Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giáo trình đào tạo Kỹ năng tư vấn: Phần 1 (Trang 71 - 72)

- Chủ động và sẵn sàng đối phó với các rào cản về chống bán phá giá.

4.3.Phát triển nguồn nhân lực

16. Xem “Hướng dẫn doanh nghiệp về hệ thống thương mại quốc tế” của Trung tâm Thương mại quốc tế và Ban thư ký khối thịnh vượng chung (trang 207)

4.3.Phát triển nguồn nhân lực

Để các doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam tăng cường tham gia MLSXPPTC thì yếu tố có tầm quan trọng sống cịn đó là chất lượng nguồn nhân lực. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực KH&CN được lựa chọn làm khâu đột phá nhằm đảm bảo cho sự thành công trong hội nhập kinh tế quốc tế hay tăng cường sự tham gia theo chiều sâu của Việt Nam trong MLSXPPTC. Nguyên nhân là do chất lượng nguồn nhân lực của nước ta hiện nay là quá thấp, không đáp ứng được đầy đủ và hiệu quả những yêu cầu phát triển nội tại, càng không thể đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế hội nhập quốc tế, thậm chí nguồn nhân lực dồi dào nhưng chất lượng thấp cịn có nguy cơ trở thành một "cản trở" lớn đối với công cuộc CNH, HĐH đất nước trong bối cảnh một nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu.

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới phương thức sử dụng nhân lực nhằm tận dụng có hiệu quả lợi thế về con người Việt Nam, phát triển kinh tế và tăng cường sức cạnh tranh quốc tế của sản phẩm và của doanh nghiệp Việt Nam trong MLSXPPTC rõ ràng là một khâu đột phá mang tính chiến lược của đất nước thời gian tới.

Hướng chính ở đây là:

Chấp nhận cơ chế thị trường trong đào tạo đại học thuộc các ngành kỹ thuật - công nghệ và dạy nghề để huy động các nguồn lực nhằm phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo gắn liền với việc thực hiện đầy đủ cơ chế thị trường trong việc trả lương cho người lao động.

Từ quan điểm hệ thống và bảo đảm tính liên thơng trong hệ thống giáo dục - đào tạo

71

---------------------------------------------------------------------

từ phổ thông - đại học và dạy nghề, giải quyết trước việc cải cách giáo dục đại học và dạy nghề. Học tập kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục đại học và dạy nghề tiên tiến để chọn lọc, sử dụng.

Trên cơ sở bảo đảm tính thống nhất trong những nguyên tắc lớn và sự quản lý thống nhất của nhà nước đối với giáo dục và đào tạo, phát huy tính tự chủ, bản sắc riêng và tính cạnh tranh trong đào tạo đại học và dạy nghề. Nhà nước sẽ đầu tư nhiều hơn cho những ngành nghề cần thiết nhưng tính cạnh tranh thấp.

Khẩn trương xây dựng chiến lược cải cách giáo dục từ nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, chế độ thi cử ở tất cả các cấp đào tạo.

Một phần của tài liệu Giáo trình đào tạo Kỹ năng tư vấn: Phần 1 (Trang 71 - 72)