Căn cứ vào yêu cầu và ý kiến của khách hàng để khai thác sản phẩm mới và cung cấp d ịch vụ chất lượng cao; 2 Xây dựng hệ thống tư vấn cho người tiêu dùng, cố gắng ở

Một phần của tài liệu Giáo trình đào tạo Kỹ năng tư vấn: Phần 1 (Trang 44 - 46)

- Quyền giảm chi phí giao dịch Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia và th ực hiện các giao dịch với chi phí thấp nhất cùng với hạn chế tối thiểu sự gian

1- Căn cứ vào yêu cầu và ý kiến của khách hàng để khai thác sản phẩm mới và cung cấp d ịch vụ chất lượng cao; 2 Xây dựng hệ thống tư vấn cho người tiêu dùng, cố gắng ở

mức cao nhất để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ để tăng cường sức mua của khách hàng; 3- Xây dựng quan niệm phục vụ là thứ nhất, doanh lợi là thứ hai. Tiến hành khai thác văn hóa đối với môi trường sinh tồn của doanh nghiệp, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp tốt đẹp.

Bốn là, xí nghiệp trong quá trình phát triển phải tăng cường ý thức đạo đức chung, quan tâm đến an sinh xã hội. Từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX vấn đề bảo vệ môi trường, vấn đề sản xuất các loại hàng hóa tiêu dùng khơng độc hại đã thành định hướng giá trị mới của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đó là một thách thức lớn đối với tất cả các doanh nghiệp. Ở nước ta hiện nay, các doanh nghiệp phát triển nhanh chóng nhưng hậu quả của sự phát triển ấy cũng hết sức nặng nề mà biểu hiện rõ nhất là ô nhiễm mơi trường và lãng phí tài ngun. Để khắc phục tình trạng đó, cần thơng qua văn hóa doanh nghiệp hướng tới mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững tránh được tình trạng phát triển vì lợi ích trước mắt mà bỏ qn lợi ích con người. Định hướng của phát triển là phải kết hợp một cách hữu cơ sự phát triển của doanh nghiệp với tiến bộ của loài người nhằm bảo đảm sự phát triển doanh nghiệp một cách liên tục, ổn định, hài hòa.

Năm là, xây dựng tinh thần trách nhiệm xã hội. Một doanh nghiệp khơng những phải coi sản phẩm của mình là một bộ phận làm nên quá trình phát triển nhân loại mà cịn phải coi việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp mình là một bộ phận của văn hóa nhân loại. Doanh nghiệp đóng góp cho xã hội khơng chỉ ở số lượng của cải mà còn phải thỏa mãn được nhu cầu văn hóa nhiều mặt của xã hội hiện đại như tích cực ủng hộ, tài trợ cho sự nghiệp giáo dục, văn hóa, xã hội, thúc đẩy khoa học - kỹ thuật phát triển và tiến bộ. Thơng qua các hoạt động nhân đạo và văn hóa này hình ảnh doanh nghiệp sẽ trở nên tốt đẹp hơn, uy tín của doanh nghiệp được nâng lên đáng kể. Đó cũng là hướng phát triển lành mạnh, thiết thực để các doanh nghiệp đóng góp ngày càng nhiều hơn vào cơng cuộc đổi mới, vì mục đích: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” mà Đảng ta đã đề ra và được toàn dân ủng hộ.

3.2. Một số giải pháp vượt rào cản đối với các dpanh nghiệp SMEs

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) được thành lập năm 1995, là sự kế tục và thay thế cho Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại, là diễn đàn thường trực đàm phán thương mại và là thể chế giải quyết các vấn đề tranh chấp phát sinh trong TMQT.

