10. Dự kiến cấu trúc luận văn
3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn theo định hướng
3.2.2. Quản lý, tổ chức các hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ
CBQL, giáo viên
a. Mục tiêu của biện pháp
Trong mỗi nhà trường để thực hiện thành công hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NL nói chung, mơn tốn nói riêng thì đội ngũ CBQL, GV là lực lượng chủ yếu giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện mục tiêu, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giáo dục nhà trường. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ảnh hưởng trực tiếp công tác quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường. Vì vậy, để đạt được mục đích giáo dục tạo ra những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu xã hội thì địi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phải có trình độ chun mơn, phẩm chất nghề nghiệp và năng lực thực
sự.... đảm bảo sẵn sàng nhận nhiệm vụ và thực hiện hoạt động dạy học mơn tốn theo định hướng phát triển năng lực đạt hiệu quả cao.
b. Nội dung và cách thức thực hiện
- Muốn có hiệu quả trong cơng tác quản lý, hiệu trưởng các trường cần
xác định được điểm đến, điểm xuất phát của mình. Xuất phát từ nhu cầu cơng việc, thực tiễn cơ quan, nhu cầu mong muốn của công việc để sử dụng nguồn nhân lực của mình cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu chung công việc, phát huy được đúng năng lực, sở trường của nguồn nhân lực mình có. Các nội dung chương trình bồi dưỡng để đảm bảo chuẩn đội ngũ CBQL, yêu cầu mỗi CBQL xây dựng kế hoạch tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực để đáp ứng với yêu cầu đổi mới công tác quản lý:
+ Bồi dưỡng kiến thức về lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước đối với CBQL.
+ Bồi dưỡng kiến thức về khoa học quản lý giáo dục, nghiệp vụ quản lý nhà nước, quản trị nhà trường…các kiến thức đổi mới công tác quản trị nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
+ Bồi dưỡng kiến thức đổi mới hiện nay, đặc biệt cần chú trọng quan tâm nhiều đến các chủ trương, quan điểm chỉ đạo của ngành về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thơng mới. Đổi mới mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực HS, đổi mới PPGD và đánh giá, yêu cầu chuẩn bị các điều kiện thực hiện chương trình GDPT theo định hướng phát triển năng lực.
+ Bồi dưỡng kiến thức về ngoại ngữ, tin học, giúp cho mỗi đồng chí cán bộ quản lý tại các trường có thể tiếp cận được kiến thức mới về quản lý nhà trường và ứng dụng CNTT vào cơng tác quản lý hồn thành tốt nhiệm vụ
+ Mỗi cán bộ quản lý cần xây dựng kế hoạch học tập bồi dưỡng nâng chuẩn cho mình. Phịng GD tạo điều kiện, thời gian và động viên tinh thần,
+ Tham gia bồi dưỡng bằng nhiều hình thức khác nhau tập trung, từ xa, ngắn hoặc dài hạn. Đặc biệt bản thân mỗi cán bộ cần nâng cao ý thức tự học dưới nhiều nguồn học dữ liệu khác như internet, truyền hình... thơng qua hình thức rèn luyện kinh nghiệm, học tập đồng nghiệp có lẽ đây đánh giá là hình thức hiệu quả nhất đối cán bộ quản lý các trường.
+ Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, thăm quan để cán bộ quản lý được trao đổi chia sẻ những kinh nghiệm tốt trong công tác quản lý. Nhân rộng các mơ hình quản lý có hiệu quả để các trường có thể vận dụng vào từng hồn cảnh thực tiễn địa phương. Tăng cường cơng tác giao lưu trao đổi giữa các trường trên địa bàn huyện và các huyện lân cận trên địa bàn tỉnh. Từ đó các cán bộ quản lý có cơ hội trao đổi kinh nghiệm, học tập, bổ sung thêm kinh nghiệm và kiến thức cho nhau. Những kinh nghiệm, phương pháp và cách thức tổ chức của các trường tiên tiến, đạt chuẩn là cơ hội để đồng nghiệp được học tập.
