Giải pháp đối với các doanh nghiệp SMEs về thuế chống trợ cấp

Một phần của tài liệu Giáo trình đào tạo Kỹ năng tư vấn: Phần 1 (Trang 65 - 68)

- Chủ động và sẵn sàng đối phó với các rào cản về chống bán phá giá.

16. Xem “Hướng dẫn doanh nghiệp về hệ thống thương mại quốc tế” của Trung tâm Thương mại quốc tế và Ban thư ký khối thịnh vượng chung (trang 207)

3.4. Giải pháp đối với các doanh nghiệp SMEs về thuế chống trợ cấp

3.4.1. Về mơ hình tổ chức điều tra

Điều tra trợ cấp rất phức tạp và tốn kém nguồn lực. Các cán bộ tham gia điều tra trợ cấp cần có kiến thức sâu về kinh tế vi mơ, kinh tế ngành, kế tốn và ngoại ngữ. Đồng thời cần phải hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng tương tự ở trong nước trong quá trình điều tra hàng nhập khẩu được trợ cấp như thế nào.

Vì vậy, khi quyết định về tổ chức bộ máy áp dụng thuế chống trợ cấp cần cân nhắc một số yếu tố như:

- Giá trị và cơ cấu thương mại của Việt Nam: thuế chống trợ cấp thường được áp dụng đối với những mặt hàng có hàm lượng cơng nghệ khơng cao. Vì vậy, khi kim ngạch nhập khẩu chưa nhiều, hàng nhập khẩu lại chủ yếu là máy móc thiết bị và nguyên liệu đầu vào thì nhu cấp áp dụng thuế chống trợ cấp cũng chưa cao.

- Nhu cầu bảo hộ cho sản xuất trong nước và khả năng lựa chọn công cụ bảo hộ khác: hiện tại, nhu cầu áp dụng thuế chống trợ cấp ở nước ta chưa thực sự nhiều vì ta vẫn có quyền tăng thuế để bảo hộ cho sản xuất trong nước nếu muốn. Tuy nhiên, cùng với quá trình cắt giảm thuế theo AFTA/CEPT và đặc biệt là các cam kết trong WTO thì nhu cầu áp dụng thuế chống trợ cấp sẽ tăng lên.

- Kinh phí, các cơ chế quản lý sẵn có: trong hồn cảnh Việt Nam đang cải cách hành chính, tinh giản bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước, việc cân nhắc sử dụng các cơ chế quản lý sẵn có để tiết kiệm kinh phí cũng đóng vai trị quan trọng.

Như vậy, có lẽ trong thời điểm hiện tại, mơ hình thích hợp nhất đối với Việt Nam là: - Tổ chức dưới hình thức một cơ quan điều trađóng vai trị làm đầu mối chung. Điều này phù hợp với cơ chế “một cửa” trong cải cách hành chính thời gian gần đây. Đồng thời, cách tổ chức như vậy sẽ tiết kiệm được đáng kể chi phí, nguồn nhân lực và tránh các khó khăn phát sinh trong điều phối.

- Cơ quan điều tra này có thể tồn tại dưới dạng tạm thời (ad hoc) theo cơ chế liên bộ/ngành, tức là khi xuất hiện vụ việc thì các thành viên sẽ được triệu tập để xử lý hồ sơ đề nghị điều tra. Đặc biệt cần có sự phối hàng hợp chặt chẽ của Bộ chuyên ngành phụ trách sản xuất mặt hàng là đối tượng điều tra ở khâu xác định thiệt hại/nguy cơ gây thiệt hại. Tuy nhiên, vẫn cần có một số cán bộ chuyên trách làm việc thường xuyên tại một đầu mối cố định để có thể tiếp nhận hồ sơ đề nghị của các nhà sản xuất cũng như để tư vấn, giải đáp thắc mắc liên quan cho các đối tượng quan tâm.

