Một số yếu tố ảnh hƣởng đến quản lí hoạt động của tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động của tổ chuyên môn tại trường trung học phổ thông tân trào, thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 49 - 53)

trong trƣờng trung học phổ thông

1.6.1. Yếu tố chủ quan

1.6.1.1. Nhận thức của hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn

Để có thể quản lí tốt TCM , HT và TTCM cần có nhâ ̣n thức đúng về vai trò của TCM và yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động của TCM. Trên cơ sở nhâ ̣n thức này , HT, TTCM vâ ̣n dụng đúng đắn và ki ̣p thời vào quản lí hoạt động của TCM; biết thu thập, xử lí thơng tin kịp thời, chính xác trong cơng tác quản lí hoạt

động của TCM. Có như vậy mới nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường, góp phần hiệu quả trong cơng tác chỉ đạo các hoạt động của TCM, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

1.6.1.2. Năng lực quản lí của hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên mơn

Muốn quản lí tốt hoạt động của TCM, HT và TTCM phải có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chun mơn vững vàng, năng lực quản lí tốt để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. HT phải hiểu biết tường tận về giảng dạy, về nội dung chương trình, đặc trưng từng bộ mơn, việc đổi mới PPDH để chỉ đạo GV thực hiện. Bên cạnh đó, HT phải chỉ đạo, điều hành TTCM thực hiện tốt nhiệm vụ nâng cao hoạt động của TCM, thúc đẩy chất lượng dạy học, giáo dục của nhà trường.

TTCM với vai trị vừa là CBQL trực tiếp vừa là GV vì vậy kết quả của TCM phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và nghệ thuật quản lí của TTCM. TTCM đại diện cho tiếng nói của khối chuyên mơn, là người chịu trách nhiệm chính về kết quả bộ môn được HT giao phụ trách vì vậy TTCM phải nhiệt tình, tâm huyết, ln đổi mới và là trung tâm đoàn kết của TCM. Để quản lí tốt hoạt động dạy học, TTCM phải có chun mơn vững vàng, nắm vững nguyên tắc và PPDH, có kĩ năng phân tích, đánh giá trình độ, năng lực sư phạm của GV trong TCM.

1.6.2. Yếu tố khách quan

1.6.2.1. Quan điểm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo có liên quan

Hiệu quả quản lí hoạt động của TCM chịu ảnh hưởng nhiều vào quan điểm chỉ đạo của các cấp quản lí bởi lẽ tư duy, tầm nhìn của các cấp lãnh đạo sẽ tác động, chi phối trực tiếp tới hoạt động quản lí của nhà trường. Trong giai đoạn hiện nay, việc tăng cường và đổi mới QLGD nói chung và quản lí hoạt động TCM nói riêng đang là vấn đề cần thiết và cấp bách của các cấp QLGD.

1.6.2.2. Chất lượng đội ngũ giáo viên và học sinh

Điều kiện về số lượng, chất lượng đội ngũ GV và HS sẽ ảnh hưởng đến chất lượng quản lí hoạt động dạy học, chất lượng quản lí hoạt động TCM của nhà trường. Xuất phát từ nhiệm vụ chun mơn được giao phó, mỗi GV đều có vị trí, vai trị nhất định và có ảnh hưởng lớn đến tập thể HS trong quá trình học tập. Do vậy chất lượng và

hiệu quả của hoạt động dạy học chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi năng lực, phẩm chất, ý thức và thái độ trước yêu cầu công việc của mỗi GV. Từ đó sẽ có ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí hoạt động TCM của HT.

