Mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp đánh giá thực trạng quản lí hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động của tổ chuyên môn tại trường trung học phổ thông tân trào, thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 57)

động của tổ chuyên môn tại trƣờng Trung học phổ thông Tân Trào, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang

2.2.1. Mục tiêu

- Sử dụng phiếu hỏi để điều tra về nhận thức, thái độ và đánh giá của CBQL,

TTCM và GV (tổng số 69 người) trường THPT Tân Trào về hoạt động TCM, quản lí hoạt động TCM và hiệu quả các biện pháp quản lí hoạt động TCM của HT, TTCM.

- Phỏng vấn sâu đối với CBQL, TTCM, nhóm trưởng bộ mơn (tổng số 17

người) nhằm làm rõ thực trạng quản lí hoạt động chuyên môn của nhà trường.

- Quan sát nhằm thu thập dữ liệu từ thực tiễn cơng tác quản lí và quản lí hoạt

động của TCM tại trường THPT Tân Trào.

- Nghiên cứu thông tin thứ hạng: Thông qua phân tích các thông tin từ kế hoa ̣ch giáo dục, báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ , các sáng kiến kinh nghiệm , giải pháp

cơng tác... nhằm tìm hiểu, nghiên cứu thực tiễn cơng tác quản lí hoạt động của TCM để có được những nhận định phù hợp, xác đáng.

- Tổng kết kinh nghiệm, phương pháp chuyên gia: Nhằm đưa ra nhận định, đánh

giá chính xác từ mẫu nghiên cứu được chọn; Đánh giá mức độ khả thi, cần thiết của các giải pháp nêu ra trên cơ sở tham khảo ý kiến của các HT trường THPT (06 người) trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.

Phương pháp quan sát kết hợp với điều tra bằng bảng hỏi , phỏng vấn sâu và nghiên cứu tư liê ̣u nhằm đưa ra nhận xét, đánh giá đảm bảo chính xác, khách quan.

2.2.2. Nội dung và phương pháp xử lí thơng tin

*Phiếu hỏi:

- Tìm hiểu nhận thức của CBQL, TTCM và GV về tầm quan trọng, vai trò của TCM;

- Nội dung các hoạt động của TCM trong bối cảnh đổi mới giáo du ̣c ;

- Các hoạt động quản lí và hiệu quả của các biện pháp quản lí hoạt động TCM của HT và TTCM;

- Điều kiện để TCM hoạt động hiệu quả, khả năng của TCM giúp GV đáp ứng yêu cầu đổi mới da ̣y ho ̣c;

- Đề xuất củ a GV đối với TCM trong viê ̣c bồi dưỡng năng lực nhằm đáp ứng yêu đổi mới chương trình GDPT và c ác kiến nghị đối với HT , TTCM trong cơng tác quản lí hoạt động TCM;

- Xác định những thuận lợi, khó khăn khi tổ chức tổ, nhóm bộ mơn và quan điểm về quản lí hoạt động TCM đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Kết quả khảo sát được đánh giá theo 5 mức độ và tính điểm như sau:

- Khơng xác định được mức độ thực hiện các hoạt động của TCM (Không rõ): 0 điểm;

- Đánh giá thực hiện các hoạt động của TCM đạt mức độ Yếu: 1 điểm;

- Đánh giá thực hiện các hoạt động của TCM đạt mức độ Trung bình: 2 điểm; - Đánh giá thực hiện các hoạt động của TCM đạt mức độ Tốt: 3 điểm;

Tính điểm trung bình theo cơng thức: i i i i i X K X K X K n    

Trong đó: X : Điểm trung bình; Xi: Điểm ở mức độ Xi; Ki: Số người cho điểm

ở mức Xin: Số người tham gia đánh giá. Đánh giá các mức độ của X như sau:

- Thực hiện đạt mức rất tốt : Từ 3,6 đến 4,0 (Từ 90% đến 100%); - Thực hiện đạt mức tốt : Từ 3,0 đến dưới 3,6 (Từ 75% đến 89%); - Thực hiện đạt mức trung bình khá: Từ 2,6 đến dưới 3,0 (Từ 65% đến 74%); - Thực hiện đạt mức trung bình : Từ 2,0 đến dưới 2,6 (Từ 50% đến 64%); - Thực hiện đạt mức yếu : Từ 1,0 đến dưới 2,0 (Từ 25% đến 49%). Tính thứ bậc thực hiện theo hàm thống kê của bảng tính điện tử Excel: RANK (number, ref, order) (number: giá trị cần tính thứ bậc, ref: danh sách các giá trị, order: trật tự tính thứ bậc).

- Tổng hợp thông tin, tỉ lệ % các câu trả lời trong phiếu hỏi và phân tích kết quả. - Phân tích cơ cấu của TCM , các hoạt động và mối quan hệ của TCM với viê ̣c nâng cao thành tích ho ̣c tâ ̣p của HS.

