Tổng quan về tư duy phê phán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tư duy phê phán của học sinh trong dạy học chủ đề hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp chương trình lớp 11 – ban nâng cao (Trang 27 - 35)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.2. Cơ sở lý luận

1.2.2. Tổng quan về tư duy phê phán

1.2.2.1. Khái niệm tư duy phê phán

Sau khi điểm qua quá trình phát triển của những nghiên cứu về tư duy phê phán tại Mỹ, câu hỏi ta phải tự đặt ra: "Thế thì tư duy phê phán là gì?". Theo một nghiên cứu của Geng đã có tới 64 định nghĩa khác nhau về tư duy phê phán. Nhưng dù có khác nhau tất cả những định nghĩa này đều có một số điểm chung như phân tích, tổng hợp, phán đốn, đánh giá, và tư duy phản tư. Dưới đây là một số định nghĩa được sử dụng rộng rãi nhất trong học giới hàn lâm cũng như trong thực hành:

- Theo Michael Scriven [18]: “Tư duy phê phán là khả năng, hành động để thấu hiểu và đánh giá được những dữ liệu thu thập được thông qua quan sát, giao tiếp, truyền thơng, và tranh luận”.

- Cịn Hatcher định nghĩa: “Tư duy phê phán là loại tư duy nỗ lực để

đưa ra một phán đoán sau khi đã tìm cách thức đáng tin cậy để đánh giá thực chất về mọi phương diện của các bằng chứng và các luận cứ".

Tư duy phê phán đòi hỏi sự nỗ lực bền bỉ để khảo sát niềm tin hay giả thuyết bất kỳ, có xem xét đến các bằng chứng khẳng định nó và những kết luận xa hơn được nhắm đến. Tư duy phê phán là một q trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá theo các cách nhìn khác nhau cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phê phán phải rõ ràng, lơgíc, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm".

Robert Ennis [16] và Richard Paul [20] là hai trong số những học giả và nhà nghiên cứu về tư duy phê phán có nhiều đóng góp nhất trong ngành học này. Ennis đưa ra khái niệm tư duy phê phán như sau: "Sự suy niệm hợp lý tập

trung vào việc quyết định nên tin điều gì hay làm điều gì".

Viện Đại học Louisville, Kentuckey đã chọn định nghĩa về tư duy phê phán sau đây của Paul và Scriven: "Tư duy phê phán là một tiến trình tư duy

tích cực và thành thạo trong việc khái niệm hóa, phân tích, tổng hợp và đánh giá những tin tức thu nhận được từ sự quan sát hay do kinh nghiệm, suy niệm, lý luận, hay giao tiếp (với các nguồn tin khác) để hướng dẫn hành động và sự tin tưởng". Từ định nghĩa này, Richard Paul và Linda Elder, một nhà tâm lý

học, đề ra một cấu trúc cơ bản vẫn thường được gọi chung là cấu trúc Paul- Elder, cho việc giảng dạy và đào tạo kỹ năng tư duy phê phán, gồm có ba phần:

- Phân tích tư duy. - Đánh giá tư duy. - Cải thiện tư duy.

Thêm vào đó, Đại học Quản trị Tham mưu của Lục quân Mỹ đưa ra định nghĩa là: "Một sự tư duy có kỷ luật, tự định hướng, phản ánh một trình

độ cao về kỹ năng và khả năng tư duy - tư duy về sự tư duy của chính mình trong lúc suy tư để làm cho sự tư duy của mình trở nên tốt hơn".

Paul-Elder [17] định nghĩa cho tư duy phê phán: "Tư duy phê phán là khả năng suy tư về chính sự suy nghĩ của mình, nhằm nhận ra điểm mạnh cũng như yếu trong tư tưởng của mình và qua đó cải thiện sự suy nghĩ của mình cho tốt hơn".

Theo John Dewey [10] – nhà triết học, tâm lý học, giáo dục học người Mỹ định nghĩa là: "Sự suy xét chủ động, liên tục, cẩn trọng về một niềm tin,

một giả định khoa học có xét đến những lý lẽ bảo vệ nó và những kết luận xa hơn được nhắm đến". Định nghĩa của John Dewey [10] nhấn mạnh đến tính

chủ động của tư duy phê phán. Khi một người tư duy phê phán, họ tự nảy ra câu hỏi, tự đi tìm các thơng tin liên quan,.... hơn là học thụ động từ người khác. J.Dewey [10] cũng nhấn mạnh đến tính liên tục của tư duy phê phán. Tư duy phê phán đòi hỏi phải xem xét mọi vấn đề, mọi thông tin liên quan trước khi đi đến kết luận hoặc đưa ra quyết định. Quan trọng nhất của J. Dewey nói rằng niềm tin của chúng ta bị chi phối bởi suy luận. Suy luận có vai trị quan trọng trong tư duy phê phán, cả suy luận và đánh giá suy luận đề có ý nghĩa tích cực. Trong tư duy phê phán thì khả năng suy luận là yếu tố then chốt.

