Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình đào tạo Kỹ năng tư vấn: Phần 1 (Trang 75 - 79)

- Chủ động và sẵn sàng đối phó với các rào cản về chống bán phá giá.

16. Xem “Hướng dẫn doanh nghiệp về hệ thống thương mại quốc tế” của Trung tâm Thương mại quốc tế và Ban thư ký khối thịnh vượng chung (trang 207)

4.9. Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp

*Xây dựng và triển khai các chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở năng lực tham gia vào GPDN

Doanh nghiệp là chủ thể của hội nhập kinh tế quốc tế và sẽ là đối tượng sẽ chịu tác động trực tiếp và khắc nghiệt nhất do phải đối mặt nhiều nhất với các hoạt động thương mại, giao lưu và luân chuyển vốn, nhân lực ở phạm vi toàn cầu. Trong cuộc chơi tồn cầu, doanh nghiệp phải tìm cho ra lời giải của bài tốn hóc búa là sẽ quyết định tham gia vào cơng đoạn nào, mắt xích nào trong dây chuyền sản xuất - kinh doanh xuyên quốc gia theo phương thức toàn cầu: Thiết kế hay sản xuất/chế tạo hay thực hiện marketing/phân phối và hỗ trợ người tiêu dùng. Nếu tìm được ngách đứng (market niches) cho mình trong GPDN, doanh nghiệp có thể thu lợi gấp 10-20 lần so với quá trình tự do hố thương mại thuần túy mang lại do có thể trực tiếp tiếp nhận các công nghệ cao và các thông tin, tri thức cập nhật.

Tuy nhiên, để tìm lời giải tối ưu cho bài toán tham gia của doanh nghiệp Việt Nam vào GPDN, điều quan trọng là doanh nghiệp phải xác định đúng khả năng, đánh giá

75

---------------------------------------------------------------------

đúng năng lực để hình thành chiến lược tham gia phù hợp và hiệu quả. Các doanh nghiệp phải xác định được chiến lược mặt hàng và chiến lược thị trường đúng đắn. Trên cơ sở lựa chọn đúng chiến lược thị trường, chiến lược mặt hàng mà đổi mới công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý; áp dụng các tiêu chuẩn ISO, hoàn thiện phương thức kinh doanh; tạo ra bản sắc riêng có, những nét độc đáo riêng có của doanh nghiệp mình thơng qua đó mà thu hút khách hàng, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu, tham gia tích cực vào GPDN.

Theo chúng tôi, trước mắt các doanh nghiệp Việt Nam, mà đa phần là các DNNVV cần tích cực tham gia vào những GPDN mà yếu tố quản trị mạng lưới tương đối đơn giản như các GPDN mạng lưới thị trường hoặc mạng môđun. Các doanh nghiệp cần nỗ lực đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá trực tiếp hay thực hiện hoạt động thuê ngoài trong các ngành chế biến thực phẩm, dệt may, giày dép... kể cả một số hoạt động nhượng quyền thương mại. Các hoạt động đơn giản và phù hợp này sẽ giúp doanh nghiệp tích luỹ vốn, trải nghiệm và cọ sát với cạnh tranh toàn cầu để trưởng thành và phát triển. Về lâu dài, các doanh nghiệp cần nghiên cứu và chủ động tham gia các GPDN có hình thức quản trị mạng lưới tinh vi, phức tạp, ứng dụng công nghệ quản trị mạng lưới tiên tiến, thậm chí, có những doanh nghiệp mạnh có thể giữ vị trí thống lĩnh GPDN. Đó là việc các doanh nghiệp tham gia các hoạt động xuất, nhập khẩu trong liên kết với hoạt động đầu tư, mua bán bản quyền, sáng chế... trong những ngành công nghiệp công nghệ cao như công nghệ thông tin, phần mềm, các dịch vụ tư vấn có hàm lượng, trí tuệ cao...

