10. Dự kiến cấu trúc luận văn
3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn theo định hướng
3.2.5. Tổ chức các hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn
mơn Tốn của học sinh theo định hướng phát triển năng lực
a. Mục tiêu của biện pháp
Kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với GV, học sinh và CBQL. Đối với học sinh, kiểm tra, đánh giá cho họ biết được chất lượng học tập và phương pháp học tập có phù hợp hay không. Đối với GV, kiểm tra, đánh giá giúp họ biết được chất lượng và hiệu quả dạy học. Đối với CBQL, kiểm tra, đánh giá cung cấp thông tin cho họ xác định được mục tiêu giáo dục
có phù hợp hay khơng, điều chỉnh nội dung chương trình, tổ chức dạy học và các chính sách về quản lý dạy học mơn Tốn.
Đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học mơn Tốn với mục đích là đảm bảo đánh giá được chính xác mức độ tích lũy kiến thức, kỹ năng của học sinh sau mỗi lớp, mỗi kỳ học, phù hợp với mục tiêu dạy học.
b. Nội dung, cách thức thực hiện.
Quản lý cán bộ, giáo viên mơn tốn tham gia các lớp tập huấn kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Chỉ đạo chun mơn, nhóm chun mơn tổ chức tập huấn kỹ thuật ra đề kiểm tra, các phương pháp, kỹ thuật kiểm tra đánh giá theo NL.
Chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch KTĐG mơn tốn theo định hướng phát triển NL học sinh cho cả năm học chi tiết, cụ thể. Quy định về thực hiện các loại bài kiểm tra, hình thức kiểm tra.
Chỉ đạo và tổ chức cho các tổ nhóm chun mơn, giáo viên tốn ra đề kiểm tra đảm bảo đúng yêu cầu, quy định cấu trúc của ma trận đề, phù hợp với chương trình, nội dung kiểm tra NL, đảm bảo các bậc nhận thức, trình độ học sinh và có sự phân hố các đối tượng học sinh.
Chuyên môn kiểm tra và duyệt đề kiểm tra đảm bảo mức độ chuẩn kiến thức, mục đích kiểm tra tại từng thời điểm, lưu thành ngân hàng đề kiểm tra cho bộ mơn. Tổ chức nhóm chun mơn, GV cốt cán thẩm định đề kiểm tra, kịp thời điều chỉnh, đồng thời tư vấn cho GV nhằm nâng cao chất lượng đề kiểm tra.
Chỉ đạo đổi mới KTĐG gắn với đổi mới PPDH, trong quá trình tổ chức dạy học chú đến đánh giá quá trình, tập trung vào đánh giá sự phát triển NL học sinh bằng nhiều hình thức, phương pháp đánh giá: tự đánh giá, đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ, viết chuyên đề, giải quyết tình huống, các vấn đề tốn học, trắc nghiệm, đánh giá thơng qua sản phẩm học tập..., kết hợp kết quả đánh giá trong quá trình giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kỳ năm
học. Tăng cường quan sát, nhận xét cụ thể bằng lời, động viên giúp HS tự tin, hứng thú, tiến bộ trong học tập mơn Tốn.
Chỉ đạo và tổ chức cho tổ chuyên môn, GV đổi mới KTĐG theo định hướng phát triển NL học sinh cần chú ý đến các yêu cầu:
+ Đánh giá vì sự tiến bộ của HS, giúp HS phát huy năng khiếu cá nhân; coi trọng đánh giá để giúp đỡ HS về phương pháp học tập.
+ Đánh giá tồn diện thơng qua mức độ cần đạt về NL, phẩm chất, kiến thức, kỹ năng của HS theo mục tiêu bộ mơn Tốn cấp THCS.
+ Chú trọng đánh giá khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
+ Kết hợp đánh giá thường xuyên, định kỳ; đánh giá của GV, học sinh, cha mẹ HS trong đó đánh giá GV là quan trọng.
+ Vận dụng đa dạng các hình thức đánh giá ( đánh giá quá trình, đánh giá định kỳ), các phương pháp đánh giá vào những thời điểm thích hợp.
Tổ chức KTĐG đúng kế hoạch, đúng quy chế. Việc chấm bài kiểm tra phải thực hiện nguyên tắc thống nhất trong tồn tổ nhóm chun mơn như xây dựng đáp án, biểu điểm, thảo luận đáp án, tổ chức chấm đảm bảo công bằng giữa các lớp, giữa các đối tượng học sinh.
Chỉ đạo GV hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả học tập của mình, tự sửa lỗi, đánh giá lẫn nhau.
Sau mỗi đợt KTĐG, phân tích kết quả KTĐG, cách tổ chức KTĐG, nội dung kiến thức kiểm tra...kịp thời phát hiện những thiếu sót, hạn chế để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh .
c. Điều kiện thực hiện.
Hệ thống các quy định về kiểm tra, đánh giá kết quả học sinh đầy đủ, cụ thể.
Đội ngũ CBQL, GV đồng lòng, thống nhất trong quá trình thực hiện các quy định về kiểm tra, đánh giá.
Có sự phối hợp giữa giữa các bộ phận, các cấp quản lí trong q trình đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Toán