Edward Glaser, đồng tác giả của một trắc nghiệm tư duy phê phán được sử dụng rộng rãi nhất thế giới là WatsonGlaser trong CriticalThinking Appraisal phát biểu về tư duy phê phán như sau:

-Là thái độ sẵn lòng quan tâm suy nghĩ chu đáo về những vấn đề và chủ đề xuất hiện trong cuộc sống cá nhân.

-Là sự hiểu biết về phương pháp điều tra và suy luận có lý. - Là một số kỹ năng trong việc áp dụng các phương pháp đó.

"Tư duy phê phán địi hỏi sự nỗ lực bền bỉ để khảo sát niềm tin hay giả thuyết bất kỳ có xem xétđến các bằng chứng khẳng định nó và những kết luận

xa hơn được nhắm đến”. Ý tưởng của Glaser rất giống với ý tưởng của

Dewey. Glaser đề cập đến các “bằng chứng” thay cho các “ý tưởng” trong một câu tương tự như phát biểu của Dewey. Glaser nhìn nhận rằng kỹ năng tư duy là một thành phần tất yếu của tư duy phê phán.

Một người rất nổi tiếng trong nghiên cứu về tư duy phê phán là Robert Ennis [16]. Alec Fisher [16] cho rằng định nghĩa của R. Ennis về tư duy phê phán đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: “Tư duy phê phán là sự

suy nghĩ sâu sắc, nhạy cảm, thực tế và hữu ích để quyết định niềm tin hay hành động”. Các tác giả trước đó đã đề cập đến “sự suy nghĩ sâu sắc”, nhưng

chính R. Ennis đã nhấn mạnh “để quyết định hành động”. Do đó, ra quyết định là một yếu tố của tư duy phê phán theo định nghĩa của R. Ennis [16].

Tóm lại, ta hiểu: "Tư duy phê phán là một đặc điểm của tư duy, là tư

duy có suy xét, cân nhắc, đánh giá và liên hệ mọi khía cạnh của các nguồn thơng tin với thái độ “hồi nghi tích cực”, dựa trên những tiêu chuẩn nhất định để đưa ra các thông tin phù hợp nhất, nhằm giải quyết vấn đề".

1.2.2.2. Đặc điểm của tư duy phê phán

Mathew Lipman [19] đã đi sâu phân tích một số đặc điểm bản chất của tư duy phê phán.

Sản phẩm của tư duy phê phán là các phán đốn: Phán đốn là hình thức diễn đạt chung của mọi quan điểm, ước lượng và kết luận, do đó cũng bao hàm các cách thức giải quyết vần đề hay các quyết định được đưa ra. Vì vậy, nói rằng sản phẩm của tư duy phê phán là các phán đốn có ý nghĩa rất khái quát. Tuy nhiên, tư duy phê phán hướng đến trí thơng minh nên các sản phẩm được nhắm đến của tư duy phê phán phải là các phán đoán tốt. Sự khác biệt cơ bản giữa một phán đốn tốt và một phán đốn khơng có giá trị là tính ứng dụng thực tiễn của nó. Một phán đốn tốt là kết quả của sự xem xét đến tất cả mọi vấn đề liên quan, bao gồm cả chính phán đốn đó. Một phán đốn tốt phải là sản phẩm của một tiến trình tư duy thuần thục về kĩ năng và có sử dụng các thủ thuật và cơng cụ hỗ trợ thích hợp.

Tư duy phê phán là loại tư duy ứng dụng. Do đó, nó khơng chỉ nhắm đến việc đạt được sự hiểu biết, mà còn là việc vận dụng kiến thức để tạo ra những thay đổi tích cực. Nói một cách tóm tắt: Sản phẩm tối thiểu của tư duy phê phán là các phán đốn, và sản phẩm tối đa của nó là sự ứng dụng thực tiễn của các phán đốn đó.

