- Chủ động và sẵn sàng đối phó với các rào cản về chống bán phá giá.
16. Xem “Hướng dẫn doanh nghiệp về hệ thống thương mại quốc tế” của Trung tâm Thương mại quốc tế và Ban thư ký khối thịnh vượng chung (trang 207)
4.1. Lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp
4.1.1. Lựa chọn chiến lược phát triển quốc gia:
Từ nửa sau thập kỷ 90 của thế kỷ trước, tồn cầu hố kinh tế trở thành xu thế. Hàng rào bảo hộ bị cắt giảm thông qua việc ký kết các hiệp định mậu dịch tự do song phương và khu vực và việc hình thành Tổ chức thương mại thế giới, ranh giới kinh tế giữa các quốc gia bị giảm thiểu; sự phát triển của vận tải đa phương thức và dịch vụ logistic đã làm chi phí lưu chuyển hàng hố giữa các quốc gia giảm mạnh, thị trường trong nước và thị trường nước ngồi gần như thơng nhau.
Chiến lược công nghiệp hố thay thế nhập khẩu và cơng nghiệp hố hướng về xuất khẩu không cịn ngun nghĩa như khái niệm ban đầu của nó. Một sản phẩm cạnh tranh được trên thị trường trong nước cũng có khả năng cạnh tranh trên thị trường nước ngồi và ngược lại. Vì vậy, việc lựa chọn chiến lược phát triển của quốc gia phải dựa trên việc xây dựng năng lực cạnh tranh của quốc gia, của các ngành và sản phẩm và của doanh
68
---------------------------------------------------------------------
nghiệp về lâu dài.
Đối với năng lực cạnh tranh quốc gia, thời gian trước mắt cần dựa trên việc khai thác lợi thế so sánh tĩnh của Việt Nam, tuy nhiên trong quá trình thực hiện chiến lược phải hình thành và phát triển lợi thế so sánh động của đất nước mới có thể tham gia hiệu quả vào MLSXPPTC và thực hiện thành công chiến lược CNH, HĐH đất nước.
Việc phân tích thực tiễn cho thấy những lợi thế so sánh của Việt Nam như sau:
Thứ nhất, Việt Nam tiếp tục củng cố vị trí nơi đặt “nhà máy xuất khẩu” của các TNC thời gian tới. Với chi phí lao động rẻ hơn, mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam là 28%/năm (sớm được điều chỉnh giảm xuống còn 25%), Thái Lan là 30%/năm và Trung Quốc 33%/năm cùng những nỗ lực phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho các ngành công nghiệp quan trọng như cơ khí, chế tạo, điện tử, dệt may... Việt Nam đang chứng tỏ những ưu thế thu hút FDI cho xuất khẩu các sản phẩm này.
Thứ hai, Việt Nam có tiềm năng lớn để trở thành nơi tiếp nhận đầu tư trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D) từ xu hướng outsourcing của các TNC. Việc tiếp nhận đầu tư vào R&D sẽ giúp Việt Nam thực hiện đi tắt đón đầu nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
Trong giai đoạn 2011-2020, Việt Nam với những tiềm năng về kinh tế, nguồn nhân lực, sẽ trở thành địa điểm thu hút được nhiều FDI của các nhà đầu tư trên thế giới, đặc biệt là qua hình thức dịch vụ th ngồi (outsourcing). Đây là hiện tượng hiện đang diễn ra ở ấn Độ. Một điểm đặc biệt là nếu như hiện nay ấn Độ nổi lên là địa điểm dịch vụ thuê ngoài của các ngành cơng nghệ cao, cịn Trung Quốc thu hút FDI vào các ngành chế tác thì đến giai đoạn 2011-2020, hoạt động dịch vụ thuê ngoài tại Việt Nam sẽ nhằm vào cả hai lĩnh vực trên. FDI vào các ngành công nghệ cao là một xu hướng chung của cả thế giới. Còn đối với FDI vào các hoạt động chế tác, sở dĩ các hoạt động này được chuyển nhiều hơn sang Việt Nam vì Trung Quốc đang hướng tới thu hút đầu tư FDI vào các ngành cơng nghệ cao. Vì vậy, các nước đầu tư sẽ điều chỉnh chuyển dần các ngành sản xuất, chế tác sang các địa điểm có lợi thế tương đồng về nguồn nhân lực và trình độ phát triển với Trung Quốc và Việt Nam là một lựa chọn. Bên cạnh đó, cũng có thể giải thích việc chuyển hướng này xuất phát chính từ Trung Quốc, nước đang phát triển nổi lên trong giai đoạn 2011- 2020 này cũng muốn đầu tư ra bên ngoài, chủ yếu vào các ngành chế tác, để sản xuất trong nước chủ yếu tập trung vào các ngành công nghệ cao...
Như vậy, đối với chiến lược phát triển ngành/sản phẩm, cần kết hợp mở rộng tham gia GPDN theo hướng nỗ lực phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, trong khi cần tập trung trí tuệ và nguồn lực cho một số lĩnh vực hẹp của công nghệ cao (công nghệ nanô, sinh học, dịch vụ phần mềm, dịch vụ chuyên gia...).