Các thông tin thứ hạng được tập hợp , phân tích và được minh ho ̣a rõ hơn bằng các kết quả phỏng vấn và các phương pháp khác.

* Phỏng vấn: các ý kiến của người phỏng vấn được ghi chép, phân tích và làm căn cứ, minh chứng trong nhận xét, đánh giá.

* Quan sát: các hình thức thể hiện quản lí hoạt động TCM tại nhà trường.

* Nghiên cứ u thông tin thứ hạng : tập trung nghiên cứu các nội dung thông tin

từ kế hoa ̣ch giáo du ̣c , báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ , các sáng kiến kinh nghiê ̣m, giải pháp công tác...

* Tổng kết kinh nghiệm, phương pháp chuyên gia: tổng kết kinh nghiệm, đánh giá dựa trên thông tin thứ hạng kết hợp với tham khảo ý kiến của 06 HT về hiệu quả các giải pháp.

2.3. Kết quả khảo sát quản lí hoạt động tổ chun mơn tại trường Trung học phổ thông Tân Trào, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang

2.3.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng và vai trị của tổ chun mơn trong trường trung học phổ thông

2.3.1.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của tổ chuyên môn

Dựa vào ý kiến của 69 người (CBQL, TTCM, nhóm trưởng bộ mơn và GV), chúng tơi có được kết quả đánh giá ở bảng 2.7 và biểu đồ 2.1 cụ thể:

Bảng 2.8. Kết quả khảo sát nhận thức tầm quan trọng của TCM trong nhà trường

STT Các mức độ Số lƣợng (n=69) Tỉ lệ % 1 Rất quan trọng 41 59,4 2 Quan trọng 22 31,9 3 Ít quan trọng 04 5,8 4 Không quan trọng 02 2,9 5 Hồn tồn khơng quan trọng 0 0

Kết quả này được thể hiện thành biểu đồ như sau:

Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ mức độ nhận thức tầm quan trọng của TCM

Qua bảng 2.8 và biểu đồ 2.1 trên ta thấy: vai trò của TCM trong trường THPT được 63/69 người (91,1%) đánh giá ở mức rất quan trọng và quan trọng. Trong đó 100% CBQL và phần lớn GV (85,5%) đều đề cao vai trò, tầm quan trọng của TCM. Tuy nhiên, vẫn cịn 04 người (5,8%) đánh giá ít quan trọng và 02 người (2,9%) đánh

giá không quan trọng. Khi được hỏi, một số GV đưa ra lí do là: TCM chỉ hoạt động trong phạm vi có qui mơ nhỏ nên ảnh hưởng không nhiều đến chất lượng học tập của HS (vì kết quả xếp loại dựa trên kết quả của nhiều môn học). Điều này đặt ra cho CBQL nhà trường cần tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của TCM trong thời gian tới.

2.3.1.2. Thực trạng nhận thức về vai trị của tổ chun mơn

Bảng 2.9. Kết quả khảo sát nhận thức vai trò của TCM trong nhà trường

TT Các vai trò Số lƣợng Tỉ lệ %

1 TCM là đơn vị cơ sở nền tảng để tổ chức và triển khai các hoạt động chun mơn một cách cụ thể và có hiệu quả

69/69 100

2 TCM có vai trị quyết định đến chất lượng giáo dục của HS trong nhà trường

65/69 94,2

3 TCM là nơi giúp phát triển năng lực chuyên môn của GV một cách hiệu quả nhất

63/69 91,3

4 TCM có ảnh hưởng lớn đến niềm tin, sự tín nhiệm của phụ huynh HS, sự ủng hộ của cộng đồng với nhà trường

42/69 60,9

5 TCM có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển, đến việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu của nhà trường

63/69 91,3

6 TCM là nơi giúp GV phát huy tính sáng tạo, thử nghiệm những cải tiến, đổi mới trong dạy học và giáo dục

43/69 62,3

7 TCM là nơi giúp GV có thể giao lưu, chia sẻ và hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc và cuộc sống

66/69 98,6

Qua bảng số liệu 2.9 cho thấy: CBQL và GV nhà trường đã có nhận thức rõ rệt về vai trò của TCM, đánh giá TCM có vai trị quan trọng trong sự phát triển của nhà trường. Các nhóm khảo sát đều đánh giá cao vai trò của TCM trong việc quyết định trực tiếp đến chất lượng dạy học vì thế các tiêu chí 1,2,3,5 đều đạt trên 90%, trong đó tiêu chí: “TCM là đơn vị cơ sở nền tảng để tổ chức và triển khai các hoạt động chuyên môn một cách cụ thể và có hiệu quả” đạt 100%. Ngồi nhiệm vụ chun mơn, TCM cịn là nơi quản lí trực tiếp, tồn diện GV cho nên tiêu chí: “TCM là nơi giúp GV có thể giao lưu, chia sẻ và hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc và cuộc sống” được đánh giá đồng thuận cao với 95,6%.