Tư duy phê phán là tư duy dựa vào tiêu chuẩn. Có một mối quan hệ logic giữa các khái niệm tư duy phê phán, tiêu chuẩn và phán đốn, đó là: Tư duy phê phán được nhận định như là một loại tư duy đáng tin cậy, thuần thục về kĩ năng và khả năng đánh giá.

Tư duy phê phán là tư duy tự điều chỉnh. Phần nhiều những suy nghĩ của chúng ta là rất chủ quan, chúng ta khơng thường tự tranh luận với mình xem điều mình nghĩ là đúng hay sai. Chúng ta thường suy nghĩ một cách chung chung, từ việc này liên tưởng đến việc khác, nhưng không quan tâm đầy đủ đến vấn đề chân lý hay giá trị, và thậm chí ít quan tâm đến khả năng có thể mắc sai sót. Mặc dù chúng ta có thể tự phản ánh chính suy nghĩ của mình, nhưng vẫn có thể làm điều đó một cách chủ quan. Vì thế, việc phát hiện ra những mâu thuẫn, thiếu căn cứ, nhầm lẫn trong tiến trình tư duy của mình và sửa chữa tất cả các lỗi là một mục tiêu của tư duy phê phán.

Tư duy phê phán thể hiện sự nhạy cảm trước bối cảnh. Tư duy nhạy cảm với bối cảnh có nghĩa là:

- Nhận thức được các tình huống ngoại lệ khác thường.

- Nhận thức được các giới hạn đặc biệt, các biến cố, các rào cản của suy luận có lý (những thành kiến, định kiến).

- Nhận thức được tính tổng thế và nhạy cảm với những cái đặc biệt và duy nhất.

- Nhận thức được các dấu hiệu khơng điển hình.

1.2.2.3. Dấu hiệu của năng lực tư duy phê phán

Dấu hiệu của năng lực tư duy phê phán:

- Có khả năng đề xuất các câu hỏi, tranh luận.

- Có khả năng đánh giá tính hợp lý của các cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Sẵn sàng xem xét các ý kiến khác nhau. - Có khả năng đưa ra các quyết định.

- Có khả năng nhận ra các thiếu sót, sai lầm. - Có khả năng sửa chữa sai lầm.

Dấu hiệu của năng lực tư duy phê phán trong Toán học - Biết phân tích đúng đắn, rõ ràng các yêu cầu của bài toán.

- Khai thác các giả thiết của bài tốn theo nhiều khía cạnh khác nhau để tìm ra cách giải phù hợp.

- Biết liên hệ các dữ kiện cần thiết trong một bài toán. - Biết đưa ra những dự đoán cần thiết để giải bài toán.

- Đặt ra các câu hỏi và trả lời trong q trình đi đến lời giải của bài tốn. - Sắp xếp lời giải một cách logic, phù hợp đối với bài tốn.

- Có thể tìm kiếm những căn cứ trong các lập luận khi giải giải quyết vấn đề.

- Sẵn sàng xem xét các ý kiến khác nhau với thái độ hồi nghi tích cực. - Có khả năng phản bác lại ý kiến của người khác với luận cứ chắc chắn, đầy đủ và khẳng định, bảo vệ, thể hiện, chứng minh quan điểm và lời giải của mình là đúng.

- Có khả năng nhận ra những thiếu sót, sai lầm trong q trình lập luận giải quyết bài tốn.

- Có khả năng sửa chữa sai lầm khi lập luận để chứng minh hoặc giải tốn. - Có khả năng phát hiện, tìm tịi nhiều cách giải khác nhau trong một bài toán và biết lựa chọn phương pháp phù hợp, tối ưu nhất dể hoàn thiện bài giải.

- Tổng hợp cách giải, so sánh, đánh giá các cách giải trong một bài tốn. - Biết phân tích, liên hệ, mở rộng, phát triển thành bài toán mới

Những dấu hiệu này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nên việc phân chia chỉ mang tính tương đối. Trong dạy tốn, các loại hình tư duy khơng tồn tại độc lập mà có quan hệ mật thiết với nhau. Việc kết hợp chúng và mức độ sử dụng như thế nào còn phải phụ thuộc vào nội dung từng bài học cũng như phương pháp dạy của người thầy.

Bài tốn 1: Đề thi cuối kì I mơn Tốn lớp 12 ở một trường trung học gồm hai loại đề tự luận và trắc nghiệm. Một học sinh dự thi phải thực hiện hai đề thi gồm 1 đề tự luận và 1 đề trắc nghiệm, trong đó tự luận có 11 đề, trắc nghiệm có 12 đề. Hỏi mỗi học sinh có bao nhiêu cách chọn đề thi?