4.1.2. Lựa chọn chiến lược ngành/sản phẩm
Để đạt được mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, Việt Nam cần tập trung nguồn lực phát triển một số ngành, lĩnh vực mũi nhọn, trọng điểm để có thể tạo ra bước phát triển nhảy vọt, phát huy tối đa lợi thế của Việt Nam trong phát triển kinh tế. Trước hết, Việt Nam cần phải đầu tư cơng nghiệp theo chiều sâu, tránh tình trạng đầu tư theo chiều rộng, dàn trải như hiện nay. Các ngành trọng điểm
69
---------------------------------------------------------------------
cần là những ngành có thế mạnh, có điều kiện phát triển ở Việt Nam, giải quyết nhiều lao động, tạo ra giá trị gia tăng cao, áp dụng quy trình cơng nghệ cao, hướng ra xuất khẩu. Ngồi ra, việc đánh giá những ngành, lĩnh vực ưu tiên, mũi nhọn cần áp dụng các phương pháp định lượng, mang tính đo lường cụ thể hơn là việc xác định một cách định tính. Có thể áp dụng 10 tiêu chí phân loại sau: (1). Sự cần thiết; (2). Kinh tế; (3). Kỹ thuật công nghệ; (4). Môi trường; (5). Sản phẩm; (6). Thị trường; (7). Sử dụng chất xám; 8. Sức cạnh tranh; 9. Sử dụng tài nguyên; 10. Sử dụng lao động. Trong từng tiêu chí như vậy cần xác định thang điểm và trọng số, rồi tổ chức khảo sát, điều tra điển hình để có thể có được sự đánh giá khách quan và phù hợp, sử dụng làm căn cứ để quy hoạch phát triển công nghiệp Việt Nam trong tham gia MLSXPPTC.
Theo đánh giá của các chuyên gia, trong thời gian trung hạn tới (ba đến bảy năm tới) Việt Nam cần tập trung vào các ngành dệt may, da giầy, xe máy, đóng tầu, ngành cơng nghiệp chế biến (chế biến nông, thủy sản, chế biến khoáng sản), ngành năng lượng (dầu khí, điện, than), vật liệu xây dựng, khai khống, điện tử tin học. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện phát triển những ngành sử dụng nhiều lao động có kỹ năng như sản xuất phần mềm, thiết bị gia đình, chế biến thực phẩm cao cấp.., để hình thành những ngành cơng nghiệp chủ đạo của Việt Nam. Đây đều là những ngành có cơ hội và có điều kiện phát triển, hứa hẹn mang lại giá trị gia tăng cao và được đánh giá là những ngành có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh nhất của Việt Nam.
4.1.3. Chiến lược phát triển doanh nghiệp
- Định hướng chính chiến lược phát triển doanh nghiệp Việt Nam: Đẩy mạnh quá trình cải cách và cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, tăng cường thu hút hoạt động của các doanh nghiệp FDI, đồng thời tập trung hỗ trợ khuyến khích phát triển các doanh nghiệp ngoài Nhà nước vừa và nhỏ theo hướng chun mơn hố sâu và có quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp khác; đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp để đảm bảo rằng các công ty cổ phần, đa sở hữu sẽ ngày càng trở thành hình thức chủ yếu trong tổ chức của doanh nghiệp; các công ty tư nhân và cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi sẽ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn và có đóng góp ngày càng quan trọng hơn, trở thành động lực chính cho sự phát triển kinh tế tương lai của mỗi địa phương, cũng như cả nước; đảm bảo khung khổ pháp lýý thơng thống, thuận lợi cho các quá trình mua - bán, sáp nhập, giải thể, phá sản doanh nghiệp... được dự kiến là sẽ diễn ra ngày càng nhiều, nhanh và mức độ ngày càng lớn trước yêu cầu thị trường và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp; đẩy mạnh cải cách thể chế, cải cách hành chính nhằm tạo mơi trường cạnh tranh cơng bằng và bình đẳng cho mọi loại doanh nghiệp.
- Tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp phát triển:
+ Xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài chính, tạo ra hành lang pháp lý cần thiết để các tập đồn kinh tế có thể nâng cao sức cạnh tranh, hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với các cam kết quốc tế.
+ Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Hợp tác xã nhằm tạo môi trường pháp lý đồng bộ và thuận lợi cho các hợp tác xã hình thành và phát triển. Ban hành và tổ chức thực
70
---------------------------------------------------------------------
hiện các chính sách hỗ trợ các loại hình kinh tế hợp tác phát triển theo hướng đa sở hữu. + Xây dựng môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi; thực hiện và áp dụng thống nhất các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư, kinh doanh theo hướng bình đẳng; thực hiện các chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là các chính sách về xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và chuyển giao công nghệ.
+ Thực hiện tích cực các giải pháp nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính; khắc phục tình trạng hình sự hóa trong xử lý vi phạm về kinh tế.