Tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế tri thức

Một phần của tài liệu Giáo trình đào tạo Kỹ năng tư vấn: Phần 1 (Trang 72)

- Chủ động và sẵn sàng đối phó với các rào cản về chống bán phá giá.

16. Xem “Hướng dẫn doanh nghiệp về hệ thống thương mại quốc tế” của Trung tâm Thương mại quốc tế và Ban thư ký khối thịnh vượng chung (trang 207)

4.4. Tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế tri thức

Cùng với xu thế chung của thế giới, Việt Nam đang hướng tới việc phát triển kinh tế tri thức. Nhiều nước phát triển trên thế giới hiện nay đã đạt đến trình độ phát triển cao, trong đó tri thức, công nghệ trở thành động lực phát triển kinh tế chính, tạo ra sức sản xuất, năng suất lao động vượt trội. Để có thể phát triển nhanh, bền vững và bắt kịp với những nước đó, Việt Nam tất yếu phải phát triển những ngành, lĩnh vực dựa trên tri thức, khoa học và công nghệ cao.

Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam, mức độ đóng góp của tri thức đối với nền kinh tế cịn thấp. Trong lĩnh vực nơng nghiệp, tri thức, cơng nghệ mới đã góp phần đóng góp liên tục trên 30% tăng trưởng trong tổng sản lượng lương thực nhưng, trong các lĩnh vực khác như công nghiệp - xây dựng, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, cơng nghiệp năng lượng mới, cơng nghệ chế biến... các đặc điểm của kinh tế tri thức vẫn chưa rõ rệt, thể hiện qua việc tỷ trọng GDP của các ngành, lĩnh vực này trong nền kinh tế quốc dân còn thấp và đây được xem là thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Theo đánh giá của Viện nghiên cứu của Ngân Hàng thế giới (WBI), chỉ số phát triển kinh tế tri thức (knowledge economy index- KEI) của Việt Nam năm 2005 là 2,9, thuộc nhóm trung bình kém.

Đầu tư cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ vào khoảng 0,2 - 0,3% doanh thu, (trong khi con số này ở Ấn Độ là 5%, Hàn Quốc là 10%). Tỷ lệ đổi mới máy móc thiết bị của Việt Nam hàng năm chỉ đạt 8-10%, trong khi ở các nước trong khu vực thì tỷ lệ này đạt 15-20%.

Để khắc phục những hạn chế trên nhằm phát triển nền kinh tế tri thức, Việt Nam cần thực hiện các biện pháp đầu tư theo chiều sâu phát triển cơ sở hạ tầng khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả của ngành giáo dục, áp dụng các chuẩn mực quốc tế về tri thức đối với Việt Nam, tức là phải khẩn trương tạo những điều kiện tiền đề để phát triển kinh tế tri thức.

Một phần của tài liệu Giáo trình đào tạo Kỹ năng tư vấn: Phần 1 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)