* Tích cực chủ động trong xây dựng và phát triển quan hệ đối tác lâu bền

Thực tiễn cạnh tranh và yêu cầu tham gia vào q trình phân cơng lao động quốc tế, trở thành bộ phận của chuỗi giá trị toàn cầu sẽ cho phép và buộc các doanh nghiệp phải mở rộng và tăng cường các quan hệ hợp tác, gắn kết kinh tế ngày càng sâu, rộng, chặt chẽ và toàn diện hơn. Các quan hệ kinh doanh theo mạng sẽ rất phát triển và ngày càng trở nên phức tạp, với sự tham gia đồng thời của tất cả các doanh nghiệp với đủ loại hình, quy mơ, tính chất và trình độ phát triển khác nhau, ngày càng mang tính liên cấp, liên ngành, liên quốc gia... trong sự tuân thủ các luật chơi và tiêu chuẩn chất lượng đồng nhất. Mỗi doanh nghiệp sẽ vừa có sự chun mơn hố sâu trong sản xuất - kinh doanh, vừa có sự năng động cao, sẵn sàng điều chỉnh thay đổi, đa dạng hoá các mẫu mã, sản phẩm, lĩnh vực sản xuất kinh doanh trước những biến động nhanh chóng của thị trường và đơn đặt hàng của đối tác.

Như vậy, vấn đề liên kết DN ở đây có ý nghĩa về mặt nâng cao khả năng cạnh tranh trong nội bộ ngành, sử dụng lợi thế cạnh tranh của khu vực, khai thác chuỗi giá trị để tạo nên sản phẩm mang tính cạnh tranh cao. Cuối cùng, chính những sản phẩm mang tính cạnh tranh lại giúp doanh nghiệp đứng vững trong các liên kết (trở thành mắt xích khơng thể thiếu trong GPDN).

Mặt khác qua các kiểu quản trị GPDN mà chúng tôi đã giới thiệu, chúng ta thấy để tham gia vào các GPDN dạng quan hệ, phụ thuộc hay liên kết dọc, chi phí để gia nhập mạng là rất cao trong khi các TNC lại có rất nhiều lựa chọn đối với các nhà cung cấp. Vì vậy, việc xây dựng quan hệ đối tác lâu bền trong GPDN không những giúp doanh

76

---------------------------------------------------------------------

nghiệp đứng vững trong một mạng lưới mà cịn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vấn đề là, doanh nghiệp sẽ xây dựng quan hệ đối tác lâu bền như thế nào? Doanh nghiệp cần phải tích cực chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế; phải tăng cường liên kết hợp tác theo chiều dọc và chiều ngang; xác lập quan hệ bạn hàng và nhanh chóng hình thành hệ thống phân phối. Cần nhận thức rằng cạnh tranh và hợp tác luôn song hành trong hoạt động của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Quá trình nghiên cứu GPDN cho chúng ta thấy rõ, ngày nay, các Công ty xuyên quốc gia (TNC)tuy là đối thủ cạnh tranh với nhau gay gắt nhưng cũng sẵn sàng hợp tác vì lợi ích của chính họ. Doanh nghiệp Việt Nam quy mơ nhỏ, vốn ít càng cần phải tăng cường liên kết và hợp tác theo những hình thức và phương pháp phù hợp để trở lên lớn mạnh và thu hái thành quả từ lợi ích về quy mô...

* Tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên các yếu tố về vốn, khoa học công nghệ, thông tin truyền thông và đặc biệt là con người

- Giải bài toán về vốn của doanh nghiệp:

Như chúng tôi đã giới thiệu, doanh nghiệp Việt Nam hiện nay hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên nhìn chung đều gặp khó khăn về vốn. Đặc biệt khu vực doanh nghiệp tư nhân, hiện chiếm hơn 90% số lượng doanh nghiệp nhưng chỉ chiếm trên 24% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh bình quân chỉ là 5,57 tỷ đồng/doanh nghiệp. Tuy đạt được độ linh hoạt cao và có thể phản ứng nhanh nhạy với môi trường kinh doanh nhưng với lượng vốn eo hẹp như vậy, các doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tăng cường liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp là một cách để tăng nguồn vốn. Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp FDI, tạo thuận lợi và hỗ trợ DNNVV tham gia trong các liên kết chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) và trở thành các nhà thầu phụ cũng là cách để tăng tiềm lực vốn cho doanh nghiệp.

Việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng giúp giải bài toán nguồn vốn cho doanh nghiệp...

- Xây dựng năng lực khoa học công nghệ của doanh nghiệp:

Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ của thế giới đang tiến mạnh như vũ bão với những thành tựu của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới đang làm cho nền kinh tế thế giới chuyển sang kinh tế tri thức. Với sự tích hợp ngày càng cao, liên kết ngày càng rộng, nhiều tri thức cơng nghệ sản xuất khơng hồn tồn được hiển hiện kiểu trọn gói dưới dạng hữu hình trong các thiết bị, máy móc, hay quy trình, tài liệu hướng dẫn sẵn có mà chứa đựng vơ số tri thức ngầm ẩn, dưới dạng vơ hình, địi hỏi một năng lực nghiên cứu, khám phá nhất định mới có thể nhận biết và giải mã được. Vấn đề thay đổi để thích nghi, đổi mới để phát triển sẽ là bài toán lớn trong việc nâng cao năng lực cơng nghệ của các doanh nghiệp.

Để có thể từ những cải tiến, thay đổi mang tính nhỏ, lẻ chuyển sang giai đoạn cải biến lớn, đổi mới và sáng tạo công nghệ, doanh nghiệp không chỉ cần biết phải làm thế nào mà còn phải hiểu tại sao như vậy và tiến đến biết làm thế nào cho tốt hơn. Quá trình

77

---------------------------------------------------------------------

nhận biết và giải mã công nghệ này dẫn đến phương pháp học hỏi qua nghiên cứu (learning by research) để nâng cao năng lực công nghệ. Đây là cách nhanh nhất đối với các nước đang phát triển để làm chủ và sáng tạo công nghệ trong hội nhập kinh tế quốc tế và TCH. Trên nền năng lực công nghệ mới này, doanh nghiệp sẽ tạo ra tri thức mới, biến đổi cơng nghệ sẵn có để sáng tạo ra cơng nghệ của riêng mình, tạo ra cho mình năng lực sáng tạo cơng nghệ mới, từ đó làm xuất hiện các sản phẩm mới với sức cạnh tranh cao. Nhu cầu tự nhiên là doanh nghiệp cần phải tự tổ chức hoặc thuê mướn nhân lực làm công tác nghiên cứu chuyên nghiệp để giải quyết các vấn đề của mình, tức là dựa vào lực lượng lao động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức chặt chẽ, theo hệ thống riêng.

- Phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp:

Khơng phải là nguồn vốn, mà chính là tư duy chiến lược đúng đắn dựa trên sự tiếp cận nhanh chóng, thuận lợi, chính xác các thông tin đa dạng cần thiết và việc ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ, cũng như thu hút, trọng dụng, phát huy các nhân tài trong mọi lĩnh vực... mới trở thành động lực chính quyết định sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời, các doanh nghiệp thành công cũng thường là các doanh nghiệp xây dựng và bảo vệ thành cơng thương hiệu, cũng như văn hố kinh doanh đặc sắc của mình và thực hiện tốt các trách nhiệm xã hội có liên quan của doanh nghiệp.

Với các tập đoàn kinh tế và các cơng ty, cũng như tồn xã hội, điều cực kỳ quan trọng là phải lấy định hướng toàn cầu thay cho định hướng quốc gia. Friedman đưa ra 7 quy tắc vàng cho các công ty và tập đồn muốn thành cơng trong mơi trường kinh doanh mới, trong đó có quy tắc “Người tí hon có thể hành động như người khổng lồ”. Cách để các cơng ty nhỏ có thể thịnh vượng trong thế giới phẳng chính là học cách làm chuyện lớn. Bí quyết để người tí hon làm được chuyện lớn là nhanh chóng chiếm lĩnh lợi thế của các công ty mới để hợp tác và vươn xa hơn, nhanh hơn, rộng hơn và sâu hơn.

