Khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động của tổ chuyên môn tại trường trung học phổ thông tân trào, thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 109)

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Thu thập ý kiến đánh giá của BGH, TTCM, nhóm trưởng bộ mơn cùng ý kiến của các chuyên gia đánh giá về các biện pháp được đề xuất.

2.4.2. Các bước tiến hành khảo nghiệm

Để khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi đã xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến (phụ lục 4).

Trưng cầu ý kiến đối với CBQL, TTCM, nhóm trưởng bộ môn tại nhà trường (17 người) và HT các trường trên địa bàn thành phố Tuyên Quang (06 người).

Tổng hợp ý kiến và tính điểm theo các mức:

Mức độ cấp thiết Mức độ khả thi Tính điểm

Khơng cấp thiết Khơng khả thi 1

Ít cấp thiết Ít khả thi 2

Khá cấp thiết Khá khả thi 3

Cấp thiết Khả thi 4

Rất cấp thiết Rất khả thi 5

Lập bảng thống kê, tính điểm trung bình, tỉ lệ % của các biện pháp đã khảo sát, xếp thứ bậc và kết luận. Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 4 Biện pháp 3 Biện pháp 6 Biện pháp 5

Lập bảng so sánh và đánh giá mối quan hệ giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm

3.4.3.1. Tính cấp thiết của các biện pháp

Kết quả khảo sát được thể hiện tại bảng 3.1 cụ thể như sau:

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát mức độ cấp thiết của các biện pháp

TT Biện pháp

Số lƣợng ngƣời cho điểm (n=23) X Tỉ lệ % Thứ bậc 1 2 3 4 5

1 Bồi dưỡng năng lực quản lí các hoạt

động chuyên môn cho TTCM 0 0 8 7 8 4,00 80,0 3

2

Phát huy vai trò của TTCM trong quản lí GV tham gia các hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng

0 0 3 10 10 4,30 86,0 1 3 Chỉ đạo các TCM triển khai thực

hiện các nội dung đổi mới GDPT 0 0 5 10 8 4,13 82,6 2 4 Chỉ đạo các TCM xây dựng thành

“tổ chức biết học hỏi” 0 0 9 7 7 3,91 78,2 5

5 Thiết lập và xây dựng các mối quan

hệ của TCM 0 0 8 8 7 3,96 79,2 4

6 Quản lí hiệu quả các điều kiện hoạt

động của TCM 0 0 10 8 5 3,78 75,6 6

Điểm trung bình các nội dung 4,01 80,2%

Kết quả tại bảng 3.1 cho thấy: Điểm trung bình X = 4,01 (80,2%) thể hiện mức đồng thuận cao về tính khả thi của 06 biện pháp đề xuất. Dù các đối tượng khảo nghiệm khác nhau (HT, PHT, TTCM, nhóm trưởng chun mơn), với những vị trí, nhiệm vụ cơng việc khác nhau nhưng đều khẳng định tính cấp thiết của các biện pháp trong việc nâng cao chất lượng quản lí hoạt động TCM của HT.

Kết quả khảo nghiệm đã cho thấy 06 biện pháp đề xuất khơng phải ngẫu nhiên, tùy tiện mà có căn cứ từ sự phân tích, so sánh trên cơ sở khoa học về quản lí hoạt động của TCM và cơ sở thực trạng quản lí hoạt động của TCM tại trường THPT Tân Trào.

Mức điểm đánh giá giữa các biện pháp khơng có sự chênh lệch lớn. Biện pháp: “Phát huy vai trị của TTCM trong quản lí GV tham gia các hoạt động bồi dưỡng, tự

bồi dưỡng cho TTCM” có X cao nhất = 4,30 (86,0%); thấp hơn là biện pháp: “Chỉ đạo các TCM triển khai thực hiện các nội dung đổi mới GDPT” với X = 4,13 (82,6%). Biện pháp: “Bồi dưỡng năng lực quản lí các hoạt động chun mơn cho TTCM” xếp thứ 3 với X = 4,00 (80,0%). Biện pháp “Thiết lập và xây dựng các mối quan hệ của TCM” và biện pháp: “Chỉ đạo các TCM xây dựng thành “tổ chức biết học hỏi” lần lượt xếp thứ 4 và thứ 5 với X = 3,96 (79,2%) và X = 3,91 (78,2%). Biện pháp có điểm đánh giá thấp nhất là: “Quản lí hiệu quả các điều kiện hoạt động của TCM” X = 3,78 (75,6%).

