Chỉ đạo các hoạt động điểm, nhân rộng cách làm hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động công đoàn tại các trường trung học phổ thông, tỉnh quảng ninh (Trang 89 - 93)

2 4 Phương pháp xử lý số liệu

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động cơng đồn trƣờng

3.2.4. Chỉ đạo các hoạt động điểm, nhân rộng cách làm hiệu quả

động cơng đồn ở các trường THPT

3 2 4 1 M c tiêu

Tổ chức những hoạt động điểm với tất cả các đơn vị cùng tham gia để học tập, trao đổi. Trên cơ sở những hoạt động đã mang lại hiệu quả nổi bật để phổ biến, nhân rộng trong tồn hệ thống cơng đoàn trường THPT tỉnh Quảng Ninh, từ đó tạo thành phong trào thi đua, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động, tạo niềm tin với CB, NG, LĐ và với Chi (Đảng) bộ, BGH nhà trường.

Trong mỗi năm học phải giới thiệu được ít nhất 03 mơ hình hoạt động hiệu quả tại các cơng đồn trường THPT để nhân rộng phạm vi trong toàn Ngành.

3 2 4 2 Nội dung

- Chỉ đạo các hoạt động điểm tại đơn vị có hoạt động cơng đồn hiệu quả để các đơn vị khác cùng tham gia học tập, tìm hiểu: Có thể tổ chức hoạt động điểm trong mỗi dịp tổ chức Đại hội cơng đồn; tập huấn tại cơ sở cho CBCĐ là tổ trưởng, tổ phó cơng đồn; tổ chức hội thảo, hội thi; tổ chức các sự kiện trọng đại của Đất nước, của cơng đồn và của ngành GD&ĐT...

- Phổ biến HĐCĐ hiệu quả như: đổi mới phương pháp tuyên truyền, vận động CB,NG, LĐ; đổi mới trong thương lượng, ký kết TƯLĐTT...

3.2.4.3 Cách thức thực hiện

* Đối với CĐGD Quảng Ninh

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nắm bắt tình hình hoạt động của cơng đồn trường THPT để tìm được những mơ hình hiệu quả trong hoạt động.

- Với mỗi CBCĐ chuyên trách (theo từng nhiệm vụ được phân công) phải có trách nhiệm hướng dẫn, tun truyền mơ hình hiệu quả tới các cơng đoàn trường THPT tỉnh Quảng Ninh.

- Đánh giá, tổng hợp theo định kỳ (6 tháng, 1 năm) về những mơ hình hiệu quả, phân tích những ưu điểm, những nội dung cần hoàn thiện, những vấn đề lưu ý khi áp dụng vào từng loại hình cơng đồn trường THPT (công lập, ngồi cơng lập) hay từng khu vực trong tỉnh (khu vực miền Đông, khu vực miền Tây trong tỉnh; khu vực thành phố, thị xã, huyện; khu vực nhiều hoặc ít cơng đồn trường THPT tập trung).

- Tổ chức khen thưởng, động viên kịp thời; bố trí CBCĐ tham gia hỗ trợ cơng đồn trường THPT triển khai mơ hình hoạt động hiệu quả.

* Đối với cơng đồn trường THPT

- Phát huy trí tuệ tập thể (trong BCH hay trong đội ngũ CB, NG, LĐ) của đơn vị để thăm dị, đóng góp ý kiến trong từng hoạt động đảm bảo yêu cầu hiệu quả, thiết thực, tiết kiệm, thu hút được đông đảo CB, NG, LĐ tham gia.

- Báo cáo kịp thời những cách làm hiệu quả của đơn vị về CĐGD Quảng Ninh hoặc áp dụng những mơ hình hiệu quả đã được đánh giá, triển khai vào hoạt động tại đơn vị.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

Để lựa chọn được điển hình trong hoạt động địi hỏi sự vào cuộc tích cực của CĐGD Quảng Ninh và của cơng đồn trường THPT. Trong đó,

CĐGD Quảng Ninh phải đóng vai trị hướng dẫn, chỉ đạo, thường xuyên trao đổi nắm bắt tình hình để phối hợp giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong hoạt động; cơng đồn trường THPT phải xây dựng kế hoạch cụ thể, đánh giá những thuận lợi khó khăn, điều kiện, thời gian, nhân lực...để thực hiện. Thường xuyên đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm và điều chỉnh để mơ hình hoạt động hiệu quả.