Trong quá trình tham gia vào GPDN, lực lượng lao động chất lượng cao, những doanh nhân, nhà quản trị doanh nghiệp, cán bộ kỹ thuật, công nghệ ở doanh nghiệp là lực lượng trực tiếp nắm bắt các thông tin kinh tế, thương mại, các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ để tham gia vào q trình chuyển hố vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên thành sản phẩm, hàng hoá. Họ là nhân tố quan trọng nhất trong việc đáp ứng các thử thách cam go và có vai trị quyết định sự thành bại trong hội nhập kinh tế quốc tế cũng như quyết định chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế, giúp cho đất nước tránh được tụt hậu, giảm được khoảng cách giàu - nghèo với các nước phát triển. Thông qua các chương trình đào tạo chuẩn mực, đa dạng, theo từng đối tượng cụ thể, lực lượng lao động này sẽ được phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Để đảm bảo phát triển theo chiều rộng, thu hút thêm đầu tư, mở thêm nhiều cơ sở sản xuất, phát triển mạng lưới dịch vụ và phân phối sản phẩm trong và ngồi nước thì việc tăng cường lao động về số lượng là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, chất lượng lao động lại có vai trị quyết định đến việc xác định được cần sản xuất ra sản phẩm gì để có khả năng cạnh tranh cao, yếu tố nào là ưu thế trong cạnh tranh quốc tế, công nghệ, kỹ thuật gì có thể thực hiện nhằm đứng vững trên sân nhà và vươn mạnh ra thị trường quốc tế. Nói cách khác, chất lượng lao động sẽ quyết định việc tham gia MLSXPPTC theo

78

---------------------------------------------------------------------

chiều sâu.

Đối với nước ta hiện nay, các doanh nghiệp chủ yếu có quy mơ nhỏ và vừa. Quy mơ nhỏ và vừa tuy có độ năng động và tính linh hoạt cao nhưng khơng có đủ điều kiện và nguồn lực đầu tư một cách đầy đủ cho hoạt động KH&CN. Thậm chí, ngay trong nhiều tổng cơng ty và tập đồn kinh tế lớn, lực lượng cán bộ nghiên cứu còn rất yếu về trình độ chun mơn và thiếu về các trang thiết bị cần thiết. Như vậy, việc hỗ trợ đổi mới cơng nghệ của doanh nghiệp địi hỏi phải có sự can thiệp của lực lượng KH&CN ở quy mô quốc gia. Viện nghiên cứu và trường đại học, với các trang thiết bị chuyên dùng và đội ngũ cán bộ nghiên cứu chuyên sâu lúc này sẽ phải đảm nhận chức năng xúc tác thúc đẩy quan hệ Nhà nước - nghiên cứu - sản xuất thông qua việc tổ chức nghiên cứu tập trung và quy mô để hỗ trợ tạo ra các nguồn tri thức và cơng nghệ bên ngồi doanh nghiệp. Hội nhập quốc tế về KH&CN do vậy đã mang sắc thái mới là phải phục vụ tốt hơn cho doanh nghiệp - đối tượng chịu tác động trực tiếp trong hội nhập.

Chú thích:

- Mạng lưới sản xuất và phân phối toàn cầu (Global Production and Distribution Network - GPDN)

- Chuỗi giá trị toàn cầu (Global Value CHƯAin- GVC)

- Chuỗi cung ứng toàn cầu (Global supply chưain-GSC) - Các công ty xuyên quốc gia (TNC)

79

Một phần của tài liệu Giáo trình đào tạo Kỹ năng tư vấn: Phần 1 (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)