Tiến hành phỏng vấn trực tiếp ý kiến của các chuyên gia cũng khẳng định: 06 biện pháp đề xuất không chỉ áp dụng cho quản lí hoạt động TCM tại trường THPT Tân Trào mà cịn có giá trị tham khảo và áp dụng trong các trường THPT tại thành phố Tuyên Quang vì cơ bản các trường đều có điều kiện giáo dục khá tương đồng.

3.4.3.2. Tính khả thi của các biện pháp

Bảng 3.2 thể hiê ̣n kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp:

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp

TT Biện pháp

Số lƣợng ngƣời cho điểm (n=23) X Tỉ lệ % Thứ bậc 1 2 3 4 5

1 Bồi dưỡng năng lực quản lí các hoạt

động chuyên môn cho TTCM 0 0 6 9 8 4,09 81,8 2

2

Phát huy vai trò của TTCM trong quản lí GV tham gia các hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng

0 0 5 9 9 4,17 83,4 1

3 Chỉ đạo các TCM triển khai thực hiện

các nội dung đổi mới GDPT 0 0 10 7 6 3,83 76,6 4

4 Chỉ đạo các TCM xây dựng thành “tổ

chức biết học hỏi” 0 0 13 5 5 3,65 73,0 6

5 Thiết lập và xây dựng các mối quan hệ

của TCM 0 0 6 11 6 4,00 80,0 3

6 Quản lí hiệu quả các điều kiện hoạt

động của TCM 0 0 10 9 4 3,74 74,8 5

Từ kết quả tại bảng 3.2 nhận thấy:

Mức đồng thuận về tính khả thi của các biện pháp là tương đối cao, với X =

3,91 (78,2%). Kết quả này thể hiện sự tin tưởng của các đối tượng về khả năng thành công của 06 biện pháp khi áp dụng trong thực tế hoạt động quản lí của HT.

Có ba biện pháp được đánh giá ở mức độ khả thi (X = 4,00 trở lên) là: Biện pháp “Phát huy vai trị của TTCM trong quản lí GV tham gia các hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng cho TTCM” cao nhất với X = 4,17 (83,4%); tiếp đến là biện pháp: “Nâng cao năng lực quản lí các hoạt động chun mơn cho TTCM” với X = 4,09 (81,8%) và biện pháp: “Thiết lập và xây dựng các mối quan hệ của TCM” với X = 4,00 (80,0%).

Các biện pháp còn lại được đánh giá mức độ khá khả thi và có sự chênh lệch không nhiều. Biện pháp xếp thứ 4 là: “Chỉ đạo các TCM triển khai thực hiện các nội dung đổi mới GDPT” với X = 3,83 (76,6%). Xếp thứ 5,6 là biện pháp: “Quản lí hiệu quả các điều kiện hoạt động của TCM” với X = 3,74 (74,8%) và biện pháp: “Chỉ đạo các TCM xây dựng thành tổ chức biết học hỏi” với X = 3,65 (73,0%).

Qua phỏng vấn và tổng kết kinh nghiệm của các chuyên gia cho biết: biện pháp “Quản lí hiệu quả các điều kiện phục vụ cho hoạt động của TCM” phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan như ngân sách nhà nước, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, hiệu quả của hoạt động xã hội hóa trong nhà trường. Cịn biện pháp: “Chỉ đạo các TCM xây dựng thành tổ chức biết học hỏi” cũng có những rào cản nhất định bởi để xây dựng TCM thực sự trở thành nơi để GV có thể chia sẻ, tin tưởng, thử nghiệm, sáng tạo phụ thuộc lớn vào năng lực quản lí của TTCM và phải có sự tham gia hưởng ửng, đồng thuận lớn từ mỗi GV trong TCM. Tuy nhiên, nếu HT biết tận dụng sức mạnh nội tại của đội ngũ TTCM, GV, phát huy vai trò của phụ huynh HS, của các tổ chức chính trị, xã hội thì vẫn có thể thực hiện hiệu quả biện pháp này. Vì vậy, đánh giá về mức độ khả thi của hai biện pháp này đạt mức khá khả thi là hợp lí.