Học sinh nắm vững đây là bài tốn thực tế và có thể dự đốn được kết quả của bài toán. Số cách chọn đề tự luậnlà 11 đề, số cách chọn đề trắc nghiệm là 12 đề. Nên có 11.12=132 (cách). Từ đó có thể sáng tạo ra các bài toán mở rộng hơn như:

Bài toán 2: Một nữ sinh trung học khi đến trường có thể chọn một trong hai bộ trang phục là quần trắng áo dài hoặc quần xanh áo sơ mi. Nữ sinh có 6 chiếc quần trắng, 5 áo dài, 4 quần xanh và 3 áo sơ mi thì có bao nhiêu cáchchọn trang phục?

Giải

- Nữ sinh được chọn một trong hai bộ trang phục Trường hợp 1: Quần trắng + áo dài

- Có 6 cách chọn quần trắng - Có 5 cách chọn áo dài

Vậy có 5.7=35 cách chọn bộ trang phục thứ nhất Trường hợp 2: Quần xanh + áo sơ mi

- Có 4 cách chọn quần xanh - Có 3 cách chọn áo sơ mi

Vậy có 4.6 = 12 cách chọn bộ trang phục thứ 2

Nếu học sinh có biểu hiện phân tích đúng đắn, rõ ràng các yêu cầu của bài toán cần số cách chọn trang phục. Chọn trang phục có 2 cách kết hợp:Chọn quần trắng và áo dài hoặc quần xanh và áo sơ mi. Nếu với học sinh chưa biết cách làm, các em có thể vẽ sơ đồ và dự đốn các khả năng xảy ra, sau đó tự đặt câu hỏi, tự trả lời để đến được kết quả cuối cùng. Từ bài toán trên, học sinh có thể liên hệ mở rộng bài tốn mới:

Bài toán 3: Cho tập A = {0,1,2,3,4,5,6,7,8,9}

a. Từ tập A có thể lập được bao nhiêu số lẻ có 6 chữ số khác nhau?

b. Từ tập A có thể lập được bao nhiêu số có 5 chữ số khác nhau sao cho các số này chiahết cho 5?

Từ bài toán trên học sinh sẵn sàng xem xét các ý kiến khác nhau với thái độ hồi nghi tích cực.

Với câu a, học sinh phải xem xét và nghiên cứu trường hợp a=0 và a khác 0. Học sinh phải có quan điểm của mình, bảo vệ quan điểm của mình khi có sự thắc mắc của các bạn. Nếu sai, sẵn sàng tham khảosửa chữa sai lầm và đóng góp với ý kiến của các bạn để được kết quả tốt nhất, chính xác nhất.

Với câu b, học sinh phải xem xét bài tốn dưới góc độ nhiều chiều. Cách chọn của chữ số cuối cùng (=0 hoặc 5) có liên quan tới số cách chọn chữ số đầu tiên. Nếu có khả năng phát hiện, tìm tịi nhiều cách giải khác nhau trong một bài toán và biết lựa chọn phương pháp phù hợp, tối ưu nhất dể hồn thiện bài giải thì càng tốt.

1.2.2.4. Mối quan hệ giữa tư duy phê phán và tư duy sáng tạo

Tư duy phê phán và tư duy sáng tạo cùng là hai kĩ năng quan trọng của tư duy bậc cao. Có nhiều quan điểm về mối quan hệ giữa hai loại hình tư duy này.

Quan điểm thứ nhất cho rằng tư duy phê phán là biểu hiện bậc thấp của tư duy sáng tạo.

Quan điểm thứ hai cho rằng tư duy phê phán và tư duy sáng tạo là khác nhau về cơ bản.

Tư duy phê phán Tư duy sáng tạo

Logic Không logic

Hợp lý Không hợp lý Tuyến Tính Khơng tuyến tính

Quan điểm thứ ba cho rằng tư duy sáng tạo và tư duy phê phán là không thể tách rời, không thể so sánh.Tôi thực hiện luận văn này theo quan điểm thứ ba, tư duy phê phán và tư duy sáng tạo là đan xen và không phân chia, chúng đan xen và xuyên suốt lẫn nhau trong mọi quá trình tư duy bậc cao. Có tư duy phê phán là tiền đề để sáng tạo, và tư duy sáng tạo cũng cần có phê phán để đưa ra những ý tưởng, những cách giải quyết mới và có giá trị,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tư duy phê phán của học sinh trong dạy học chủ đề hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp chương trình lớp 11 – ban nâng cao (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)