- Cơ quan điều tra thuế chống trợ cấp cần kết hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra tự vệ và đặc biệt là cơ quan điều tra về thuế chống bán phá giá. Điều này sẽ tiết kiệm đáng kể nguồn lực, đặc biệt trong bối cảnh số vụ kiện chống trợ cấp thơng thường ít hơn nhiều so với thuế chống bán phá giá hoặc tự vệ.

3.4.2. Xây dựng hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ cho việc áp dụng thuế chống

trợ cấp

Việc áp dụng thuế chống trợ cấp phải được thực hiện sau khi có một số văn bản quy phạm pháp luật phụ trợ, trong đó quan trong nhất là quy định về xuất xứ hàng hoá.

Thuế chống trợ cấp được đánh theo nguồn cụ thể và chỉ hàng hố có xuất xứ từ một

65

---------------------------------------------------------------------

nước nhất định với bị đánh thuế chống trợ cấp. Vì vậy, trước hết cần có quy tắc xuất xứ rõ ràng để xác định đúng đối tượng chịu thuế chống trợ cấp. Hệ thống thực thi các quy định về xuất xứ cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng, trong đó đặc biệt là việc quản lý , xác minh, kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ đã được nước ngoài cấp.

3.4.3. Nâng cao nhận thức cho các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp

Áp dụng thuế chống trợ cấp phức tạp hơn thuế nhập khẩu rất nhiều. Hơn nữa cần phải cân nhắc tới hành động trả đũa với hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam cũng đang trợ cấp cho một số ngành sản xuất trong đó có sản xuất hàng xuất khẩu (Phụ lục 1).

Đồng thời muốn áp dụng được thuế chống trợ cấp cần có sự tham gia phối hợp chặt chẽ của nhiều cơ quan từ trung ương tới địa phương và doanh nghiệp.

a. Các cơ quan nhà nước

Với tư cách cơ quan quản lý vĩ mô, nhà nước cần thực hiện tốt hai nhiệm vụ cơ bản:

(i)Trước tiên, nhà nước cần sớm xây dựng khung khổ pháp lý và tổ chức bộ máy

hiệu quả để các doanh nghiệp có thể sớm sử dụng cơng cụ thuế chống trợ cấp nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.

(ii)Thứ hai, nhà nước cần phổ biến thơng tin cho các giới về thuế chống trợ cấp.

Điều này có thể được thực hiện thơng qua việc tổ chức các khố đào tạo về chính sách trợ cấp cho đông đảo cán bộ các bộ ngành. Nội dung của các khoá đào tạo này sẽ bao gồm những vấn đề kinh tế liên quan tới trợ cấp, những qui định về trợ cấp và thuế chống trợ cấp của WTO, kinh nghiệm sử dụng trợ cấp và áp dụng thuế chống trợ cấp của một số nước và những vấn đề đang nổi lên tại Vòng đàm phán Doha của WTO liên quan tới vấn đề trợ cấp.

b. Các doanh nghiệp

Đối với hầu hết các nước, chính doanh nghiệp là người xác định trợ cấp của nước ngồi và từ đó nộp hồ sơ đề nghị nhà nước áp dụng thuế chống trợ cấp. Như vậy, có thể nói doanh nghiệp đóng vai trị chủ chốt trong q trình áp dụng thuế chống trợ cấp. Đây là cơ quan bắt đầu quá trình điều tra và hợp tác chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước trong việc cung cấp các bằng chứng về thiệt hại/nguy cơ gây thiệt hại và về trợ cấp của nước ngồi. Có thể nói, doanh nghiệp là mục tiêu được bảo vệ khi nhà nước áp dụng thuế chống trợ cấp nhưng đồng thời cũng chính là người tham gia tích cực vào tồn bộ q trình điều tra.

Đồng thời, doanh nghiệp là những người hoạt động trực tiếp trên thị trường, bị cạnh tranh thực tiếp khi hàng hố được nước ngồi trợ cấp xâm nhập vào lãnh thổ. Chính vì vậy, doanh nghiệp là người nắm thơng tin nhanh nhậy nhất, có thể giúp đỡ chính phủ đắc lực nhất.