- Tổ chức cho GV tham gia các lớp tập huấn về chuyên môn được các cấp tổ chức. Khuyến khích và điều kiện giáo viên tham gia các lớp tập huấn năng cao năng lực dạy học, các lớp tập huấn về các PPDH tích cực, các kỹ thuật dạy học tích cực, bồi dưỡng về năng lực ngoại ngữ, ứng dụng CNTT, sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng GV về PPDH, kỹ thuật dạt học tích cực, các hình thức tổ chức dạy học theo quan điểm phân hóa phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, nhà trường.
- Chỉ đạo chun mơn, tổ nhóm chun mơn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV theo các chuyên đề về đổi mới dạy học mơn tốn theo định hướng phát triển NL..
- Tổ chức các buổi sinh hoạt chun mơn ở tổ, nhóm chun mơn để giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn: cách xác định các NL cần đạt cho HS, cách tổ chức các hoạt động học, đổi mới PPDH, áp dụng các kỹ thuật dạy
học tích cực, tổ chức hoạt động nhóm…kiểm tra đánh giá theo mục tiêu, vì sự tiến bộ HS.
-Chỉ đạo và tổ chức GV tham gia sinh hoạt chuyên môn qua mạng với nhiều trường trong tỉnh để học hỏi kinh nghiệm (trường học kết nối), ứng dụng CNTT trong dạy học.
-Xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng thường xuyên của GV tập trung vào các nội dung học tập, nghiên cứu: xây dựng kế hoạch dạy học, đổi mới PPDH, các kỹ thuật dạy học, các hình thức tổ chức dạy học phát triển NL như, dạy học phân hóa, dạy học tích hợp, dạy học thơng qua tổ chức các hoạt động học của HS, thực hành, trải nghiệm…
-Tổ chức các đợt thăm quan ngoại khóa cho giáo viên, giúp họ bổ sung kiến thức từ thực tế, thu thập các tư liệu hỗ trợ tích cực cho hoạt động dạy học.
- Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, đánh giá, nhận xét cụ thể về việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên.
c. Điều kiện thực hiện
Người quản lý phải luôn xác định tiên phong đi đầu gương mẫu trong các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của chính bản thân mình về trình độ, chun mơn nghiệp vụ.
CBQL tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị, về quản lý nhà nước được Bộ, Sở tổ chức nhằm trang bị kiến thức khoa học, kiến thức quản lý, cập nhật, trang bị cho cán bộ quản lý kiến thức mới, tiên tiến.
Đội ngũ cán bộ quản lý các trường phải có trình độ chun mơn vững vàng, có uy tín trước tập thể, Hội đồng giáo dục nhà trường, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc được giao.
Đội ngũ GV phải có tinh thần đổi mới, ý thức phấn đấu, tự giác tham gia các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn.
Nhà trường chuẩn bị đầy đủ, đảm bảo tài liệu học tập, các điều kiện CSVC, TBDH, phương tiện dạy học hiện đại.
Hỗ trợ kinh phí cho cán bộ giáo viên hoàn thành bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn.
3.2.3. Tổ chức các hoạt động đổi mới xây dựng kế hoạch bài học, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mơn Tốn theo định hướng phát triển năng lực người học cho đội ngũ giáo viên
a. Mục tiêu của biện pháp
Đổi mới PPDH, hình thức TCDH là áp dụng hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực; xây dựng và thực hiện kế hoạch bài học theo hướng tổ chức các hoạt động học cho HS; sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học một cách tốt nhất để nâng cao chất lượng trong dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học mơn Tốn nhằm nâng cao tính tích cực, sáng tạo, phát huy tính tự học, tự nghiên cứu, nâng cao các kỹ năng tự giải quyết vấn đề của học sinh THCS.
Chính vì vậy, cơng tác chỉ đạo, quản lý GV đổi mới phương pháp dạy học nhằm đảm bảo đội ngũ GV ở các trường THCS thực hiện đổi mới phương pháp dạy học mơn Tốn một cách đồng bộ, chủ động, tích cực và có hiệu quả.
b. Nội dung, cách thức thực hiện.
