Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.3. Tư duy phê phán trong giáo dục học sinh trung học phổ thông
Trong nền giáo dục phổ thông là cấp độ giáo dục phổ cập nhưng đồng thời cũng là nền giáo dục cần thiết để học sinh có thể học lên Đại học. Với những học sinh chỉ phổ cập hết phổ thơng, địi hỏi các em phát huy hơn nữa tư duy phê phán vào cuộc sống. Còn đối với học sinh thi Đại học - Cao đẳng thì địi hỏi tinh thần tự học – tự nghiên cứu trong thời gian là sinh viên, đồng thời cũng yêu cầu phát triển tư duy cho học sinh, nhất là tư duy bậc cao, nhằm làm hành trang vào đời cho người học.
Tư duy phê phán giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề theo những góc độ khác nhau, vừa sâu sắc, vừa toàn diện. Tư duy phê phán là một q trình vận dụng tích cực trí tuệ vào việc phân tích, tổng hợp, đánh giá sự việc, ý tưởng, giả thuyết,.... Từ sự quan sát, kinh nghiệm, thông tin, chứng cứ và lý luận nhằm đưa ra nhận định về sự việc,quyết định và hình thành cách ứng xử của mỗi người. Vì vậy, nó khơng đơn thuần là một phẩm chất của con người, mà còn là một kỹ năng cần được học tập, rèn luyện và phát triển.
Khả năng tư duy phê phán vô cùng quan trọng, theo [7], sinh viên cần “phát triển và vận dụng có hiệu quả các kỹ năng tư duy phê phán vào các nghiên cứu học thuật của mình, vào các vấn đề phức tạp mà họ phải đối mặt và vào các lựa chọn có phê phán mà họ sẽ buộc phải thực hiện do có sự bùng nổ thơng tin và những biến đổi cơng nghệ nhanh chóng khác”. Vì vậy, một số tác giả cho rằng việc giảng dạy tư duy phê phán có tầm quan trọng đối với chính tình trạng của dân tộc. Đặc biệt, để thành công trong một xã hội hiện đại - dân chủ, mọi người phải có khả năng tư duy một cách có phê phán để ra những quyết định có cơ sở về các cơng việc của bản thân và xã hội.
Đối với học sinh, sở hữu khả năng tư duy phê phán thành thạo có nghĩa là bạn đã đạt một hành trang thiết yếu quan trọng để thành công tại các trường đại học nước ngoài. Kỹ năng tư duy phê phán không chỉ giúp bạn hiểu được những bài học sâu và rộng trong sách vở tài liệu mà còn giúp bạn trong khi viết tiểu luận, nghe giảng và cả khi làm bài thi. Nếu học sinh học cách tư duy phê phán có hiệu quả, họ có thể sử dụng tư duy tốt như là sách cẩm nang cho đời sống của mình.
1.2.3.2. Tại sao phải cần có tư duy phê phán?
Ta có thể liệt kê vài lý do chính về sự quan trọng và cần thiết của tư duy phê phán:
Thứ nhất,trong học đường. Học không phải chỉ để biết. Biết là tầng
thấp nhất của sự học. Đó chỉ là những kiến thức chết và nếu học chỉ để biết thì đó là "học vẹt". Khổng Tử đã đề ra những bước cần thiết trong việc học cách
đây cả hàng ngàn năm, như sau: "Bác học chi, thẩm vấn chi, thận tư chi, minh biện chi, đốc hành chi" có nghĩa là "học cho rộng, hỏi cho kỹ, suy nghĩ cho cẩn thận, phân tích cho rõ ràng, và thực hành cho tốt". Một sự học đầy đủ phải gồm tất cả những bước kể trên. Những bước học do Khổng Tử đề ra cũng tương đương với bảng phân loại của Bloom. Sự học chỉ có thể tiến xa và lên cao được nếu và chỉ nếu học sinh được trang bị những kỹ năng tư duy phê phán, và lúc đó mới có hy vọng phát triển được bản thân và đóng góp được cho học thuật và xã hội.
Thứ hai, trong công việc. Trong xã hội nông nghiệp và những nước
chưa phát triển kỹ nghệ, công việc tương đối dễ dàng, cứ theo truyền thống mà làm. Nhưng trong xã hội kỹ nghệ và công nghiệp, trong hầu hết những lãnh vực nghề nghiệp, nhân viên buộc phải có tư duy phê phán hầu có thể "xử lý" nhiều nguồn thơng tin lắm lúc trái ngược nhau và đưa ra những quyết định đúng đắn.
Thứ ba, trong đời sống cá nhân. Xã hội ngày nay là một xã hội đang
"bùng nổ" về thơng tin. Có q nhiều phương tiện truyền thơng, nào là truyền hình, truyền thanh, rồi đến mạng lưới toàn cầu, rồi mạng xã hội (Facebook, Twitter,...),điện thoại di động truyền tải thông tin. Hàng ngày chúng ta "bị" vô vàn tin tức tấn công theo nhiều kiểu, nhiều cách. Để có thể trở thành những cơng dân có hiểu biết - khỏi bị "lừa" bởi những quảng cáo không đúng sự thật, và bị "mị" bởi những sự nguỵ biện trong chính trị - tư duy phê phán là kỹ năng không thể thiếu của con người trong thời buổi hiện đại.
1.2.3.3. Tại sao lại giảng dạy môn tư duy phê phán?
Olver và Utermohlen xem các sinh viên như là những người tiếp nhận thông tin thường quá thụ động. Nhờ vào cơng nghệ, khối lượng lớn các thơng tin có sẵn hiện nay là vơ kể. Sự bùng nổ thơng tin này có lẽ vẫn cịn tiếp diễn trong tương lai. Các sinh viên cần một hướng dẫn để loại bỏ tồn bộ thơng tin và khơng phải tiếp nhận nó một cách thụ động. Các sinh viên cần "phát triển và vận dụng có hiệu quả các kỹ năng tư duy phê phán vào các nghiên cứu học
thuật của mình, vào các vấn đề phức tạp mà họ phải đối mặt, vào các lựa chọn có phê phán mà họ sẽ buộc phải thực hiện do có sự bùng nổ thông tin và những biến đổi cơng nghệ nhanh chóng khác".
Đối với giáo dục, phê phán có cùng mục tiêu chung là khai phóng người học (emancipate the learners) ở khía cạnh thay đổi nhận thức, theo đuổi kiến thức, tự do học tập, sáng tạo từ chính ao ước, nhu cầu, năng lực và bối cảnh của từng người ở từng xã hội khác nhau. Tư duy phê phán không đồng nghĩa với việc cãi lại giáo viên, không vâng lời mà kết quả của một quá trình rèn luyện của người học cùng với người dạy, dưới tác động của gia đình và xã hội, các ý kiến được khuyếnkhích đưa ra để thảo luận với lý luận chân chính và khơng có sự áp đặt cho một xu hướng hay quan điểm nào được xem là đáp án.