Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển văn hóa tổ chức ở Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên (Trang 90)

2.3.3 .Nguyên nhân của thực trạng

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất của VH nói chung và VHTC nói riêng. VH bản thân nó là một chỉnh thể tồn vẹn tạo thành hệ thống có cấu trúc chặt chẽ. Các bộ phận, thành tố trong cấu trúc VH có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Sự thay đổi của một thành tố có thể kéo theo sự thay đổi của tồn bộ cấu trúc VH. Vì vậy, các biện pháp đƣa ra cần phải tác động đến tất cả các thành tố trong cấu trúc VHTC cũng nhƣ các yếu tố ảnh hƣởng đến việc xây dựng VHTC.

Mặt khác, VH là sản phẩm của một cộng đồng, đƣợc tạo nên bởi tất cả các thành viên trong cộng đồng ấy. Vì vậy, xây dựng VHTC khơng chỉ có vai trị của GĐ mà đòi hỏi sự tham gia của tất cả các thành viên TT, từ CB, GV cho đến tồn thể HS và có sự tham gia của cộng đồng, xã hội. Vì vậy, các biện pháp đƣa ra phải toàn diện, đảm bảo phát huy vai trò của tất cả các thành viên tham gia vào việc xây dựng VHTC.

Ngoài ra, xuất phát từ khoa học quản lí, các biện pháp xây dựng VHTC cũng phải đảm bảo tính hệ thống, thể hiện tính tồn diện và đồng bộ trong cơng tác quản lí của GĐ.

Nhƣ vậy, chỉ khi đề xuất và thực hiện đồng bộ, có hệ thống các biện pháp xây dựng VHTC thì mới xây dựng đƣợc VHTC tích cực, phục vụ hiệu quả cho việc nâng cao chất lƣợng giáo dục.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển

VH muốn tồn tại và phát triển phải gắn liền với cuộc sống của con ngƣời. Các thành tố của VH hiện hữu hàng ngày trong đời sống, đƣợc kế thừa và phát triển thông qua các hoạt động của con ngƣời. Khơng có VH nào đƣợc hình thành, phát triển mà lại khơng có gốc rễ, căn nguyên từ cuộc sống con ngƣời. Khi cuộc sống con ngƣời thay đổi, văn hóa cũng thay đổi theo. VHTC khơng nằm ngồi quy luật này. Vì vậy, tất cả các biện pháp đƣa ra để xây dựng VHTC phải gắn liền với hiện thực sinh động của chính tổ chức đó.

Ngun tắc này địi hỏi các biện pháp xây dựng VHTC đƣa ra phải xuất phát từ thực tiễn: thực trạng VHTC và thực trạng xây dựng VHTC ở TT GDTX huyện Điện Biên, từ những hạn chế trong thực tiễn xây dựng VHTC ở TT hiện nay. Các biện pháp đề xuất cần nằm trong khuôn khổ và điều kiện thực tế của TT để chắc chắn có thể thực hiện đƣợc và thực hiện thành cơng. Ngồi ra, trong thực tiễn xây dựng VHTC cần nhanh nhạy trong việc phát hiện các vấn đề nảy sinh để đề xuất các biện pháp tác động phù hợp. Các biện pháp xây dựng VHTC cần cụ thể hóa đƣờng lối, mục tiêu phát triển của Đảng, Nhà nƣớc, địa phƣơng và phù hợp với các chế định của ngành.

Để đảm bảo nguyên tắc phù hợp với hiện thực sinh động của các biện pháp xây dựng VHTC cần tránh đƣa ra các biện pháp xa với thực tiễn mặc dù các biện pháp ấy có thể đúng và hợp lí. Do đó một u cầu bắt buộc đó là khơng đƣợc áp đặt ý kiến chủ quan, phải tổng kết thực tiễn xây dựng VHTC và từ thực tiễn xây dựng VHTC để đề xuất các biện pháp cụ thể.

Các biện pháp xây dựng VHTC chỉ có thể tồn tại đƣợc và có ý nghĩa thực tiễn trong chỉ đạo giáo dục khi các biện pháp ấy mang tính cụ thể, phù hợp thực tiễn giáo dục đặt ra.

Bất kì một tổ chức nào cũng có VH của tổ chức đó. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng VHTC theo những định hƣớng cụ thể. Trong khuôn khổ đề tài,

tác giả đề xuất những biện pháp xây dựng VHTC nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục, vì vậy các biện pháp xây dựng VHTC đƣa ra phải đảm bảo gắn liền với mục tiêu giáo dục và hƣớng tới nâng cao chất lƣợng giáo dục của TT.

