Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1.1. Cơ sở xây dựng biện pháp
Tư duy phê phán bao gồm 2 hướng chính mà các nhà triết học hay các nhà khoa học gia thường gọi là logic. Hai loại logic cơ bản là diễn dịch và quy nạp.
- Diễn dịch (phân tích), liên quan tới việc chuyển từ các câu hỏi hay tuyên bố khái quát về vài khía cạnh của thực tế sang những câu hỏi cụ thể hơn. Tư duy diễn dịch hoặc phân tích mà trong đó các sự kiện lớn được chia nhỏ, được mổ xẻ thành những phần nhỏ hơn. Dùng cách này là một trong những phương pháp tư duy để tìm ra đáp án hoặc giải đáp.
- Quy nạp (tổng hợp), liên quan tới việc chuyển từ những câu hỏi cụ thể về những khía cạnh thực tế sang những câu tổng quát hơn. Họ thể hiện nỗ lực nhằm tìm ra sự thật rộng lớn, khái quát hơn từ những cái nhỏ hơn; tìm ra cái tổng thể bằng cách kết hợp nhiều phần với nhau. Câu hỏi trung tâm của những nhà tư tưởng quy nạp là “Liệu phần cụ thể này có ý nghĩa hoặc gắn kết gì với tổng thể không?"
Khi học bất cứ một nội dung nào, học sinh cũng cần phải hiểu và nhớ được lý thuyết, sau đó tìm hiểu đề bài, phân tích đề bài từ đó tìm ra hướng giải đúng. Phân tích có nghĩa là chẻ vấn đề ra thành từng mảnh nhỏ, để hiểu từng chi tiết, từng khía cạnh nhỏ, hiểu được vấn đề từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài. học sinh cần phải quan sát cẩn thận các thơng tin có được và tiến hành phân tích từng khía cạnh của vấn đề. Khi đó, học sinh có thể nhìn nhận một cách khách quan về bản chất và hiện trạng của thơng tin có được.
sánh, kiểm tra, phân loại, nguyên nhân chính, mối quan hệ, phân biệt, đặc trưng,...