- Tổ chức hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch bài học mơn tốn theo hướng tổ chức các hoạt động học của học sinh. Kế hoạch dạy học là bản chương trình cơng tác, lịch trình cho một năm học, học kỳ, chi tiết tới từng chương, bài cho một môn học với dự kiến các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp, phương tiện, các hình thức kiểm tra đánh tương ứng với từng bài học. GV lập kế hoạch dạy học mơn tốn theo định hướng phát triển năng lực đảm bảo lượng kiến thức, sát với đối tượng, phù hợp với thực tế nhà trường và địa phương sẽ nâng cao được chất lượng dạy học. Khi lập kế hoạch bài học (bài soạn) GV cần thực hiện theo các bước sau:
+ Nghiên cứu bài học: Xác định mục tiêu kế hoạch bài học về chuẩn
kiến thức, kỹ năng, năng lực được hình thành sau mỗi một đơn vị kiến thức, xác định kiến thức trọng tâm và dự kiến các hoạt động học tập cho HS được thiết kế để đạt được mục tiêu của bài học. Để đạt được hiệu quả, GV cần trả lời các câu hỏi trong quá trình nghiên cứu bài học: những kiến thức, năng lực, phẩm chất HS đạt được; HS đã có kiến thức nền như thế nào; vốn kinh nghiệm thực tiễn của HS liên quan đến kiến thức bài học; những thuận lợi, khó khăn của HS khi học bài này; HS được rèn luyện, củng cố kiến thức, NL gì qua mỗi bài tập luyện tập; HS vận dụng kiến thức của bài vào thực tiễn như thế nào?.
+ Thiết kế các hoạt động học tập: Sau khi nghiên cứu bài học GV cần dự kiến các hoạt động học tập cho HS: hoạt động khởi động (trải nghiệm); hoạt động hình thành kiến thức (phân tích và rút ra bài học); hoạt động thực hành luyện tập; hoạt động củng cố, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Trong mỗi hoạt động GV cần dự kiến được hình thức tổ chức học (hoạt động cá nhân, cặp đơi, nhóm...); chỉ rõ nhiệm vụ với từng đối tượng, nhóm đối tượng HS; những lưu ý đến đối tượng đặc biệt để cá thể hóa các đối tượng; chốt kiến thức (nếu cần).
+ Thiêt kế kế hoạch bài học: Bài học mơn tốn theo hướng tổ chức các hoạt động học tập của HS có cấu trúc như sau:
I. Mục tiêu: yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng, năng lực, phẩm chất. Chú ý các mục tiêu phải được biểu đạt bằng động từ cụ thể và có thể lượng hóa được.
II. Chuẩn bị:
- Chuẩn bị của GV về phương tiện, thiết bị, tài liệu dạy học. - Dự kiến các PPDH tích cực.
Gợi ý các hoạt động chủ yếu
1. Hoạt động khởi động (trải nghiệm)
2. Hoạt động hình thành kiến thức (phân tích, khám phá, rút ra bài học) 3. Hoạt động thực hành, luyện tập
4. Hoạt động vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn
Hoạt động tìm tịi mở rộng cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển NL cho bản thân.
Rút kinh nghiệm
Cách thực hiện:
+ Tổ chức GV nghiên cứu kỹ chương trình mơn tốn, tài liệu liên quan, thấy được những điểm đổi mới về nội dung, chương trình dạy học mơn tốn theo định hướng phát triển NL.
+ Tập huấn hướng dẫn cho GV lập kế hoạch bài học (bài soạn), những yêu cầu chất lượng đối với từng bài soạn. Chỉ đạo tổ chuyên môn thống nhất kế hoạch chuẩn bị bài từ khâu phân tích nhu cầu đến khâu KTĐG.
+ Tổ chức GV nghiên cứu chương trình mơn học tồn cấp để xây dựng chương trình dạy học mơn tốn theo định hướng phát triển NL từng khối lớp: xác định mục đích u cầu mơn học ( Kiết thức, kỹ năng, thái độ), nội dung (các phần, chương, bài), kế hoạch thời gian thực hiện (với số tiết từng phần, dành cho ôn tập, kiểm tra, thực hành…); hướng dẫn GV những vấn đề mới, trọng tâm trong việc thực hiện chương trình DHMT phát triển NL, dự kiến những vấn đề có thể nảy sinh trong q trình thực hiện chương trình, những điều kiện CSVC-TBDH để thực hiện, đề xuất những giải pháp có thể thực thi phù hợp với thực tế.
+ Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về thiết kế bài giảng theo hướng tổ chức các hoạt động học cho HS (tên mỗi hoạt động, mục tiêu của HĐ, cách tiến hành HĐ, thời gian thực hiện); xác định nội dung kiểm tra những kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt sau mỗi HĐ; những tình huống thực tiễn cần
giải quyết phát huy NL; chú ý đến yêu cầu cần đạt của từng HS, nhóm HS. + Tổ chức các buổi thao giảng về lựa chọn và sử dụng các hình thức tổ chức dạy học theo các chuyên đề. Rút kinh nghiệm và nhân rộng với việc lựa chọn đúng và vận dụng hiệu quả hình thức tổ chức dạy học theo chuyên đề ở tổ nhóm chun mơn trong nhà trường.
+ Tổ chức học tập, nghiên cứu tài liệu, trao đổi kinh nghiệm về cách lập kế hoạch dạy học mơn Tốn theo hướng tổ chức các hoạt động học của HS ở phạm vi trong và ngoài nhà trường.
+ Thường xuyên kiểm tra công tác chuẩn bị bài soạn của giáo viên, kiểm tra hồ sơ, phiếu báo giảng...
+ Tăng cường công tác thu thập thông tin qua HS, cha mẹ HS, đồng nghiêp ... về nhận xét công việc giảng dạy của GV để kịp thời chỉ đạo điều chỉnh giờ lên lớp của GV, từng bước nâng cao chất lượng dạt học.
- Chỉ đạo và tổ chức các hoạt động đổi mới áp dụng các hình thức, các PPDH, các kỹ thuật dạy học tích cực vào hoạt động dạy học mơn tốn:
+ Xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH của trường, tổ chuyên môn, bộ mơn tốn.
+ Tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo chuyên đề về các nội dung như: Phương pháp dạy học tích cực, kỹ năng lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, kỹ năng sử dụng các thiết bị dạy học... để bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực mơn Tốn cho giáo viên THCS.
+ Phát động các đợt thi đua dạy tốt, đổi mới PPDH tích cực trong nhà trường.
+ Tổ chức học tập, nghiên cứu tài liệu, trao đổi kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học mơn Tốn ở phạm vi trong và ngoài nhà trường.
+ Tăng cường các giờ học thực hành trải nghiệm cho học sinh, tạo điều kiện cho học sinh được chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn trong các giờ thực hành trải nghiệm. Đối với các tiết học mơn Tốn có tính thực tế và gắn liền với thực hành thì cần tạo điều kiện để học sinh được tham gia thực hành trải nghiệm, vận dụng toán học vào đời sống.
+ Tăng cường các hoạt động học của học sinh trong giờ lên lên lớp như: hoạt động cá nhân, cặp đơi, hoạt động nhóm,... phát huy tính tích cực, chủ động học tập của HS. Chú trọng rèn luyện cho HS phương pháp tự học, tự nghiên cứu, chủ động tham gia vào các hoạt động học ở trên lớp và tự học ở nhà.
- Chỉ đạo đổi mới PPDH theo hướng GV được chủ động lựa chọn nội dung, PPDH, thiết bị dạy học và khuyến khích tăng cường sử dụng phương tiện hiện đại, ứng dụng CNTT vào dạy học.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá thực hiện đổi mới PPDH, hình thức tổ chức dạy học; xây dựng kế hoạch bài học theo hướng phát huy tính tích cực, tự học của HS thông qua tổ chức các hoạt động học ở trong và ngoài lớp học.
c. Điều kiện thực hiện.
Nhà trường có đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo để hỗ trợ giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
Giáo viên nắm vững những yêu cầu, quy định về chất lượng đối với từng loại bài soạn, các nguyên tắc đổi mới phương pháp dạy học mơn Tốn theo định hướng phát triển năng lực người học.
Công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện đổi mới PPDH, hình thức tổ chức dạy học phải được thực hiện thường xuyên một cách nghiêm túc.
Có chính sách động viên, khuyến khích đội ngũ GV đổi mới phương