I.CÁC QUY TẮC ĐẢM BẢO MUA HÀNG CÓ HIỆU QUẢ.

Một phần của tài liệu de tai ban hanh (Trang 66 - 70)

III. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ QUAN CHỦ QUẢN CÓ LIÊN QUAN.

I.CÁC QUY TẮC ĐẢM BẢO MUA HÀNG CÓ HIỆU QUẢ.

+ Quy tắc mua hàng của nhiều nhà cung cấp: doanh nghiệp nên lựa chọn cho mình một số lượng nhà cung cấp nhất định. Điều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp phân tán được rủi ro bởi hoạt động mua hàng có thể gặp nhiều rủi ro từ phía nhà cung cấp. Nếu như doanh nghiệp chỉ mua hàng của một nhà cung cấp duy nhất hoặc một số ít thì khi rủi ro xảy ra doanh nghiệp phải gánh chịu tất cả và rất khó khắc phục. Những rủi ro xảy ra trong mua hàng là rất đa dạng: nó có thể xảy ra do thất bại trong kinh doanh hay rủi ro khác mà bản thân các nhà cung cấp gặp phải như thiếu nguyên vật

liệu, cơng nhân đình cơng, chiến tranh, do những trục trặc trong q trình vận chuyển hay do sự bất tín của các nhà cung cấp. Với ý nghĩ phân tán rủi ro, nhiều người gọi nguyên tắc thứ nhất là nguyên tắc “khơng bỏ tiền vào một túi ”. Ngồi ra nguyên tắc này còn tạo sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp. Nếu hàng hoá đầu vào của doanh nghiệp chỉ được mua từ một hay một số rất ít nhà cung cấp thì những nhà cung cấp này có thể ép giá và áp đặt các điều kiện mua bán hàng cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp tỏ ý định mua hàng của nhiều người thì bản thân các nhà cung cấp sẽ đưa ra những điều kiện hấp dẫn về giá cả, giao nhận, thanh tốn để thu hút người mua về phía mình. Tuy nhiên khi thực hiện nguyên tắc này các doanh nghiệp cần lưu ý là trong số các nhà cung cấp của mình nên chọn ra một nhà cung cấp chính để xây dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài, bền vững dựa trên cơ sở tin tưởng và giúp đỡ lẫn nhau. Nhà cung cấp chính là nhà cung cấp mà doanh nghiệp mua hàng của họ nhiều hơn và thường xun. Vì vậy doanh nghiệp có thể dễ dàng nhận được nhiều ưu đãi từ phía nhà cung cấp này hơn so với những khách hàng khác, thậm chí cịn được họ giúp đỡ khi doanh nghiệp gặp khó khăn (được hưởng tín dụng mại khi thiếu vốn, được ưu tiên mua hàng khi hàng hoá khan hiếm,...) và doanh nghiệp thường trở thành khách hàng truyền thống của các nhà cung cấp. Ngược lại doanh nghiệp cũng cần phải giúp đỡ nhà cung cấp khi họ gặp khó khăn.

+ Quy tắc ln giữ thế chủ động trước các nhà cung cấp: nếu người bán hàng cần phải tạo ra một nhu cầu về sản phẩm hay dịch vụ một cách có hệ thống và tìm cách phát triển nhu cầu đó ở các khách hàng của mình, thì người mua hàng lại phải làm điều ngược lại, tức là phải tìm cách phủ nhận hay đình hỗn nhu cầu đó một cách có ý thức cho đến khi tìm được những điều kiện mua hàng tốt hơn. Đi mua hàng là giải một số bài tốn với vơ số ràng buộc khác nhau. Có những “ ràng buộc chặt ” (điều kiện không thể nhân nhượng được) và có những “ ràng buộc lỏng ” (điều kiện có thể nhân nhượng được). Trong khi đó các nhà cung cấp ln ln đa ra những thông tin phong phú và hấp dẫn về giá cả, chất lượng, điều kiện vận chuyển và thanh toán, các dịch, vụ sau bán... nếu không tỉnh táo, quyền chủ động của doanh nghiệp với tư cách là người mua sẽ mất dần và sẽ tự nguyện trở thành nô lệ cho nhà cung cấp mà quên đi những “ràng buộc chặt ” để rồi phải lo đối phó với các rủi ro. Vì vậy để khơng trở thành nơ lệ cho nhà cung cấpvì vậy cách đơn giản nhất là ghi đầy đủ tất

