1.4. Công nghệ dạy học môđun theo tiếp cận tương tác
1.4.2.4. Bảng tương tác
Loại 1: Bảng tương tác nhờ máy tính là loại bảng cứng khổ lớn, chỉ khác màn chiếu trong bộ bốn “máy tính, chuột, máy chiếu, màn chiếu” (thường dùng hiện
nay trong các lớp học và hội nghị,…) ở chỗ: Mặt bảng vừa là màn chiếu vừa cùng với ngón tay hoặc bút (bút trâm, bút cảm ứng,…) tạo thành một thiết bị nhập, truyền tọa độ của điểm tương tác cho máy tính, thay chuột và bàn phím. Cơng việc này được thực hiện nhờ công nghệ cảm ứng và định vị bằng hồng ngoại, siêu âm hay điện từ v.v….
Loại bảng tương tác này, hiện nay còn được gọi là bảng thông minh, với nhiều thương hiệu, như Mimio, ActivBoard, IQBoard, SmartBoard,… đã được sử dụng tại nhiều trường, lớp trong nước. Trong số đó, hầu hết đều có tính năng tương
tác đa điểm, cho phép vài người viết, vẽ,…đồng thời trên bảng và thậm chí cả trong
khoảng khơng giữa người và bảng.
Gần đây, công nghệ TV LCD, TV LED, TV Plasma,… đã rất phát triển, với kết nối HDMI có dây hoặc khơng dây, việc dùng TV khổ lớn, với giá cả chấp nhận được, thay cho bộ đôi máy chiếu – màn chiếu để dạy học hoặc trình diễn tương tác trong các phịng học hoặc phịng họp thích hợp, là phương án rất khả thi và hiệu quả.
Loại 2: Máy tính bảng và những phương tiện số di động cùng loại, Hiện nay,
có thể coi là bảng tương tác cá nhân, dùng trong dạy học tương tác qua mạng cho những mơn học có phần mềm thích hợp với các hệ điều hành tương ứng (như phần mềm toán học tương tác GeoGebra, cho Windows, Android và iOS). Rất có thể trong tương lai không xa, nếu khắc phục được những hạn chế nhất định về kỹ thuật và thương mại hóa, máy tính bảng sẽ có khổ lớn với giá thành thích hợp, dùng làm bảng tương tác cố định cho cả lớp học và khổ nhỏ làm bảng tương tác di động cho từng người học.