3.4.3.3. Mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Bảng 3.3. Mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp TT Biện pháp Mức độ cấp thiết (n = 23) Mức độ khả thi (n = 23) Hiệu số X Tỉ lệ % Thứ bậc X Tỉ lệ % Thứ bậc d d2

1 Bồi dưỡng năng lực quản lí các hoạt

động chuyên môn cho TTCM 4,00 80,0 3 4,09 81,8 2 1 1 2

Phát huy vai trị của TTCM trong quản lí GV tham gia các hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng

4,30 86,0 1 4,17 83,4 1 0 0

3 Chỉ đạo các TCM triển khai thực

hiện các nội dung đổi mới GDPT 4,13 82,6 2 3,83 76,6 4 2 4 4 Chỉ đạo các TCM xây dựng thành

“tổ chức biết học hỏi” 3,91 78,2 5 3,65 73,0 6 1 1 5 Thiết lập và xây dựng các mối quan

hệ của TCM 3,96 79,2 4 4,00 80,0 3 1 1

6 Quản lí hiệu quả các điều kiện hoạt

động của TCM 3,78 75,6 6 3,74 74,8 5 1 1

Biểu đồ 3.1. Mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Áp dụng cơng thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman giữa tính cấp thiết và tính khả thi theo công thức:

r = 1 - ) 1 ( 6 2 2   n n d

Trong đó: r là hệ số tương quan; d là hiệu số thứ bậc giữa hai đại lượng so sánh; n là số lượng các biện pháp quản lí đề xuất (n = 6).

Nếu r > 0,5 là tương quan thuận (độ tin cậy cao); càng gần với 1,0 thì tương quan càng chặt chẽ. Nếu r < 0,5 là tương quan nghịch (độ tin cậy kém); càng gần với 0 thì tương quan càng lỏng lẻo.

Thay giá trị vào cơng thức trên ta có: r = 1- 6*(1+0+4+1+1+1)/6*(6*6-1) = 0,77 Với hệ số tương quan r = 0,77 cho phép kết luận mối tương quan trên là tương quan thuận và chặt chẽ.

Như vậy, qua kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lí của HT trong việc quản lí hoạt động của TCM có thể khẳng định các biện pháp quản lí đề xuất là có cơ sở khoa học, có tính thực tiễn, khả thi cao. HT nhà trường cần tổ chức chỉ đạo thực hiện các biện pháp quản lí nêu trên. Kết quả trên đã bước đầu minh chứng cho tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đặt ra ban đầu trong luận văn.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng tác giả đề xuất 06 biện pháp quản lí hoạt động TCM tại trường THPT Tân Trào. Các biện pháp đã được phỏng vấn, khảo sát với nhiều đối tượng khác nhau kết hợp với tổng kết kinh nghiệm cho thấy các biện pháp đều được đánh giá cao về tính cấp thiết, tính khả thi và có thể áp dụng hiệu quả tại trường THPT Tân Trào cũng như có giá trị tham khảo đối với các trường THPT.

Các biện pháp có mối quan hệ tương hỗ, bổ sung cho nhau. Mỗi biện pháp đều có cách thức thực hiện khác nhau với những điều kiện khác nhau nhưng cùng hướng tới mục tiêu là nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động TCM tại nhà trường. Các biện pháp trên được kết hợp giữa biện pháp quản lí truyền thống với các biện pháp quản lí hiện đại, vừa có giá trị trước mắt vừa có giá trị lâu dài. Do đó, để từng bước nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động TCM đòi hỏi các biện pháp phải được nghiên cứu, thực hiện trong mối quan hệ tổng thể, trên cơ sở vận dụng khai thác thế mạnh riêng, phù hợp với điều kiện thực tế tại trường THPT Tân Trào.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

TCM là một bộ phận, một đơn vị trong hệ thống cơ cấu tổ chức của nhà trường, là nơi trực tiếp triển khai các hoạt động giáo dục của nhà trường trong đó trọng tâm là hoạt động dạy học và giáo dục. TCM là đầu mối quản lí mà HT cần thiết phải dựa vào đó để quản lí nhà trường trên nhiều phương diện. Thơng qua TCM, HT thực hiện quản lí hoạt động chun mơn, quản lí nguồn nhân lực của nhà trường, quản lí mối quan hệ và các điều kiện hoạt động của TCM. Đặc biệt, TCM cịn là nơi có điều kiện sâu sát để tìm hiểu, giúp đỡ GV bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề, phát triển về chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng tốt yêu cầu của GV trường trung học.