Xây dựng VHTC phải đề xuất đƣợc các biện pháp tác động vào những yếu tố có ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng giáo dục. Việc lựa chọn các yếu tố có ảnh hƣởng trực tiếp đến VHTC khơng có nghĩa bỏ qua các yếu tố khác bởi nhƣ đã phân tích ở trên, các yếu tố của VHTC có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tác động vào yếu tố này sẽ làm thay đổi các yếu tố khác. Quan trọng nhất là phải chọn đƣợc những yếu tố then chốt để tạo nên tác động dây truyền, từ đó hình thành nên một VHTC tích cực, tồn diện, phục vụ hiệu quả cho việc nâng cao chất lƣợng giáo dục của TT.

Bản thân VH có tính lịch sử, VHTC của TT GDTX huyện Điện Biên trong thời gian qua cũng có nhiều yếu tố tích cực, lãnh đạo TT cũng đã có những biện pháp thiết thực nhất định để xây dựng VHTC. Do vậy, các biện pháp đề xuất bên cạnh tính phát triển, hƣớng đến nâng cao chất lƣợng giáo dục cũng cần phải có tính kế thừa để phát huy đƣợc nền tảng tích cực sẵn có.

3.1.3. Ngun tắc đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm TTGDTX cấp huyện huyện

Bất kì một tổ chức nào cũng có VH của tổ chức đó. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng VHTC theo những định hƣớng cụ thể. Trong khuôn khổ đề tài, tác giả đề xuất những biện pháp xây dựng VHTC nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục, vì vậy các biện pháp xây dựng VHTC đƣa ra phải đảm bảo gắn liền với mục tiêu giáo dục và hƣớng tới nâng cao chất lƣợng giáo dục của TT.

Xây dựng VHTC phải đề xuất đƣợc các biện pháp tác động vào những yếu tố có ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng giáo dục. Việc lựa chọn các yếu tố có ảnh hƣởng trực tiếp đến VHTC khơng có nghĩa bỏ qua các yếu tố khác bởi nhƣ đã phân tích ở trên, các yếu tố của VHTC có quan hệ chặt chẽ với

nhau. Tác động vào yếu tố này sẽ làm thay đổi các yếu tố khác. Quan trọng nhất là phải chọn đƣợc những yếu tố then chốt để tạo nên tác động dây truyền, từ đó hình thành nên một VHTC tích cực, toàn diện, phục vụ hiệu quả cho việc nâng cao chất lƣợng giáo dục của TT.

Bản thân VH có tính lịch sử, VHTC của TT GDTX huyện Điện Biên trong thời gian qua cũng có nhiều yếu tố tích cực, lãnh đạo TT cũng đã có những biện pháp thiết thực nhất định để xây dựng VHTC. Do vậy, các biện pháp đề xuất bên cạnh tính phát triển, hƣớng đến nâng cao chất lƣợng giáo dục cũng cần phải có tính kế thừa để phát huy đƣợc nền tảng tích cực sẵn có.

3.2. Các biện pháp phát triển văn hóa tổ chức tại Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

3.2.1. Định hình hệ thống giá trị cốt lõi của tổ chức, Nâng cao nhận thức về về giá trị cốt lõi cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên của TT

3.2.1.1 Mục đích và ý nghĩa

VHTC là một vấn đề rất mới. Vì vậy, việc nhận thức đúng đắn vấn đề này không phải là một điều đơn giản. Hiện nay cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên, học sinh của TT vẫn chƣa hiểu đầy đủ về VHTC, vai trò của VHTC trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục. Do đó cần khảo sát đánh giá các giá trị văn hóa đang tồn tại trong TT. Nhận ra đâu là những giá trị cốt lõi cần củng cố và giữ gìn. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, các hội thảo,... để giúp cho các thành viên TT nâng cao nhận thức và hiểu đƣợc một cách khoa học về thuật ngữ, khái niệm VHTC; đồng thời qua đó sẽ xác định đƣợc các giá trị cốt lõi, xác định đƣợc vai trò, trách nhiệm cũng nhƣ những hoạt động cụ thể của bản thân để phát triển VHTC.

3.2.1.2. Nội dung và quy trình thực hiện

Nâng cao khả năng nhận thức của đội ngũ CBQL, GV, NV TT GDTX huyện Điện Biên về các vấn đề liên quan tới VHTC và phát triển VHTC một cách hợp lý để nâng cao chất lƣợng giáo dục của TT:

+ Sƣu tầm và phổ biến lý luận và thực tiễn VHTC tới đội ngũ CBQL, GV, NV

+ Phổ biến những quan điểm về VHTC mang tính cốt lõi, lành mạnh, hiệu quả, phù hợp , với thực tiễn địa phƣơng để các thành viên trong TT.