44

---------------------------------------------------------------------

WTO chứa đựng một hệ thống các quy định rất phức tạp và cụ thể cho các lĩnh vực như thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, các vấn đề đầu tư liên quan đến thương mại và sở hữu trí tuệ. Các quy định của WTO được xây dựng dựa trên 5 nguyên tắc cơ bản:

- Thương mại khơng có sự phân biệt đối xử. Nguyên tắc này yêu cầu các nước thành viên phải dành cho nhau đãi ngộ Tối huệ quốc (MFN) (tức là yêu cầu không phân biệt đối xử giữa hàng hoá và dịch vụ của các nước thành viên khác nhau) và Đãi ngộ quốc gia (NT) (yêu cầu mỗi nước thành viên không được phân biệt đối xử giữa hàng hoá và dịch vụ trong nước với hàng hố nhập khẩu).

- Đảm bảo tính ổn định cho hoạt động TMQT thông qua yêu cầu ràng buộc thuế quan và minh bạch hố chính sách

- Thương mại ngày càng tự do hơn thông qua đàm phán - Tạo môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng

- Dành những điều kiện đặc biệt cho các nước đang phát triển

Khi đã là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, dựa vào các nguyên tắc như trên của WTO chúng ta có thể đòi hỏi các nước phải mở cửa thị trường và phải dành các ưu đãi cho Việt Nam với tư cách là một nước đang phát triển. Đồng thời, khi có những tranh chấp thương mại xảy ra chúng ta có thể đưa vấn đề đó ra để Uỷ ban giải quyết các vấn đề tranh chấp trong WTO giải quyết. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta còn chưa phải là thành viên của WTO nên một mặt chúng ta chưa được hưởng các ưu đãi như một nước đã là thành viên của WTO và mặt khác khi giải quyết tranh chấp chúng ta lại chỉ được dựa vào các quy định trong Hiệp định thương mại song phương, khó tận dụng được sự đồng tình ủng hộ của các nước có chung lợi ích.

Mặt khác, hiện nay chúng ta cịn đang tiếp tục q trình xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta chưa được EU cũng như Hoa Kỳ cơng nhận là nước có nền kinh tế thị trường. Tất nhiên là các tiêu chí mà Hoa Kỳ hoặc EU đưa ra để công nhận một nước có nền kinh tế thị trường cũng rất linh hoạt và mang yếu tố chính trị nhiều hơn là những vấn đề kinh tế. Có thể nêu ra 6 tiêu chí của Hoa Kỳ như sau:

1. Phạm vi mà đồng tiền nước đó có thể chuyển đổi sang đồng tiền của các nước khác

2. Phạm vi và mức lương của người lao động ở nước đó được xác định trên cơ sở tự do thoả thuận giữa người lao động và người quản lý

3. Phạm vi mà các cơng ty nước ngồi được liên doanh và đầu tư ở nước đó 4. Phạm vi mà Chính phủ sở hữu hoặc kiểm soát đối với phương tiện sản xuất

5. Phạm vi mà Chính phủ kiểm sốt đối với việc phân bổ các nguồn lực và các quyết định về giá cả và sản lượng của doanh nghiệp

6. Các yếu tố khác mà cơ quan có thẩm quyền quản lý cho phù hợp

Một khi Việt Nam cịn chưa được cơng nhận là nước có nền kinh tế thị trường thì việc điều tra để giải quyết những tranh chấp phát sinh phải đưa vào tư liệu so sánh từ một nước thứ ba. Điều đó cũng sẽ gây bất lợi cho chúng ta khi phải tìm cách vượt các rào cản do phía đối tác áp đặt. Tất nhiên là khi giải quyết vấn đề tranh chấp thương mại

45

---------------------------------------------------------------------

phát sinh, vấn đề không chỉ dừng lại ở các số liệu, tư liệu điều tra đó có được độ chính xác thế nào để có thể làm cơ sở cho việc phán quyết mà vấn đề còn là ở chỗ sức mạnh kinh tế của quốc gia đó ra sao? kinh nghiệm xử lý tranh chấp thương mại quốc tế thế nào? để có thể tạo ra được vị thế và sức mạnh trong giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh.

3.2.1. Giải pháp về phía Nhà nước

Một phần của tài liệu Giáo trình đào tạo Kỹ năng tư vấn: Phần 1 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)