Tuy nhiên, trước đó cần tổ chức tuyên truyền cho các doanh nghiệp có những hiểu biết nhất định về quyền của họ đối với việc tiến hành điều tra áp dụng thuế chống trợ cấp, nghĩa vụ tham gia của họ trong tiến trình điều tra, v.v...

Cũng cần giới thiệu cho các doanh nghiệp về những hình thức trợ cấp vi phạm qui định của WTO, đặc biệt là trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp khuyến khích sử dụng nguyên

66

---------------------------------------------------------------------

liệu trong nước. Các doanh nghiệp cũng cần biết rõ nguy cơ hàng xuất khẩu của họ cũng có thể bị nước nhập khẩu áp dụng thuế chống trợ cấp. Do đó các doanh nghiệp cũng cần hợp tác chặt chẽ với chính phủ để ngăn chặn nguy cơ đó ngay từ giai đoạn nhận trợ cấp.

c. Các cơ Hiệp hội ngành hàng

Trong khơng ít các trường hợp, doanh nghiệp hoạt động phân tán, có quy mơ nhỏ, vì vậy tiếng nói cũng khơng có trọng lượng cao. Đồng thời, việc nghiên cứu và hiểu kỹ về thuế chống trợ cấp hồn tồn khơng đơn giản. Nếu doanh nghiệp nào cũng phải bỏ công sức nghiên cứu vấn đề này thì vừa khơng sâu, vừa khơng hiệu quả.

Trong trường hợp đó, các cơ quan đại diện cho doanh nghiệp như các hiệp hội ngành hàng, phịng thương mại và cơng nghiệp v.v.. đóng vai trị quan trọng. Đây cũng là cách thức doanh nghiệp ở các nước phát triển thường thực hiện trong các vụ kiện về thuế chống trợ cấp. Các doanh nghiệp có thể thơng qua hiệp hội cùng góp tiền th luật sư và các chuyên gia để có thẻe bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.

Đồng thời, theo quy định của WTO cũng như luật của nhiều nước thì đề nghị áp dụng thuế chống trợ cấp chỉ có thể được chấp nhận nếu đề nghị dó mang tính đại diện cho ngành sản xuất trong nước. Chính vì vậy, nếu doanh nghiệp khơng có khả năng hợp tác với nhau thì khơng thể yêu cầu nhà nước bảo vệ lợi ichs cho mình được.

d. Đại diện của người tiêu dùng

Người tiêu dùng, sử dụng các sản phẩm được nước ngồi trợ cấp cũng có cần có tiếng nói trong q trình đánh thuế chống trợ cấp. Ví dụ nếu cả nước chỉ có một nhà sản xuất phân bón nhỏ trong khi có hàng triệu người nơng dân cần sử dụng loại phân bón đó thì việc hàng nhập khẩu từ nước ngồi được trợ cấp có khi lại có lợi cho tổng thể nền kinh tế.

Chính vì vậy, người tiêu dùng cũng cần nắm rõ các quy định về thuế chống trợ cấp để có thể bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình.

Tuy nhiên, vấn đề cơ bản xảy ra là người tiêu dùng thường phân tán, vì vậy cũng khó thể hiện tiếng nói thống nhất. Vì vậy, các hiệp hội đại diện cho người tiêu dùng cũng cần tích cực tìm hiểu nắm thơng tin để có thể bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng trong trường hợp có điều tra đánh thuế chống trợ cấp.

