của các nước
Trong tình hình thế giới có nhiều biến động cả về kinh tế và chính trị, các nước nhập khẩu ln có sự thay đổi về pháp luật và chính sách thương mại để đối phó với sự biến động của tình hình thị trường. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam khơng có hoặc khơng biết thơng tin về những thay đổi đó thì những chính sách này sẽ trở thành rào cản thương mại, còn nếu biết trước và biết cụ thể thì có thể dễ dàng đối phó để vượt qua.
Chẳng hạn, xuất khẩu hàng nông sản vào thị trường Hoa Kỳ phải tuân thủ theo Dự luật 2002 về “bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phịng chống khủng bố sinh học” có hiệu lực từ ngày 12/12/2003. Theo đó, các cơ sở chế biến và kinh doanh thực phẩm tại Hoa Kỳ phải đăng ký kê khai tất cả các loại thực phẩm. Các cơ sở ở ngoài Hoa Kỳ phải uỷ quyền người đại diện tại Hoa Kỳ đăng ký thay, phải thông báo tin tức trước khi xuất khẩu thực phẩm và phải thông báo trước khi hàng nhập cảng không q 5 ngày. Nếu khơng, hàng có thể bị giữ tại cảng. Hoặc là, từ ngày 1/5/2004 thì EU đã mở rộng thành viên thành 25 nước, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào các nước thành viên mới của EU cũng sẽ phải thực hiện chế độ hạn ngạch do EU áp đặt. EU đang chuẩn bị ban hành chính sách hố chất mới trên tồn lãnh thổ EU. Chính sách mới sẽ bao gồm các quy định về đăng ký, kiểm tra, cấp phép và hạn chế đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu hành và sử dụng hố chất có khối lượng trên 1 tấnTrung Quốc đã là thành viên chính thức của WTO và Trung Quốc đang hoàn thiện hệ thống luật pháp của họ theo các cam kết khi gia nhập WTO. Những quy định mới của Trung Quốc về xuất nhập khẩu hàng hoá, về thuế quan và các biện pháp phi thuế quan cũng đang là những vấn đề hết sức mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Tóm lại, để có thể chủ động đối phó với sự thay đổi chính sách của các nước, Nhà nước cần phải thông tin đầy đủ và kịp thời cho các doanh nghiệp để chuẩn bị. Không những thế, các cơ quan thông tin đại chúng và các cơ quan nghiên cứu, đào tạo cần phải phổ biến, hướng dẫn một cách cụ thể các biện pháp đối phó có hiệu quả.