Tuy nhiên, có hai tiêu chí có đánh giá chưa đạt 90% là tiêu chí: “TCM có ảnh hưởng lớn đến niềm tin, sự tín nhiệm của phụ huynh, sự ủng hộ của cộng đồng với nhà trường” (60,9%) và tiêu chí: “TCM là nơi giúp GV phát huy tính sáng tạo, thử nghiệm những cải tiến, đổi mới trong dạy học và giáo dục” (62,3%). Kết quả này cũng phản ánh một thực tế đó là tầm ảnh hưởng, mối quan hệ giữa các TCM trong nhà trường với phụ huynh HS và cộng đồng chưa thực sự phát huy hiệu quả tốt. Đồng thời, đặt ra cho CBQL là phải tạo ra được môi trường SHCM lành mạnh, cởi mở, GV luôn sẵn sàng chia sẻ và hợp tác, GV đươ ̣c thử nghiệm những cái mới . Có như vậy mới phát huy tính sáng tạo, khả năng riêng biệt của từng người, tạo nên sức mạnh chung của TCM.

Có thể nói, kết quả khảo sát cho thấy hầu hết CBQL và GV đều xác định rõ vai trò của TCM, đánh giá TCM có vai trị rất quan trọng trong sự phát triển của nhà trường nói riêng và sự phát triển giáo dục nói chung. Với đánh giá như vậy sẽ đặt ra cho HT việc lựa chọn và thực hiện các biện pháp quản lí phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của TCM nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu, mong muốn của GV.

2.3.2. Cơ cấu, năng lực, tình hình hoạt động chuyên môn của các tổ chuyên môn và kết quả học tập của học sinh

Tính tại thời điểm cuối năm học 2015 - 2016, trường THPT Tân Trào có 06 TCM trong đó có 02 đơn mơn (tổ Văn, Ngoại ngữ) và 04 tổ liên mơn (Tốn - Tin; Hóa - Sinh - KTNN; Lí - KTCN - Thể dục; Sử - Địa - GDCD).

Đối với tổ đơn môn, việc sinh hoạt TCM tương đối thuận lợi vì các thành viên có cùng chun mơn đào tạo cịn đối với tổ liên mơn, việc SHCM thường xuyên phải tách theo các nhóm để trao đổi chun mơn thuận tiện và phù hợp điều kiện thực tế. Điều này dẫn đến hoạt động giữa các nhóm trong tổ liên môn đôi khi khơng đồng đều, địi hỏi TTCM phải chỉ đạo, quán xuyến và nhắc nhở thường xuyên, kịp thời.

Nhìn chung, đa số GV đều có năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm đáp ứng yêu cầu cơng việc. Số GV có thời gian cơng tác từ 10 đến 20 năm là 41 người (chiếm 63%). Hầu hết GV đều có tinh thần cầu thị, ham học hỏi, tích cực trau dồi kĩ năng, PPDH và giáo dục HS. Tuy nhiên, vẫn còn một số GV chưa thực sự tâm huyết với nghề, nhiều GV cao tuổi còn hạn chế trong việc đổi mới PPDH, KTĐG, khả năng ứng dụng CNTT.

Số lượng GV được biên chế thành các TCM tương đối đồng đều (từ 10 đến 14 người). Đội ngũ TTCM có tuổi đời từ 35 đến 50 tuổi, số năm kiêm nhiệm chức vụ tổ trưởng từ 1 năm (Tổ Ngoại ngữ), còn lại đều từ 03 đến 10 năm. Các TTCM đều có trình độ vững vàng, nhiệt tình, gương mẫu trong cơng việc tuy nhiên hoạt động quản lí TCM vẫn cịn một số hạn chế nhất định.

Các TCM và số lượng GV theo từng môn cụ thể xem chi tiết tại phu ̣ lu ̣c 3. Kết quả khảo sát các hoa ̣t động của TCM được thể hiện trong bảng 2.10:

Bảng 2.10. Kết quả khảo sát các hoạt động của TCM

TT Nội dung đánh giá Số lƣợng ngƣời cho điểm (n=69)