+ Đƣa ra lý thuyết về VHTC và các chỉ số thể hiện VHTC của TT GDTX.

+ Bồi dƣỡng rèn luyện cho các thành viên trong TT GDTX những kỹ năng cần thiết nhƣ: kỹ năng quản lý, kỹ năng giảng dạy, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống… trong tổ chức trên nền tảng văn hóa của một tổ chức biết học hỏi, hợp tác và làm việc chuyên nghiệp.

* Quy trình thực hiện:

- Xác định giá trị cốt lõi, xây dựng kế hoạch cho các hoạt động bồi dƣỡng rèn luyện để nâng cao nhận thức về VHTC cho CBQL, GV, NV, HV TT GDTX

+ Xem xét thực trạng về mức độ nhận thức của CBQL, GV, NV, HS của TT GDTX huyện Điện Biên về VHTC.

+ Đề ra các mục tiêu để bảo vệ giá trị cốt lõi và nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV, HV của TT GDTX huyện Điện Biên.

+ Dự kiến các nguồn lực nhƣ: con ngƣời, cơ sở vật chất, tài chính, thời gian,... để thực hiện mục tiêu đã đề ra.

+ Dự kiến các phƣơng pháp tiến hành nâng cao nhận thức về văn hóa quản lý cho CBQL, GV, NV, HV của TT GDTX huyện Điện Biên.

+ Khảo sát đánh giá các giá trị văn hóa đang tồn tại trong TT, xác định những giá trị cốt lõi của tổ chức.

+ Phân bổ nhân lực để thực hiện kế hoạch chia sẻ, hiện thực hóa các giá trị cốt lõi, nâng cao nhận thức về VHTC.

+ Phân bổ nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, thời gian cho từng nội dung hoạt động nâng cao nhận thức về VHTC cho CBQL, GV, NV, HV của TT GDTX huyện Điện Biên.

- Kiểm tra đánh giá cá nhân khi họ thực hiện tham gia vào việc bảo vệ

giá trị cốt lõi, nâng cao nhận thức về VHTC.

+ Thiết lập các chuẩn đánh giá về mức độ thực hiện các mục tiêu nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV về VHTC.

+ Theo dõi ý thức học tập và đánh giá hiệu quả vận dụng các giá trị cốt lõi và các kiến thức đã học vào thực tế của CB, GV, NV.

+ Tìm hiểu nguyên nhân những mặt đạt đƣợc hoặc chƣa đạt đƣợc trong việc nâng cao nhận thức về VHTC cho CBQL, GV, NV từ đó có các giải pháp khắc phục.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

- Phải mời đƣợc các chuyên gia có sự am hiểu về VHTC để tiến hành các buổi tập huấn, hội thảo.

- Có bộ cơng cụ để đánh giá thực trạng VHTC, xác định những giá trị cốt lõi để có biện pháp nâng cao phù hợp, hiệu quả.

- TT GDTX huyện Điện Biên phải có nguồn kinh phí nhất định và có các phƣơng tiện cần thiết phục vụ cho hoạt động nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV của TT về VHTC

3.2.2. Xây dựng hình ảnh Người lãnh đạo - nhân vật điển hình đại diên cho giá trị của tổ chức

3.2.2.1 Mục đích và ý nghĩa

- Để xây dựng VHTC thành cơng cần có vai trò nòng cốt của ngƣời lãnh đạo. Nếu ngƣời lãnh đạo không gƣơng mẫu thực hiện các chuẩn mực VHTC thì sẽ khơng thuyết phục đƣợc CB, GV, NV TT thực hiện theo.

- Khi ngƣời lãnh đạo trở thành tấm gƣơng mẫu mực về VHTC của TT, các chuẩn mực VHTC sẽ đƣợc hiện thực hóa một cách sinh động. CB, GV, NV dễ dàng hình dung đƣợc mơ hình lý tƣởng về VHTC mà TT hƣớng đến.

- Tạo động lực, nâng cao ý thức tự giác cho CB, GV, NV trong việc xây dựng văn hóa chung của TT.

3.2.2.2. Nội dung và quy trình thực hiện

* Nội dung biện pháp:

- Ngƣời lãnh đạo phải gƣơng mẫu chấp hành mọi nội quy, quy chế của TT. Đặc biệt là gƣơng mẫu thực hiện những giá trị cốt lõi, Quy chế VHTC đã xây dựng.

- Luôn đặt ra những chuẩn mực và yêu cầu cao cho bản thân để thực hiện. Thống nhất giữa lời nói với việc làm.

- Khơng ngừng hồn thiện bản thân về mọi mặt: phẩm chất chính trị, đạo đức, nhân cách, năng lực quản lí.

