáp trực tiếp những ý kiến thắc mắc của GV thuộc TCM quản lí trong khả năng có thể và đề đạt những ý kiến, nguyện vọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động của tổ chuyên môn tại trường trung học phổ thông tân trào, thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)