Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học bộ môn toán theo định hướng phát triển năng lực ở các trường trung học cơ sở huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 87 - 89)

10. Dự kiến cấu trúc luận văn

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Các biện pháp quản lý là những cách thức cụ thể để chủ thể quản lý thực hiện mục tiêu quản lý của mình thơng qua các phương pháp quản lý. Các biện pháp đó có mối quan hệ khăng khít và tương hỗ với nhau. Vì thế, khi đề xuất mỗi biện pháp phải dựa trên những nguyên tắc nhất định dưới đây:

3.1.1. Đảm bảo tính pháp lý

Nguyên tắc này đảm bảo các biện pháp được đề xuất phải tuân thủ tính pháp lý. Nghĩa là các biện pháp được xây dựng và thực hiện phải dựa vào chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, hệ thống các văn bản qui định của Nhà nước, của ngành, của trường về quản lý hoạt động dạy học (luật giáo dục, Điều lệ trường THCS và các qui định khác có liên quan). Trong quản lý hoạt động dạy học, cá nhân và các bộ phận làm công tác quản lý phải được giao nhiệm vụ cụ thể đảm bảo tư cách pháp nhân trong điều hành hoạt động dạy học; Phải am hiểu các qui định hiện hành, giải thích được cho các bên liên quan về các qui định trong tổ chức hoạt động dạy học nói chung và dạy học mơn Tốn nói riêng để cùng thực hiện đúng.

3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa

Các biện pháp quản lý HĐDH mơn tốn theo định hướng phát triển NL đưa ra phải hướng đến mục đích là nhằm phát huy những mặt mạnh, những điểm mới của HĐDH và công tác quản lý HĐDH mơn tốn ở các trường THCS hiện nay. Khi xây dựng cần tham khảo, kế thừa, sáng tạo, bổ sung phát triển và đổi mới công tác quản lý hoàn thiện hơn, khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý HĐDH nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của nhà trường trong giai đoạn mới.

3.1.3. Đảm bảo tính đồng bộ và hệ thống

Quản lý hoạt động dạy học là quản lý một hệ thống với nhiều nội dung cấu thành, vì vậy khi đề xuất các biện pháp phải xem xét trên tất cả các nội dung cần quản lý trong tổ chức dạy học, phải nắm được bao qt và tồn diện các nội dung đó. Các biện pháp được đề xuất phải xuất phát từ những khâu yếu, những tồn tại cần giải quyết của hệ thống quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn theo định hướng phát triển người học. Các biện pháp không được phủ định lẫn nhau mà phải bổ sung cho nhau trong quá trình thực hiện để góp phần tạo nên chất lượng dạy học .

Các biện pháp nêu ra phải đảm bảo sự thống nhất giữa các mục tiêu, nội dung, cách thức trong quá trình quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực người học. Trong q trình quản lý, cần phải có sự phân công công việc rõ ràng, tạo ra được ý thức tự giác, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cá nhân, bộ phận cùng tham gia xây dựng, giúp cho cho công tác quản lý tiến hành thống nhất và đồng bộ nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Các biện pháp phải phong phú, đa dạng, tuy nhiên trong số đó có những biện pháp được xác định là cơ bản, chủ yếu, cần thực hiện ngay, có biện pháp hỗ trợ. Hệ thống biện pháp quản lý hoạt động dạy học phải có sự thống nhất từ các nhà quản lý giáo dục đến các tổ chức thành viên, đến giáo viên, đến học sinh, đến các lực lượng tham gia cơng tác giáo dục ngồi nhà trường về nội dung, thời gian thực hiện, biện pháp thực hiện.

3.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn theo hướng phát huy năng lực người học được xây dựng dựa trên thực tiễn, phù hợp với các điều kiện thực tế của nhà trường như: nhân lực, vật lực, tài lực, năng lực quản lý và phù hợp với nhu nhu cầu phát triển của xã hội, với định hướng đổi mới phương pháp dạy học của ngành. Khi đề xuất các biện pháp phải xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn, giải quyết được các vấn đề còn tồn tại trong thực tiễn, đáp ứng được mục tiêu trước mắt và lâu dài.

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn theo định hƣớng phát triển năng lực ở các trƣờng trung học cơ sở huyện Thanh Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học bộ môn toán theo định hướng phát triển năng lực ở các trường trung học cơ sở huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)