- Tơn trọng, lắng nghe, chia sẻ và hợp tác hiệu quả với tất cả các thành viên trong NT.

* Cách thức thực hiện:

- Ngƣời lãnh đạo trƣớc hết cần tự xem xét, đánh giá lại bản thân.

- Đối chiếu với các chuẩn mực mà CB, GV, NV, HV trong TT cần vƣơn tới. Những phƣơng diện nào chƣa hồn thiện cần tích cực sửa chữa.

- Tiếp thu ý kiến đóng góp của CB, GV, NV NT để khơng ngừng hồn thiện mình.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

- Nhận thức đúng đắn của ngƣời lãnh đạo về vai trị của mình trong việc gìn giữ giá trị cốt lõi và phát triển VHTC.

- Đầu tƣ xây dựng kế hoạch, tiềm lực con ngƣời, tài chính cơng sức và sự tâm huyết để bảo vệ giá trị cốt lõi và phát triển VHTC.

3.2.3. Quản lý sự thay đổi, xây dựng và chia sẻ sứ mệnh, tầm nhìn của trung tâm nâng cao hiệu quả giáo dục của trung tâm nâng cao hiệu quả giáo dục

3.2.3.1. Mục đích và ý nghĩa

Xác định đƣợc bối cảnh, mong muốn đích đến, lộ Trình thực hiên từ đó xây dựng và chia sẻ sứ mệnh, tầm nhìn của TT nhằm đƣa ra một định hƣớng thống nhất cho sự phát triển của TT. Sứ mệnh của TT đƣợc xây dựng và phổ biến đến toàn thể CB, GV, HS TT cũng nhƣ tuyên bố rộng rãi trong cộng đồng là sự thể hiện niềm tin vào lí do tồn tại, ý nghĩa tồn tại của TT. Đồng thời, việc xây dựng tầm nhìn chính là vẽ ra một viễn cảnh cần đạt đến trong tƣơng lai để tạo ra sự nỗ lực, cố gắng trong tập thể CB, GV, HS.

Mục tiêu biện pháp gồm ba nội dung cơ bản:

- Lãnh đạo sự thay đổi, xác định bối cảnh, mong muốn đích đến, lộ trình tực hiện.

- Xây dựng sứ mệnh, tầm nhìn của TT phù hợp, tập trung vào chất lƣợng dạy học và không ngừng nâng cao chất lƣợng dạy học.

- Chia sẻ sứ mệnh, tầm nhìn đến tồn thể CB, GV cũng nhƣ tuyên bố rộng rãi đến cộng đồng.

Từ thực trạng VHTC và việc thực hiện các biện pháp xây dựng VHTC của TT GDTX huyện Điện Biên hiện nay có thể thấy, biện pháp xây dựng,

quản lý sự thay đổi, chia sẻ sứ mệnh, tầm nhìn của TT là hết sức cần thiết bởi vấn đề này hết sức quan trọng đối với VHTC nhƣng lại chƣa hề đƣợc quan tâm thực hiện trên thực tế. CBQL, GV, NV cần biết rõ tầm nhìn, sứ mệnh của TT để có định hƣớng cho sự phát triển bản thân, đóng góp vào sự phát triển chung của tổ chức.

3.2.3.2. Nội dung và quy trình thực hiện

Để tiến hành quản lý sự thay đổi, xây dựng và chia sẻ sứ mệnh, tầm nhìn của TT nâng cao hiệu quả giáo dục cần tiến hành các nội dung cụ thể sau đây:

- Ngƣời lãnh đạo phải thực hiện vai trò ngƣời đề xƣớng, ngƣời hƣớng dẫn các lỗ lực thay đổi, giữ vai trò dẫn dẫn dắt (bằng định hƣớng, mục tiêu).

- Đánh giá về nhiệm vụ và mục đích của TT đƣợc thể hiện nhƣ thế nào trên thực tế và qua tuyên bố sứ mệnh của TT. Đánh giá về nhiệm vụ và mục đích của TT thơng qua nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử của TT. Thu thập các báo cáo về tầm nhìn và sứ mệnh của TT trong vịng 05 đến 10 năm qua (trên bản tin, trang web, kế hoạch hàng năm…). Sắp xếp theo thứ tự thời gian, tìm ra sự thay đổi trong tầm nhìn, sứ mệnh của TT và chiều hƣớng của sự thay đổi đó.

- Xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh của TT hƣớng đến nâng cao hiệu quả giáo dục qua việc phát huy trí tuệ của tập thể. GĐ cùng với các thành viên TT cùng tham gia xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh của TT.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển văn hóa tổ chức ở Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)