3.2.5. Tổ chức phối hợp quản lý hoạt động cơng đồn với Chi (Đảng) bộ tại các trường THPT và Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh

3.2.5 1 M c tiêu

Tăng cường các hoạt động quản lý tồn diện, cụ thể với hoạt động cơng đồn, góp phần đưa cơng đồn các trường THPT luôn trong trạng thái hoạt động, thực hiện đầy đủ các chức năng nhiệm vụ, tránh tình trạng hoạt động theo thời vụ hoặc theo sự việc.

3 2 5 2 Nội dung

Ký kết quy chế phối hợp giữa CĐGD Quảng Ninh với Sở GD&ĐT Quảng Ninh; ký quy chế phối hợp giữa CĐGD Quảng Ninh với các Chi (Đảng) bộ trường THPT. Quy định trách nhiệm của các bên trong quản lý, hướng dẫn cơng đồn; thường xun trao đổi giữa các bên về tình hình hoạt động của cơng đồn trường THPT, phối hợp trong chỉ đạo cơng đồn lựa chọn những hình thức hoạt động phù hợp với đặc thù (sự nghiệp công lập, sự nghiệp ngồi cơng lập), vùng miền (thành phố, thị xã, huyện), quy mô trường học hoặc điều kiện khác của từng đơn vị. Hoạt động phối hợp quản lý cần được đánh giá, rút kinh nghiệm hàng năm để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

3 2 5 3 Cách thực hiện biện pháp

* Đối với CĐGD Quảng Ninh

Chủ động xây dựng kế hoạch, dự thảo quy chế phối hợp; tổ chức hội nghị thương lượng về nhiệm vụ của các bên; ký kết quy chế phối hợp quản lý

hoạt động cơng đồn các trường THPT; tất cả các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động cơng đồn trường THPT đều được gửi tới Sở GD&ĐT Quảng Ninh, các Chi (Đảng) bộ được biết; đối với những hoạt động trọng tâm cần có văn bản gửi riêng tới Sở GD&ĐT Quảng Ninh, Chi (Đảng) bộ trường THPT trong công tác phối hợp chỉ đạo.

Phân công cán bộ chuyên trách CĐGD Quảng Ninh thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động của cơng đồn trường THPT để kịp thời trao đổi với Sở GD&ĐT Quảng Ninh, các Chi (Đảng) bộ. Đảm bảo ít nhất 3 tháng/1 lần phải có sự trao đổi với Chi (Đảng) bộ các trường THPT.

* Đối với Sở GD&ĐT Quảng Ninh

Trên cơ sở quy chế phối hợp và kế hoạch phối hợp hàng năm với CĐGD Quảng Ninh; trên cơ sở những đề xuất, kiến nghị từ CĐGD, Sở GD&ĐT Quảng Ninh thường xuyên chỉ đạo (trong các cuộc họp giao ban trực tuyến hàng tháng; trong các Hội nghị sơ kết, tổng kết năm học; trong các hội thảo...) tới BGH các trường THPT về việc tạo điều kiện, quan tâm phối hợp để công đoàn trường THPT tỉnh Quảng Ninh thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ.

Tham vấn ý kiến của CĐGD Quảng Ninh về hoạt động của cơng đồn trường THPT, coi đó là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại, xét thi đua khen thưởng hàng năm đối với các trường THPT.

* Đối với Chi (Đảng) bộ tại các trường THPT

Tăng cường các hoạt động quản lý đồn thể, tổ chức trong nhà trường trong đó có hoạt động cơng đồn; đơn đốc cơng đồn hoạt động theo đúng chức năng nhiệm vụ và sự chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của CĐGD Quảng Ninh.

Phân công 1 ủy viên BCH thường xuyên theo dõi các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về hoạt động cơng đồn; trao đổi với CĐGD Quảng Ninh về tình hình hoạt động, khó khăn vướng mắc của nhà trường để cùng phối hợp giải quyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động công đoàn tại các trường trung học phổ thông, tỉnh quảng ninh (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)