- Chủ động và sẵn sàng đối phó với các rào cản về chống bán phá giá.
3.3. Một số giải pháp cơ bản trong việc ứng phó các vụ kiện chống bán phá giá
3.3.1. Nâng cao nhận thức của công đồng doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, các cơ quan hữu quan với tác động chống bán phá giá
Chống bán phá giá là một trong những quy định quan trọng của WTO và đã có lịch
58
---------------------------------------------------------------------
sử tồn tại phát triển hơn 100 năm qua. Tuy nhiên, ở Việt Nam lĩnh vực này còn khá mới mẻ và đối với nhiều ngành cơng nghiệp thì cịn khá mơ hồ và dễ gây nhầm lẫn. Chính vì vậy, nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp, Hiệp hội và các cơ quan hữu quan về những quy định, nguyên tắc, yêu cầu, các quy trình xử lý một vụ việc chống bán phá theo pháp luật nước sở tại và WTO là một công tác then chốt.
Doanh nghiệp và Hiệp hội cần phải nhận thức rõ ràng vai trị tích cực của việc tham gia vụ kiện, coi việc tham gia vụ kiện là một cơ hội để doanh nghiệp thu thập thông tin về vụ kiện, nâng cao kiến thức pháp luật, các thông lệ quốc tế và là cơ hội để chứng minh tính hợp lý của giá xuất khẩu. Mặc dù tham gia vụ kiện doanh nghiệp có thể bị thua do những áp đặt vô lý của cơ quan điều tra, và doanh nghiệp có thể sẽ phải trả các chi phí luật sư tốn kém, nhưng từ chối việc tham gia vụ kiện là doanh nghiệp chấp nhận sự thiệt hại mà những thiệt hại này có ảnh hưởng tiêu cực kéo dài và lớn hơn. Bên cạnh đó cũng cần nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, Hiệp hội và cơ quan hữu quan về các quy trình, thủ tục, u cầu, thơng tin, tài liệu chứng minh... của vụ kiện chống bán phá giá để qua đó xây dựng một chiến lược phịng và kháng kiện hiệu quả, chính xác và hợp pháp theo quy định và thông lệ quốc tế. Điều này cũng đã đưa ra một yêu cầu về nhận thức tiếp theo của doanh nghiệp và Hiệp hội khi tinh thần đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau cũng là một yếu tố mang tính quyết định. Những nhận thức của doanh nghiệp về tính chính xác, trung thực của thông tin cung cấp, sự hợp tác với cơ quan điều tra, vai trò của luật sư... là hết sức quan trọng và có tính chất quyết định. Xét cho cùng, doanh nghiệp vẫn là chủ thể quan trọng nhất trong các vụ kiện chống bán phá giá.
Bài học kinh nghiệm của các nước và của chính chúng ta đã khẳng định chỉ có chủ động phịng chống và kháng kiện mới có thể hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của các vụ kiện bán phá giá.
Ngoài ra, sự phối hợp, hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp/ hiệp hội trong các ngành sản xuất khác nhau nhằm trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm, bài học, hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo… trong quá trình xử lý vụ kiện chống bán phá giá mà họ đã từng tham gia hoặc có thơng tin là rất cần thiết. Điều này đặt ra một giải pháp mới là xây dựng cơ chế phối hợp và sự tương tác giữa các doanh nghiệp, hiệp hội trong việc thành lập một mặt trận chung trong cơng tác ứng phó các vụ kiện chống bán phá giá.
Doanh nghiệp, hiệp hội và cơ quan hữu quan cũng cần nhận thức đúng và đầy đủ của về vai trị của cơng tác vận động hành lang và quan hệ công chúng trong vụ kiện trong việc xây dựng hình ảnh và định hướng thơng tin dư luận có lợi cho ta.
