Giáo dục kỹ năng sốngtrong trƣờng Trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở tại huyện na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 28 - 31)

1.3.1. Vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của trường Trung học cơ sở

Luật giáo dục của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mục 2 - Điều 26 quy định: Giáo dục phổ thông: Giáo dục tiểu học, Giáo dục trung học cơ sở, Giáo dục trung học phổ thông [8].

- GD THCS đƣợc thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớp chín. HS vào học lớp sáu phải hồn thành chƣơng trình tiểu học, có tuổi là mƣời một tuổi (Điều 26).

- Điều 27 - Mục tiêu của GD phổ thông là giúp HS phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tƣ cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. GD THCS nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của GD tiểu học; có học vấn phổ thơng ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hƣớng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động

- Nhiệm vụ và quyền hạn của trƣờng THCS:

+ Tổ chức giảng dạy, học tập và HĐ GD đạt chất lƣợng theo mục tiêu, chƣơng trình giáo dục phổ thơng cấp THCS do Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT ban hành.

em đã bỏ học đến trƣờng, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chƣơng trình giáo dục tiểu học theo sự phân cơng của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và cơng nhận hồn thành chƣơng trình THCS cho HS trong nhà trƣờng và trẻ em trong địa bàn trƣờng đƣợc phân công phụ trách.

+ Xây dựng, phát triển nhà trƣờng theo các quy định của Bộ GD&ĐT và nhiệm vụ phát triển GD của địa phƣơng.

+ Thực hiện kiểm định chất lƣợng GD.

+ Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và HS.

+ Quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.

+ Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục.

+ Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và HS tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.

+ Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

1.3.2. Giáo dục kỹ năng sống trong trường Trung học cơ sở

Tuổi HS THCS (từ lớp 6 đến lớp 9) là các em có tuổi từ 11-15 tuổi. Đây là lứa tuổi có một vị trí quan trọng đặc biệt trong thời kỳ phát triển của con ngƣời. Ở lứa tuổi này có sự tồn tại song song "vừa tính trẻ con, vừa tính ngƣời lớn". Các em có cảm giác về sự trƣởng thành và rất chú ý đến bản thân. Điều quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với các em HS THCS là cha mẹ khơng cịn coi các em là bé nhỏ nữa mà đã quan tâm đến ý kiến của các em hơn, dành cho các em những quyền sống độc lập hơn, đề ra những yêu cầu cao hơn, các em đƣợc tham gia bàn bạc một số cơng việc của gia đình và đã biết quan tâm đến việc xây dựng bảo vệ uy tín của gia đình. Những thay đổi đó đã làm cho các em ý thức đƣợc vị thế của mình trong gia đình và động viên kích thích các em hoạt động tích cực, độc lập, tự chủ [20].

Ở trƣờng THCS HS đƣợc tiếp xúc với nhiều mơn học khác nhau có nội dung trừu tƣợng, sâu sắc và phong phú hơn do đó địi hỏi các em phải có sự thay đổi về cách học. Sự phong phú về tri thức của từng môn học làm cho khối lƣợng tri thức các em lĩnh hội đƣợc tăng lên nhiều, tầm hiểu biết của các em đƣợc mở rộng. Các em đƣợc học với nhiều thầy, nhiều bạn và chịu ảnh hƣởng của nhiều nhân cách, phong cách xử thế khác nhau. Các em còn đƣợc tham gia vào nhiều dạng hoạt động trong nhà trƣờng nhƣ: lao động, hoạt động ngoại khoá, văn nghệ, thể dục thể thao,... Hoạt động học tập và các hoạt động khác của HS THCS đòi hỏi và thúc đẩy các em có thái độ tích cực và độc lập hơn, tạo điều kiện cho các em thoả mãn nhu cầu giao tiếp của mình. Ở lứa tuổi này các em đƣợc thừa nhận nhƣ một thành viên tích cực trong xã hội và đƣợc giao một số công việc nhất định trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ: tuyên truyền, cổ động, giữ trật tự đƣờng phố, giúp đỡ gia đình thƣơng binh liệt sĩ,... Các em đã nhận thức đƣợc rằng công tác xã hội là một việc làm của ngƣời lớn và có ý nghĩa lớn lao, do đó đƣợc làm các cơng việc xã hội là thể hiện mình đã là ngƣời lớn và các em muốn đƣợc thừa nhận mình là ngƣời lớn. Tham gia công tác xã hội làm cho quan hệ của HS THCS đƣợc mở rộng, kinh nghiệm cuộc sống phong phú hơn [20].

Sự phát triển tự ý thức của HS THCS đã giúp các em bắt đầu có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm của mình, xuất hiện ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng... Các em đã có khả năng đánh giá về mặt mạnh, mặt yếu của bản thân mình và những ngƣời xung quanh, có những biện pháp kiểm tra đánh giá sự tự ý thức của bản thân, bƣớc đầu nhận thức đƣợc vị trí của mình trong xã hội hiện tại. Mặt khác ở lứa tuổi này các em rất hiếu động, nhu cầu giao tiếp lớn, quan hệ giao tiếp đã bắt đầu mở rộng, các em đã đƣợc tiếp thu các chuẩn mực trong xã hội, tiếp thu các tri thức về khoa học tự nhiên, xã hội. Các em bắt đầu muốn làm ngƣời lớn nhƣng chƣa có kinh nghiệm, các em thƣờng quá tự tin, muốn tự khẳng định mình nên ở lứa tuổi này thƣờng xuất hiện các hành vi: hay cãi lại, bắt đầu tự tìm hiểu, khơng nghe theo lời khun của bố mẹ, thầy cơ, có

thể có những phản ứng nhƣ: phá phách, bƣớng bỉnh có khi rất mạnh mẽ và tiêu cực. Do đó, rất cần có một mơi trƣờng tốt, hoạt động phù hợp với sở thích, với năng lực của các em để giúp các em tự khẳng định mình đồng thời tránh đƣợc những tác động xấu của môi trƣờng.

GDKNS cho HS là nhiệm vụ rất cần thiết bởi KNS giúp các em phát triển hài hoà, toàn diện về nhân cách và phƣơng thức GDKNS, rất phù hợp với đặc điểm tâm lý HS THCS. Với HS THCS - đây là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ƣớc mơ, ham hiểu biết, thích tìm tịi, khám phá song chƣa có những hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống. GDKNS thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực ở các em.

Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và kinh tế thị trƣờng hiện nay, thế hệ trẻ thƣờng xuyên chịu sự tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, ln đƣợc đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đƣơng đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Do đó việc GDKNS cho thế hệ trẻ sẽ giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và cộng đồng, có khả năng ứng phó tích cực trƣớc sức ép của cuộc sống và sự lôi kéo, tác động của những yếu tố xấu, giúp các em sống an toàn và lành mạnh [14].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở tại huyện na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 28 - 31)