Kỹ năng dạy học môđun theo tiếp cận tương tác

Một phần của tài liệu Dạy học mô đun Thiết bị điện gia dụng theo tiếp cận tương tác tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh (Trang 40 - 44)

1.4. Công nghệ dạy học môđun theo tiếp cận tương tác

1.4.4. Kỹ năng dạy học môđun theo tiếp cận tương tác

Kỹ năng dạy học tương tác là kỹ năng sử dụng một cách hiệu quả các phương pháp và phương tiện dạy học tương tác. Quy trình dạy học mơ đun theo tiếp cận tương tác là quy trình tích hợp lý thuyết với thực hành theo tiếp cận công nghệ, dạy học hướng nghiên cứu, có phân đoạn kiểm tra – điều khiển, cho nên người dạy phải có những kỹ năng tương ứng với các mức độ dạy học sau[20]:

1.4.4.1. Để người học đạt được ba bậc nhận thức cơ bản: Nhớ, hiểu, vận dụng (theo thang Bloom – Bloom’s Revised Taxonomy) hoặc đạt được 4H: Học –

hỏi – hiểu – hành, người dạy phải có kỹ năng thực hành tốt theo bài bản đã chuẩn bị (ở đây thực hành được hiểu theo hai nghĩa trí tuệ và thể chất), thể hiện trong việc thành thạo các phương tiện thực và ảo, có thể hướng dẫn “ miệng nói tay làm” cả

trong học và tập một cách chuẩn mực, phát hiện kịp thời nguyên nhân các lỗi thực hành (các sai phạm) và tìm cách bổ cứu (cách khắc phục) thích ứng cho người học:

– Có kỹ năng thể chất tốt, thể hiện ở: Sử dụng thành thạo phương tiện thực và ảo được dùng trong bài dạy; hướng dẫn người học sử dụng các phương tiện trên

một cách bài bản và hiệu quả, “miệng nói tay làm” thành thạo khơng khác gì người

dạy thực hành; có năng lực ứng tác, trước hết là để giải đáp những thắc mắc của người học về những tình huống tự tạo bằng “thử–sai” kiểu trị chơi tương tác. Hơn thế nữa, người học cần

– Có kỹ năng thực hành trí tuệ tốt. Ở đây thực hành trí tuệ được hiểu là ở mức

kịp thời tìm được ngun nhân và giải pháp thích hợp cho những lỗi tư duy của người

học, ứng tác được những tình huống dạy học hướng nghiên cứu.

1.4.4.2. Để người học đạt ba bậc nhận thức cao hơn: Phân tích, đánh giá và

sáng tạo, người dạy phải có kỹ năng ứng tác tốt đối mặt với những tình huống (so sánh, giả,…) ngồi dự kiến của giáo án, đến từ phía người học và mơi trường, chủ yếu nhờ ba kỹ năng sau:

– Kỹ năng tiếp cận (một khái niệm hay vấn đề,…) tức khả năng ứng tác (kịp thời) một cách tiếp cận khác hay hơn (khả thi hơn và hiệu quả hơn) so với cách đã chuẩn bị mà chưa thành công hoặc gợi mở hơn để dẫn dắt người học tìm hiểu sâu rộng thêm về chủ đề.

– Kỹ năng minh họa, tức khả năng ứng tác những ví dụ và phản ví dụ (diễn

giải bằng lời, đồ họa 3D hay thao tác, thực hoặc ảo,…) thuyết phục hơn hoặc ấn tượng hơn.

– Kỹ năng kết xuất, là khả năng ứng tác hình thức hay cơng dụng của một kết

Ba kỹ năng này phụ thuộc trình độ và kinh nghiệm dạy học tương tác của người dạy.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

“Cơ sở lý luận dạy học mô đun theo tiếp cận tương tác” dựa trên lý luận của Roy – Denommé và các tài liệu tham khảo (chủ yếu là tài liệu tham khảo của tác

giả Nguyễn Xuân Lạc) được tác giả nghiên cứu, cụ thể hóa quan điểm của tác giả vào lý luận dạy học mô đun theo tiếp cận tương tác và đạt được các nội dung sau:

- Khái niệm dạy học tương tác, mô đun, mô đun dạy học, dạy học mô đun theo TCTT.

- Lý luận dạy học mô đun theo tiếp cận tương tác theo lý luận Roy – Denommé, một tiếp cận khoa học thần kinh về học và dạy.

- Cấu trúc tương tác trong dạy học mô đun theo TCTT. - Công nghệ dạy học mô đun theo tiếp cận tương tác:

+ Khái niệm công nghệ dạy học tương tác

+ Phương tiện dạy học mô đun theo tiếp cận tương tác + Phương pháp dạy học mô đun theo tiếp cận tương tác + Kỹ năng dạy học mô đun theo tiếp cận tương tác

Cơ sở lý luận và thực tiễn trên sẽ làm nền tảng cho nghiên cứu, thực hiện việc xây dựng quy trình và thiết kế bài giảng mơ đun Thiết bị điện gia dụng theo tiếp cận tương tác ở chương 3 của luận văn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔ ĐUN THIẾT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG THEO TIẾP CẬN TƯƠNG TÁC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - KỸ

THUẬT BẮC NINH

Một phần của tài liệu Dạy học mô đun Thiết bị điện gia dụng theo tiếp cận tương tác tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)