Các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức nhận thức có thể bao gồm: tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo, khoá đào tạo, nghiên cứu, xuất bản sách hướng dẫn/tham khảo, tổng hợp thực tiễn và kinh nghiệm của các nước khác. Trong 2 năm vừa qua Cục Quản lý Cạnh tranh - Bộ Thương mại – cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì cơng tác phịng chống các vụ kiện chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ, cũng như một số hiệp hội (Thuỷ sản, Da giày, Dệt may...) đã cố gắng tổ chức một số hoạt động như trên. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn rất khiêm tốn, đặc biệt nhiều doanh nghiệp cịn thiếu tích cực và năng động trong việc tự trang bị kiến thức, kinh nghiệm để sẵn sàng đương đầu với cuộc chiến chống bán phá giá. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh
59
---------------------------------------------------------------------
nghiệp, hiệp hội ngành hàng và các cơ quan hữu quan là vấn đề hết sức cần thiết và là một trong các ưu tiên hàng đầu của cơng tác phịng chống các vụ kiện chống bán phá giá.
3.3.2. Chiến lược tăng trưởng xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu.
(i) Chiến lược tăng trưởng xuất khẩu
Liên quan đến các vụ kiện chống bán phá giá, trong cuốn sách “Hướng dẫn doanh nghiệp về hệ thống thương mại quốc tế” của Trung tâm Thương mại quốc tế và Ban thư ký khối Thịnh vượng chung cũng đã đưa ra lời khuyến nghị “Điều doanh nghiệp cần
quan tâm là không để cho xuất khẩu tăng lên tại thị trường có thể xảy ra những khiếu kiện chống bán phá giá, và nếu có thể thì nên chuyển hướng thương mại của mình sang những thị trường khác”3. Chính vì vậy, trong cơng tác nghiên cứu và xây dựng chiến lược phát triển xuất khẩu ngành ta cần xem xét, cân nhắc đến nguy cơ đe dọa từ các vụ kiện chống bán phá giá tại những thị trường lớn và những thị trường đã có tiền lệ kiện chống bán phá giá đối với những sản phẩm xuất khẩu của ta hoặc những sản phẩm xuất khẩu tương tự hoặc giống của các nước khác trên thế giới.
Chiến lược tăng trưởng xuất khẩu của từng ngành hàng cần quán triệt các triết lý kinh doanh hiện đại như "không bỏ tất cả trứng vào một giỏ" nhằm đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, tránh tạo khuynh hướng và sự phụ thuộc quá lớn vào một thị trường nào đó, cho dù đó là thị trường tiềm năng nhập khẩu của ngành hàng này. Cần hoạch định các cơ hội tiếp cận thị trường mới khi xuất hiện những dấu hiệu của một vụ kiện chống bán phá giá. Đa dạng hoá sản phẩm cũng là một yếu tố quan trọng trong chiến lược tăng trưởng xuất khẩu bền vững của doanh nghiệp theo hướng tránh sự tập trung quá "nóng" và quá cao vào một vài chủng loại mặt hàng nào đó vì bản thân việc tập trung này cũng sẽ gây rủi ro hơn so với việc đa dạng hoá sản phẩm. Mặt khác, điều này cũng nhằm giảm sự tăng trưởng quá nhanh của một ngành hàng nào đó vốn được coi là một tín hiệu cảnh báo cho một vụ kiện chống bán phá giá.
Cần tránh hiện tương đầu tư quá ồ ạt, thiếu quy hoạch đồng bộ và dài hạn hoặc phá vỡ quy hoạch phát triển sản xuất của từng ngành, từng địa phương của Việt Nam dẫn đến việc cung lớn hơn cầu, cạnh tranh không lành mạnh, gây ra sự tranh mua, tranh bán, ép giá thấp để có thị trường xuất khẩu. Đây chính là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị khởi kiện chống bán phá giá trong tương lai. Việc nghiên cứu, xây dựng và duy trì các chương trình, chiến lược quy hoạch, đầu tư phát triển ngành sản xuất cũng cần tính đến vấn đề khả năng bị kiện chống bán phá giá đối với các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam để cân đối chiến lược kinh doanh phù hợp và nhất quán với sự phát triển ngành hàng nói chung.
Hơn nữa, các doanh nghiệp và cơ quan hữu quan cần tăng cường công tác khảo sát thị trường để có những đánh giá, phân tích phục vụ cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm đáp ứng sự đa dạng các mức độ thương mại và các phân đoạn thị trường khác nhau.