cả các lời hứa của người bán hàng, sau đó tổng hợp chúng vào trong một hợp đồng và bắt người bán kí vào đấy. Lúc này ta sẽ buộc người bán hàng thương lượng với mình một cách chủ động với những điều kiện có lợi

+ Quy tắc đảm bảo “sự hợp lý ” trong tương quan quyền lợi giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp: nếu doanh nghiệp khi mua hàng chấp nhận những điều kiện bất lợi cho mình thì sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả mua hàng và có nguy cơ bị giảm đáng kể về lợi nhuận kinh doanh. Ngược lại, nếu doanh nghiệp cố tình “ép ” nhà cung cấp để đạt được lợi ích của mình mà khơng quan tâm đến lợi ích của nhà cung cấp thì dễ gặp trục trặc trong việc thoả thuận (không đạt được sự thoả thuận) và thực hiện hợp đồng (hợp đồng có nguy cơ khơng thực hiện được). Đảm bảo sự “ hợp lý ” về lợi ích khơng chỉ là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp và nhà cung cấp gặp được nhau và cùng nhau thực hiện hợp đồng, tạo chữ tín trong quan hệ làm ăn lâu dài, mà còn giúp cho doanh nghiệp giữ được sự tỉnh táo, sáng suốt trong đàm phán, tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra.

II. KẾT LUẬN

- Trên đây là một số vấn đề lí luận và thực tiễn trong hoạt động quản trị mua hàng tại công ty tnhh một thành viên thương mại và dịch vụ Khải Hoàng Gia trong 3 năm qua(2010, 2011,2012). Mua hàng và hoạt động quản trị mua hàng là một phần quan trọng trong q trình kinh doanh của doanh nghiệp. Nó góp phần khơng nhỏ vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy trong q trình thực tập tại cơng ty tnhh một thành viên thương mại và dịch vụ Khải Hoàng Gia em đã nhận thấy tầm quan trọng của công tác quản trị mua hàng đối với hoạt động của công ty nên em đã đi sâu vào phân tích, nghiên cứu nhằm hiểu sâu hơn về cơng tác này mong muốn học hỏi, tìm tịi để so sánh giữa lí thuyết và thực tế. Em đã đi sâu vào tìm hiểu về quá trình mua hàng của cơng ty, những thành cơng, những mặt cịn tồn tại và nguyên nhân của chúng. Từ đó em mạnh dạn đưa ra đề xuất để nhằm hoàn thiện hơn trong cơng tác quản trị mua hàng của cơng ty nói riêng và của bản thân hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Tuy nhiên với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài viết của em khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Với tinh thần cá nhân muốn học hỏi em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, phê bình của thầy cơ, nhà

quản trị trong cơng ty và những người quan tâm đến vấn đề này để bài luận văn của em được hoàn hảo hơn.

- Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Quỳnh Như đã giúp em nhìn nhận, xử lí vấn đề một cách lơ gic, khoa học hơn. Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn cô, chú, anh, chị trong công ty tnhh một thành viên thương mại và dịch vụ Khải Hoàng Gia đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại công ty.

- Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. .Sổ sách các chứng từ nhập hàng tại cơng ty.

2. Giáo trình quản trị bán hàng của thầy Vũ Nhật Tân.

3. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp Tác giả: GS.TS. Đồng Thị Thanh Phương, Nhà xuất bản thống kê.

4. Quản trị kinh doanh, Học viện hành chính quốc gia, Nhà xuất bản lao động xã hội.

Một phần của tài liệu de tai ban hanh (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w