4. Một số giải pháp chủ yếu tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp và sản

phẩm Việt Nam vào mạng lưới sản xuất phân phối toàn cầu (MLSXPPTC/ GPDN)

Khi Việt Nam tiến hành công cuộc Đổi mới nền kinh tế và chuyển hướng sang xây dựng nền kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới thì có nghĩa là Việt Nam đã làm một cuộc cách mạng trong xây dựng đất nước. Những thành tựu của công cuộc Đổi mới đã chứng tỏ tính đúng đắn và sáng tạo trong các quyết sách của Nhà nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngày nay, khi mà thế giới đã trở nên tồn cầu hố sâu sắc, kinh tế thế giới đang chuyển sang nền kinh tế tri thức và đang hình thành xã hội thơng tin thì nhận thức và tư duy của quản lýý sẽ phải thay đổi cho phù hợp để phát triển.

Về vấn đề này, Thomas L. Friedmman trong cuốn ”The World is flat” đã viết: Thế kỷ XXI đang tiến tới tồn cầu hố 3.0, trong đó nhiều rào cản tiếp tục bị tháo dỡ, hội

67

---------------------------------------------------------------------

nhập ngày càng sâu rộng hơn. Phẳng của Friedman đồng nghĩa với sự ”kết nối”, và trong thế giới này, không chỉ các quốc gia, những tập đồn/cơng ty, mà cả các cá nhân ở khắp nơi trên hành tinh có thể kết nối với nhau trong những chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm tạo ra giá trị gia tăng (value added) ngày càng lớn hơn.

Đổi mới nhận thức và tư duy đặt ra yêu cầu phải loại bỏ hoàn toàn những hậ quả của cơ chế kế hoạch hố tập trung bao cấp vẫn cịn tồn tại khá nặng trong xã hội hiện nay về mặt tư duy. Điêù này biểu hiện ở việc phân bổ các nguồn lực xã hội chủ yếu nằm trong tay các doanh nghiệp Nhà nước còn việc tiếp cận của các khu vực kinh tế khác gặp rất nhiều khó khăn, ở chế độ bộ chủ quản đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước, ở định hướng bảo hộ công nghiệp tràn lan, không rõ ràng, minh bạch và rất kém hiệu quả...

Đổi mới nhận thức và tư duy đối với Nhà nước còn đặt ra yêu cầu về sự linh hoạt, nhanh chóng ứng phó và sáng tạo trong hoạch định đường lối phát triển quốc gia của các nhà quản lý đất nước. Do vậy mà việc xây dựng và triển khai thực hiện các chiến lược phát triển quốc gia phải dựa chủ yếu trên tầm nhìn thời đại tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế, cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và phát triển kinh tế tri thức.

Nói cách khác, để có thể tham gia một cách tích cực và hiệu quả trong MLSXPPTC đòi hỏi phải thay đổi tư duy và nhận thức để thực hiện triệt để đường lối phát triển nền kinh tế thị trường, chính sách kinh tế nhiều thành phần, chính sách cơng nghiệp hố, hiện đại hố, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế.

Ở đây có vai trị vơ cùng quan trọng của nhà quản lý hay người lãnh đạo. Yêu cầu đối với cán bộ lãnh đạo phải là người có hiểu biết và nhận thức sâu sắc nhất về đường lối chính sách mới; là người có nhiều tài năng sáng tạo để triển khai thực hiện chính sách mới trong thực tiễn xây dựng và phát triển kinh tế; là người có khả năng tập hợp, tổ chức, cổ vũ đông đảo quần chúng tham gia thực hiện đường lối chính sách mới. Tóm lại đã là cán bộ lãnh đạo thì phải có năng lực tư duy xác định con đường đúng đắn và tối ưu đạt đến mục tiêu đã chọn, có uy tín và năng lực tổ chức dẫn dắt nhân dân trên con đường đó. Cán bộ lãnh đạo phải là người có đủ tài năng và phẩm chất của người lãnh đạo, của người dẫn đường chỉ lối. Người lãnh đạo phải có ý chí cao, tầm nhìn xa, nắm bắt thời cơ, thấu hiểu lòng dân, quyết tâm đưa đất nước đến những tầm cao mới.

Một phần của tài liệu Giáo trình đào tạo Kỹ năng tư vấn: Phần 1 (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)