1.6.2.3. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lí hoạt động của tổ chuyên môn

Để hoạt động của TCM hiệu quả cần có những CSVC cần thiết: Phịng họp để SHCM, TBDH hiện đại để khai thác thông tin, ứng dụng CNTT trong dạy học, các đồ dùng, phương tiện dạy học phục vụ cho việc đổi mới PPDH của GV... đều có tác động nhất định đến chất lượng hoạt động của TCM. Nếu điều kiện CSVC của nhà trường đảm bảo tốt sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động của TCM, thúc đẩy sự nhiệt tình của GV khi tham gia hoạt động của TCM, tạo điều kiện thuận lợi vào thành công chung của nhà trường. Ngược lại, khi điều kiện CSVC thiếu thốn sẽ dẫn đến một số hoạt động của TCM không thực hiện được hoặc đạt chất lượng khơng cao. Vì vậy, TTCM phải biết quan tâm tới điều kiện CSVC phục vụ hoạt động của TCM, đảm bảo đủ điều kiện để nâng cao chất lượng dạy và học tại nhà trường.

Điều kiện CSVC không chỉ tác động đến chất lượng dạy học, giáo dục mà còn tác động đến hoạt động QLGD. CSVC cùng các điều kiện phục vụ hoạt động quản lí tốt sẽ giúp các nhà quản lí làm tốt nhiệm vụ huy động, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục. Vai trò của CSVC quan trọng như vậy nên việc quan tâm đầu tư cho giáo dục ngày càng được chú trọng. Đó là phương hướng, mục tiêu cơ bản để góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục.

1.6.2.4. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương

Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương sẽ là yếu tố tác động nhất định tới sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, nhà nước và thực hiện các mục tiêu, hoạt động giáo dục của nhà trường. Vì thế, điều kiện cụ thể của mỗi địa phương sẽ ảnh hưởng tới cơng tác quản lí của HT trong đó có việc quản lí hoạt động của TCM.

Như vậy, ngoài việc thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ, CBQL phải nắm bắt các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lí hoạt động của TCM để vận dụng hợp lí, phát huy sức mạnh của các yếu tố đưa hoạt động chuyên môn đạt kết quả cao nhất.

Tiểu kết chƣơng 1

Trên cơ sở tổng quan các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài và các khái niệm cơ bản phục vụ cho cơng tác nghiên cứu đề tài như: Quản lí, QLGD, TCM, quản lí hoạt động của TCM; từ việc phân tích và chỉ rõ vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của TCM, đặc điểm hoạt động của TCM, chương 1 của luận văn đã làm rõ các vấn đề lí luận của quản lí hoạt động TCM, xác định chủ thể và những yêu cầu cần thiết để thực hiện quản lí hoạt động của TCM tại trường THPT. Ngồi ra, hoạt động của TCM và việc quản lí hoạt động TCM được phân tích trong bối cảnh đổi mới của giáo dục hiện nay, đổi mới của chương trình GDPT để từ đó thấy rõ những u cầu mới đối với chuyên môn của GV và sinh hoạt của TCM.

Trong cơng tác quản lí trường học, quản lí hoạt động của TCM là một hoạt động rất quan trọng bao gồm bốn nội dung cơ bản: (1) Quản lí hoạt động chun mơn của TCM đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT; (2) Quản lí nguồn nhân lực của TCM; (3) Quản lí các điều kiện SHCM; (4) Quản lí các mối quan hệ của TCM.

Quản lí hoạt độ ng TCM là hoạt động hai chiều với sự gắn bó mâ ̣t thiết giữa vai trị quản lí của HT và TTCM . Để quản lí hoạt động TCM hiệu quả cần phải đảm bảo thực hiện tốt các chức năng quản lí, áp dụng phù hợp các phương pháp quản lí; cần xây dựng TCM theo hướng đổi mới tích cực , phát huy được sự năng động, vai trò tự chủ của TTCM và sức mạnh của mỗi tổ viên trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Đây là những vấn đề rất cơ bản, là điều kiện cần thiết để HT thực hiện các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, KTĐG hoạt động TCM tại các trường THPT.

Nội dung của chương 1 sẽ là những căn cứ khoa học cần thiết làm tiền đề để tiến hành nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động của TCM tại trường THPT Tân Trào, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang trong chương 2 của luận văn.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUN MƠN TẠI TRƢỜNG THPT TÂN TRÀO, THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG,

TỈNH TUYÊN QUANG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động của tổ chuyên môn tại trường trung học phổ thông tân trào, thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)