Chất lượng hoạt động của TCM ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy và học của nhà trường vì thế quản lí hoạt động TCM là yêu cầu thiết thực và có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Do đó, cần thiết phải nghiên cứu các vấn đề lí luận và thực tiễn về hoạt động TCM và quản lí hoạt động của TCM để có các biện pháp quản lí hoạt động TCM hiệu quả.

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn hoạt động của TCM, quản lí hoạt động của TCM tại trường THPT Tân Trào, luận văn đã đề xuất 06 biện pháp quản lí hoạt động TCM đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT trong giai đoạn hiện nay bao gồm:

(1) Bồi dưỡng năng lực quản lí các hoạt động chun mơn cho TTCM;

(2) Phát huy vai trò của TTCM trong quản lí GV tham gia các hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng;

(3) Chỉ đạo các TCM triển khai thực hiện các nội dung đổi mới GDPT; (4) Chỉ đạo các TCM xây dựng thành “tổ chức biết học hỏi”;

(5) Thiết lập và xây dựng các mối quan hệ của TCM; (6) Quản lí hiệu quả các điều kiện hoạt động của TCM.

Các biện pháp có mối quan hệ biện chứng với nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất trong quản lí hoạt động TCM. Kết quả khảo sát cho thấy tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất. Vì vậy, nếu vận dụng đồng bộ, triệt để và sáng tạo các biện

pháp sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản lí hoạt động của TCM từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường THPT Tân Trào trong thời gian tới.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Qui định số lượng GV tối thiểu và tối đa trong TCM tại trường THPT. - Giảm số giờ định mức giảng dạy đối với TTCM ở trường THPT.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang

- Tăng cường tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ cơng tác quản lí, năng lực quản lí cho đội ngũ TTCM.

- Tạo điều kiện hơn nữa cho các tổ trưởng, tổ phó chun mơn được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về cơng tác chun mơn, quản lí hoạt động của TCM.

- Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng đối với GV.

2.3. Đối với hiệu trưởng trường Trung học phổ thơng Tân Trào

- Tích cực đổi mới quản lí, phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của TCM trong các hoạt động của nhà trường.

- Cần động viên, khích lệ kịp thời sự đổi mới, sáng tạo của đội ngũ TTCM trong quản lí hoạt động TCM. Đa dạng hóa các hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của các TCM, của mỗi GV.

- Nâng cao hiệu quả cơng tác xã hội hố giáo dục, thường xuyên bổ sung, nâng cấp CSVC, TBDH phục vụ tốt nhất hoạt động dạy và học của nhà trường.

2.4. Đối với tổ trưởng chuyên môn, giáo viên trường Trung học phổ thông Tân Trào

- TTCM cần phát huy vai trò chủ động, sáng tạo trong quản lí hoạt động của TCM; khuyến khích, động viên từng GV tích cực cải tiến hoạt động dạy học và tham gia các hoạt động của TCM.

- Tích cực tham gia các hoạt động thi đua dạy tốt, học tập, đổi mới SHCM, tăng cường các hoạt động triển khai thực hiện nội dung đổi mới chương trình GDPT.

- Tích cực xây dựng mơi trường thân thiện, cởi mở, hợp tác tại các TCM. Tích cực học tập, giao lưu đối với các TCM trong và ngoài nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày

04/11/2013 tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XI.

2. Đặng Quốc Bảo (2010), Đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục. Nhà

xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ

thông và trường phổ thơng có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số

12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016) Tài liệu hội thảo - tập huấn tổ trưởng chuyên

môn về đổi mới tổ chức và quản lí hoạt động giáo dục ở trường trung học phổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động của tổ chuyên môn tại trường trung học phổ thông tân trào, thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 109)