- Chủ động và sẵn sàng đối phó với các rào cản về chống bán phá giá.
16. Xem “Hướng dẫn doanh nghiệp về hệ thống thương mại quốc tế” của Trung tâm Thương mại quốc tế và Ban thư ký khối thịnh vượng chung (trang 207)
4.6. Tăng cường năng lực thể chế và chuyên môn cho hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
5/2008 đã lên tới trên 31 tỷ USD.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là kênh quan trọng nhất tổng hợp được hết các nguồn ngoại lực. Việt Nam cần có chính sách tận dụng tối đa FDI để nhanh chóng tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, đồng thời đẩy mạnh liên kết (linkage) giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước, một hình thức dùng ngoại lực để tăng nội lực. Hình thái liên kết phổ biến nhất với công ty FDI là liên kết hàng dọc, trong đó cơng ty trong nước tạo quan hệ ổn định để cung cấp các sản phẩm công nghiệp phụ trợ cho doanh nghiệp FDI, qua đó được các doanh nghiệp FDI chuyển giao cơng nghệ và tri thức quản lý.
Việc liên kết này càng được mở rộng sẽ làm cho nền công nghiệp cả nước càng tiến về thượng nguồn trong chuỗi giá trị. Trên thực tế, Việt Nam chưa tận dụng được sức mạnh của ngoại lực để đẩy mạnh cơng nghiệp hố và chưa tạo sự liên kết hiệu quả giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Vì vậy, chính sách của chúng ta cần tạo mơi trường thuận lợi để có thể tận dụng tối đa FDI, lành mạnh hoá doanh nghiệp nhà nước và tạo điều kiện để doanh nghiệp tư nhân phát triển.
Ngồi liên kết dọc, các cơng ty trong nước có thể đẩy mạnh liên kết ngang với các TNCs, nhất là những công ty chưa đến đầu tư ở Việt Nam. Liên kết ngang là tiến hành hợp tác với các TNCs về nhiều mặt để sản xuất và xuất khẩu ra thị trường thế giới; lúc đầu có thể sản xuất và cung cấp dưới thương hiệu của cơng ty nước ngồi, xuất khẩu theo mạng lưới của công ty nước ngoài (OEM), dần dần tự mình thiết kế sản phẩm (ODM), tạo ra những sản phẩm độc đáo để chào hàng với TNCs, sản phẩm càng độc đáo càng có ưu thế trong việc thương lượng với họ, và cuối cùng tiến đến giai đoạn xây dựng thương hiệu, làm chủ hồn tồn sản phẩm cơng nghiệp (OBM), khơng cịn phụ thuộc vào TNCs nữa. Quá trình chuyển từ OEM sang ODM rồi đến OBM là q trình tự lập của các cơng ty trong nước, lúc đầu dựa vào ngoại lực để dần dần củng cố nội lực để cuối cùng tự lập hoàn toàn.
4.6. Tăng cường năng lực thể chế và chuyên môn cho hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam của Việt Nam
Việc tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam trong MLSXPPTC về thực chất là việc Việt Nam sẽ phấn đấu để hội nhập thắng lợi trong nền kinh tế toàn cầu và khu vực nhằm thực hiện CNH, HĐH đất nước. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc tăng cường năng lực thể chế và chuyên môn cho hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Trên thực tế, các hiệp định mậu dịch tự do nói chung đang đặt ra rất nhiều vấn đề về năng lực và kỹ thuật cho các nước đang phát triển. Đối với việc tham gia WTO cũng như các FTA/RTAs khác, chúng ta đang phải đối phó với thách thức lớn về năng lực hội nhập yếu. Thực sự là chúng ta chưa đủ nhân lực và năng lực để đàm phán, ký kết cùng lúc nhiều hiệp định thương mại tự do, và điều hành chế độ thương mại
73
---------------------------------------------------------------------
phân biệt trên cơ sở của các hiệp định thương mại tự do với nhiều đối tác khác nhau. Chúng ta cũng thực sự chưa đủ lực để xử lý những vấn đề hết sức phức tạp mà hiệp định thương mại tự do luôn đặt ra, đơn cử như vấn đề xuất xứ hay cơ chế giải quyết tranh chấp. Với hệ thống đồ sộ các quy định và luật lệ như vậy, đặt ra bài tốn vơ cùng nan giải đối với việc xây dựng nguồn nhân lực nước nhà. Vì vậy, cả Nhà nước, các doanh nghiệp và các tổ chức hỗ trợ phi Chính phủ của Việt Nam cần nỗ lực hết mình, tự trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn, tham gia các Hiệp định khu vực thương mại tự do một cách chọn lọc để cọ sát và trải nghiệm thực tế, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước ta, đồng thời tranh thủ khai thác tốt nhất nguồn hỗ trợ tài chính, kỹ thuật của các đối tác trong khu vực và các nước ASEAN khác, của cộng đồng quốc tế nhằm xây dựng năng lực hội nhập tốt nhất cho phát triển.
Cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực cho hội nhập, chú ý đào tạo ứng dụng các kỹ năng nghiên cứu thị trường, marketing, kỹ năng đàm phán quốc tế, nghiệp vụ kỹ thuật ngoại thương, nâng cao trình độ ngoại ngữ, ứng dụng tin học, nâng cao tay nghề. Việc đào tạo cần theo hai hướng, trước mắt, đối với người lao động cần thuần thục về kỹ năng và chun mơn hố sâu. Mặt khác phải chú trọng đặc biệt tới đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, có khả năng ứng dụng và tích hợp khoa học cơng nghệ của nhân loại cho phát triển của Việt Nam về lâu dài
Cần kết hợp hài hòa giữa hợp tác song phương, khu vực và đa phương, trong đó:
Tập trung thực hiện các cam kết trong WTO. Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO vào ngày 11/01/2007, đánh dấu bước quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Gia nhập WTO, Việt Nam phải thực hiện các cam kết chung đối với các nước thành viên. Việc thực hiện các cam kết của Việt Nam trong WTO có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Việt Nam, giúp Việt Nam nâng cao tính hấp dẫn của mơi trường đầu tư và tăng cường mối quan hệ thương mại với các đối tác khác. Đây khơng chỉ là nhiệm vụ mà cịn có vai trị vơ cùng quan trọng để Việt Nam có thể cải cách kinh tế trong nước, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, tăng cường năng lực cạnh tranh, tăng năng suất lao động và lợi ích của người tiêu dùng. Việc thực hiện các cam kết không tránh khỏi việc dẫn đến một số cú sốc về kinh tế, tuy nhiên lợi ích cuối cùng mà nó đem lại sẽ rất lớn.
- Lựa chọn đối sách thích hợp trước sự phát triển nhanh chóng của các FTA song phương. Xu hướng phát triển của các FTA song phương trên thế giới hiện nay đang
diễn ra mạnh mẽ, đem lại nhiều lợi ích cho các nước tham gia. Bất kỳ quốc gia nào đi theo mơ hình kinh tế mở, trong đó có Việt Nam, đều phải quan tâm và điều chỉnh theo xu thế này nếu không muốn bị cô lập và gặp bất lợi cả về kinh tế và chính trị. Theo đó, Việt Nam cần chủ động nghiên cứu và chuẩn bị các bước đi phù hợp để tham gia ký kết các FTA trong thời gian tới. Việt Nam cần theo đuổi hình thức tự do hóa thương mại mới theo hướng hội nhập sâu để thu được tối đa lợi ích từ q trình tự do hóa.
- Tích cực, chủ động tham gia các sáng kiến liên kết mới. Q trình tự do hóa diễn ra vơ cùng mạnh mẽ hiện nay đã làm nảy sinh ngày càng nhiều các hình thức liên kết mới có mức độ tự do hóa ngày càng sâu rộng hơn, ví dụ như Sáng kiến Khu
74
---------------------------------------------------------------------
vực thương mại tự do APEC (FTAAP) hay ý tưởng hình thành Cộng đồng Đông á. Những sáng kiến liên kết mới thường nhằm khắc phục những hạn chế của các hình thức liên kết đã có. Việc Việt Nam chủ động tham gia vào các hình thức liên kết mới này cũng giúp nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia vào việc hình thành nên các “luật chơi” mới, góp phần nâng cao tiếng nói của nhiều nền kinh tế nhỏ và đang phát triển như Việt Nam.