X Tỉ lệ

%

Thứ bậc

0 1 2 3 4

1 Chỉ đạo hoạt động dạy học của GV

theo chương trình mơn học 0 1 5 31 32 3,36 84,0 2 2 Triển khai các văn bản chỉ đa ̣o chuyên

môn 0 2 6 23 38 3,40 85,0 1

3 Lâ ̣p các loa ̣i kế hoa ̣ch hoa ̣t đô ̣ng

chuyên môn 0 3 9 24 33 3,26 81,5 3

4 Bồi dưỡng GV các kĩ năng phụ đạo HS

giỏi, HS yếu kém 0 7 22 29 11 2,63 65,8 13

5 Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn , liên

môn cho GV 0 13 29 19 8 2,31 57,8 15

6 Bồi dưỡng GV PPDH phát triển năng

lực cho HS 0 19 20 25 5 2,23 55,8 17

7 Bồi dưỡng GV PPDH tích hợp 0 22 26 18 3 2,02 50,5 19 8 Bồi dưỡng GV đổi mới KTĐG, cải tiến

chất lượng dạy và học 0 15 23 15 16 2,46 61,5 14

9 Quản lí, chỉ đạo cơng tác bồi dưỡng,

tự bồi dưỡng của GV 0 44 17 8 0 1,47 36,8 21

10 Quản lí việc dự giờ, hội giảng, thao

giảng 0 7 6 25 31 3,15 78,8 5

11

Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp công tác

0 12 18 19 20 2,68 67,0 12 12 Quản lí các loại hồ sơ sổ sách của TCM 0 8 23 13 25 2,79 69,8 11

và GV 13

Tổ chức thực hiện các hoạt động ngoại khóa, tham gia các hoạt động đồn thể của nhà trường

0 7 9 28 25 3,02 75,5 8

14 Đánh giá GV và có các biê ̣n pháp hỗ

trơ ̣ phù hợp cho GV trong TCM 0 5 10 31 23 3,04 76,0 7 15

Phối hợp, bố trí các thành viên, các điều kiện CSVC cho việc thực hiện chuyên đề

0 12 37 10 10 2,26 56,5 16

16

Chỉ đạo hoạt động trao đổi, thảo luận qua mạng giữa các thành viên trong tổ, nhóm chun mơn

0 5 10 21 33 3,18 79,5 4

17 Tổ chức xây dựng các bài học, chuyên

đề trên mạng 0 4 8 32 25 3,13 78,3 6

18 KTĐG các sản phẩm chuyên đề, những

trao đổi chuyên môn trực tuyến 0 5 13 27 24 3,01 75,3 9 19

Quản lí và hỗ trợ HS thực hiện các hoạt động học tập qua mạng theo hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo

0 39 18 12 0 1,60 40,0 20

20

Quản lí việc ứng dụng CNTT , điều kiện CSVC phục vụ hoạt động SHCM qua mạng

0 7 10 28 24 3,00 75,0 10

21 Xây dựng kế hoạch giao lưu, trao đổi

chuyên môn từ đầu năm học 0 42 22 5 0 1,46 36,5 22 22 TCM phân công cụ thể, chi tiết trong

việc tham gia SHCM theo cụm trường 0 17 28 18 6 2,18 54,5 18 23

Chủ động đề xuất những vấn đề mới, khó đối với TCM trong giao lưu, sinh hoạt cụm chuyên môn

0 54 13 2 0 1,24 31,0 25

24 Thực hiện việc trao đổi các đề kiểm tra,

khảo sát với các trường bạn 0 48 18 3 0 1,34 33,5 24 25 Chỉ đạo GV tích cực học tập, xây dựng

TCM thành “tổ chức biết học hỏi” 0 39 22 8 0 1,55 38,8 23

Điểm trung bình các nội dung 2,47 61,8%

Qua bảng 2.10 cho thấy: các nội dung hỏi được đánh giá ở mức trung bình với

triển khai hoạt động chuyên môn. Với nội dung: “Triển khai các văn bản chỉ đa ̣o chuyên môn” được đánh giá X = 3,36 (84,0%) là cao nhất.

Còn 5 nội dung thấp nhất, đánh giá đạt mức yếu (từ 31,0% đến 36,8%) chủ yếu là các tiêu chí liên quan đến hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của GV, SHCM theo cụm trường và xây dựng TCM thành “tổ chức biết học hỏi”. Tiêu chí đạt thấp nhất là: “Chủ động đề xuất những vấn đề mới, khó đối với TCM trong giao lưu, sinh hoạt cụm chuyên môn” với X = 1,24 (31,0%). Điều này đặt ra cho CBQL nhà trường cần tăng cường chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của GV, đa dạng hóa các hình thức SHCM, xây dựng TCM thành “tổ chức biết học hỏi” nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của TCM trong nhà trường.

Năng lực của TCM có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng ho ̣c tâ ̣p của HS . Có 2 nội dung là: “Bồi dưỡng GV các kĩ năng phụ đạo HS giỏi, HS yếu kém” đạt X = 2,63

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động của tổ chuyên môn tại trường trung học phổ thông tân trào, thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 57)