Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động đổi mới sinh hoạt chuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học bộ môn toán theo định hướng phát triển năng lực ở các trường trung học cơ sở huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 100 - 102)

10. Dự kiến cấu trúc luận văn

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn theo định hướng

3.2.4. Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động đổi mới sinh hoạt chuyên

chuyên môn trong dự giờ, rút kinh nghiệm giờ dạy theo hướng phân tích các hoạt động học của học sinh

a. Mục tiêu của biện pháp

Tổ chun mơn là hạt nhân, là nịng cốt trực tiếp quản lý hoạt động dạy học của giáo viên trong tổ, nhóm chun mơn. Thực hiện đổi mới dự giờ, phân tích rút kinh nghiệm giờ dạy theo hướng phân tích các hoạt động học của HS nhằm cải tiến đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nâng cao chất lượng giờ lên lớp. Tăng cường sinh hoạt chuyên môn là tăng cường trao đổi phương pháp, kinh nghiệm dạy học trong đồng nghiệp lẫn nhau để thúc đẩy việc nâng cao chất lượng dạy học.

b. Nội dung, cách thức thực hiện.

- Tổ chức hướng dẫn GV chuẩn bị giờ dự: họp tổ/nhóm chun mơn thảo luận, trao đổi, thống nhất nội dung dạy học của bài dạy; lựa chọn hình thức, PPDH tích cực để thiết kế các hoạt động học của HS. Tổ chức thảo luận, trao đổi, thống nhất tập trung vào các nội dung:

+ Nơi dung bài mới là gì? ( đây là loại bài học gì?) có hứng thú với học sinh khơng?

+ Mục tiêu cần đạt sau bài học là gì? (HS có được kiến thức, NL, phẩm chất gì sau khi học xong bài này).

+ Những kiến thức cần để học bài học mới mà học sinh đã học ở các bài trước là gì? (HS đã có những kiến thức nào liên quan đến bài học). Có

cần nhắc lại trước khi học bài mới khơng? Bằng cách nào ? Có cần tạo hứng thú với bài học mới không? Bằng cách nào?

+ Những thuận lợi, khó khăn gì khi học sinh học bài mới này?

+ Học sinh được rèn luyện, củng cố kiến thức, năng lực gì qua mỗi bài tập luyện tập? HS vận dụng kiến thức của bài học vào thực tiễn như thế nào?

hợp với mục tiêu, nội dung, học sinh và bối cảnh dạy học?

+ Dự kiến tổ chức những hoạt động nào giúp học sinh chiếm lĩnh được mục tiêu, phù hợp với nội dung và học sinh? (căn cứ vào các hành vi được mô tả ở mục tiêu). Có thể sử dụng những tình huống nào có thực tại địa phương để học sinh quan sát, giải thích…(để đạt mục tiêu)?

+ Cần chuẩn bị những hình thức đánh giá nào sau khi học sinh thực hiện xong một hoạt động và đạt mục tiêu? ( chuẩn bị các câu hỏi, phiếu học tập, phiếu đánh giá…).

Giao nhiệm vụ cho các GV trong nhóm chun mơn thực hiện soạn giáo án theo hướng tổ chức các hoạt động học của học sinh.

- Tiến hành bài học và dự giờ: Tổ chức GV dạy bài học trên lớp, bố trí người dự giờ. Khi dự giờ cần tập trung quan sát hoạt động học của HS thông qua việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập theo 4 bước: Chuyển giao nhiệm vụ học tập; Thực hiện nhiệm vụ học tập; Báo cáo kết quả và thảo luận; Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Phân tích, rút kinh nghiệm giờ dự: Căn cứ vào các tiêu chí đánh giá giờ dạy đã được xây dựng.

+ Người dự mô tả lại hoạt động học của HS. + Đánh giá hiệu quả hoạt động học.

+ Đưa ra nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế. + Đề xuất giải pháp, rút kinh nghiệm.

Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dự giờ cho cả năm học. Bồi dưỡng cho GV kỹ năng dự giờ, phân tích giờ dạy theo hướng phân tích các hoạt động học của học sinh.

Tổ chức dự giờ dưới nhiều hình thức: dự giờ báo trước (có điều kiện chuẩn bị); dự giờ đột xuất ( chú ý tránh sự căng thẳng, tạo khơng khí sẵn sàng được dự giờ của GV); dự giờ theo đề tài; dự giờ song song ( GV dạy cùng khối); dự giờ có mục tiêu và mời chuyên gia đến dự; dự giờ rút kinh nghiệm trong tổ chun mơn; thao giảng trong và ngồi nhà trường; dự giờ thi đua; dự

giờ kiểm tra chuyên môn của GV.

Chỉ đạo tổ chuyên môn tiến hành trao đổi với GV sau khi dự giờ: GV xác định mục tiêu của giờ dạy (kiến thức, kỹ năng, phương pháp học cho HS...) và tự đánh giá mức độ đạt mục tiêu bài dạy. Người dự căn cứ vào thông tin thu thập được qua quan sát giờ dạy và các tiêu chí giờ lên lớp, nêu những câu hỏi, gợi ý để GV trình bày chủ ý của mình khi tiến hành giờ dạy, trả lời câu hỏi làm thế nào để nâng cao chất lượng giờ dạy.

c. Điều kiện thực hiện.

Tổ chuyên môn phải lập kế hoạch tổng thể về dự giờ, phân tích giờ dạy cho cả năm học.

Hiệu trưởng cần bình thường hóa cơng tác kiểm tra, dự giờ thường xun, tạo khơng khí thân thiện.

Nhà trường có đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo để hỗ trợ giáo viên.

Giáo viên nắm vững những yêu cầu, tiêu chuẩn giờ lên lớp, các tiêu chí đánh giá giờ dạy, quy trình dự giờ và phân tích giờ dạy.

Đội ngũ giáo viên phải có tinh thần cầu thị, học hỏi, tích cực thực hiện đổi mới hoạt động dạy học mơn tốn theo định hướng phát triển NL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học bộ môn toán theo định hướng phát triển năng lực ở các trường trung học cơ sở huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 100 - 102)