Thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Dạy học mô đun Thiết bị điện gia dụng theo tiếp cận tương tác tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh (Trang 101)

3.3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm

- Chứng minh cho tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã được nêu ra trong luận văn.

- Chứng minh cho tính khả thi và hiệu quả của việc dạy học môđun Thiết bị điện gia dụng theo tiếp cận tương tác, nâng cao chất lượng đào tạo mô đun Thiết bị điện gia dụng tại Trường cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.

3.3.2. Đối tượng thực nghiệm

Đối tượng thực nghiệm là 70 học sinh lớp Cao đẳng nghề Điện công nghiệp khóa 6 của Trường nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh:

- Lớp thực nghiệm: 35 sinh viên lớp ĐCN K6A - Lớp đối chứng: 35 sinh viên lớp ĐCN K6B (Hai nhóm đều do cùng một giáo viên giảng dạy)

Tác giả tiến hành dạy học tương tác nội dung mô đun thiết bị điện gia dụng đã được thiết kế với nhóm thực nghiệm, sau đó lấy ý kiến của học sinh về ảnh hưởng của dạy học tương tác đối với hứng thú học tập của học sinh.

3.3.4. Phương pháp và quy trình thực nghiệm

3.3.4.1. Phương pháp thực nghiệm

- Đối với lớp đối chứng: Tác giả tiến hành tổ chức giảng dạy bình thường theo giáo án đã soạn với các phương pháp dạy học truyền thống như: thuyết trình (giảng giải, giảng thuật, giảng diễn), đàm thoại, trình diễn…

- Đối với lớp thực nghiệm: Tác giả tiến hành dạy học tương tác với giáo án, bài giảng đã biên soạn.

- Quá trình thực nghiệm sư phạm được triển khai theo đúng kế hoạch, trong đó giờ lên lớp có đồng nghiệp tham dự, sau giờ dạy có trao đổi, đánh giá kết quả.

- Cuối buổi học, tác giả tiến hành đánh giá, kiểm tra kiến thức của học sinh tiếp thu được.

3.3.4.2. Quy trình thực nghiệm

* Bước 1: Chuẩn bị thực nghiệm

- Làm việc với giáo viên tham gia giảng dạy: Thảo luận kỹ các công việc của phương pháp dạy học mô đun theo TCTT và áp dụng nó vào dạy học mơ đun Thiết bị điện gia dụng, cùng phân tích những điểm khác nhau cơ bản giữa việc vận dụng dạy học theo TCTT và không vận dụng dạy học theo TCTT vào q trình dạy học mơđun Thiết bị điện gia dụng.

- Đề nghị các giáo viên tham gia giảng dạy thực nghiệm nghiên cứu nội dung và tiến trình của phương pháp dạy học theo TCTT, cùng tham gia đóng góp ý kiến trong cơng tác hồn chỉnh giáo án bài giảng. Đóng góp ý kiến về việc kết hợp các phương pháp dạy học tích cực trong q trình thực nghiệm và đối chứng.

- Chuẩn bị giáo án, đề cương, phương tiện và đồ dùng dạy học, các điều kiện về cơ sở vật chất, tình hình lớp học..., phiếu dự giờ và mời giáo viên đến dự).

- Dự kiến các tình huống sư phạm có thể xảy ra và cách khắc phục .

Giáo viên thực nghiệm tiến hành giảng dạy theo giáo án, đề cương đã được xây dựng cho lớp học thực nghiệm và giảng dạy bình thường ở lớp học đối chứng.

* Bước 3: Kiểm tra và đánh giá kết quả thực nghiệm.

- Đánh giá tính khả thi của phương pháp thơng qua kết quả thực nghiệm - Tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của cả hai lớp thông qua phiếu hướng dẫn luyện tập và phiếu đánh giá quá trình.

3.3.5. Kết quả thực nghiệm

3.3.5.1. Thái độ học tập mô đun Thiết bị điện gia dụng

Tác giả tìm hiểu nhận thức của học sinh nghề Điện công nghiệp về mô đun Thiết bị điện gia dụng thông qua câu hỏi: “Theo bạn, mơ đun thiết bị điện gia dụng

có thực sự hấp dẫn đối với bạn khơng?” và nhận được kết quả như sau:

ST T Mức độ Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Số lượng (35 SV) Tỉ lệ % Số lượng (35 SV) Tỉ lệ % 1 Rất thích học 2 5.71% 15 42.86% 2 Thích học 8 22.86% 12 34.29% 3 Bình thường 16 45.71% 4 11.43% 4 Khơng thích học 7 20.00% 3 11.43% 5 Chán 2 5.71% 0 0%

Bảng 3.8: Kết quả khảo sát sinh viên về tính hấp dẫn của mơ đun thiết bị điện gia dụng

Kết quả khảo sát cho thấy, trước khi tiến hành thực nghiệm, khi nhận thức về tính chất của mơn học này đa số học sinh cho rằng đây là môn học có tính hấp dẫn ở mức độ bình thường (45,71%). Tỉ lệ học sinh nhận thức đây là môn học rất thích

học (2HS= 5,71%), thích học (22,86%) khơng cao. Có 25,71% học sinh khơng thích

học mơ đun thiết bị điện gia dụng ở dưới mức bình thường.

Tuy nhiên sau khi tiến hành thực nghiệm kết quả khảo sát lại có sự thay đổi rõ rệt. Có tới 42,86% SV rất thích học mơ đun này, chỉ có 11,43% SV cho rằng bình

thường và 11,43% % số SV khơng thích học, khơng có SV nào chán học mơ đun này. Rất thích học Thích học Bình thường Khơng thích học Chán 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% 45.00% 50.00%

Biểu đồ khảo sát thái độ học mô đun Thiết bị điện gia dụng của SV lớp học đối chứng

Biểu đồ 3.1: Khảo sát thái độ học mô đun Thiết bị điện gia dụng của SV lớp học đối chứng Rất thích học Thích học Bình thường Khơng thích học Chán 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% 45.00% 50.00%

Biểu đồ khảo sát thái độ học mô đun Thiết bị điện gia dụng của SV lớp học thực nghiệm

Biểu đồ 3.2: Khảo sát thái độ học mô đun Thiết bị điện gia dụng của SV lớp học đối chứng

Thiết bị điện gia dụng theo tiếp cận tương tác thì số lượng sinh viên cảm thấy hứng thú và rất hứng thú khi học môn học này tăng lên rất đáng kể. Qua đó ta

thấy, hình thức dạy học tương tác nên được áp dụng cho mô đun này.

3.3.5.2. Kết quả học tập mô đun Thiết bị điện gia dụng

Sau khi tiến hành thực nghiệm, tác giả lấy số liệu dựa trên phiếu đánh giá quá trình luyện tập của 2 bài học (Bài 1.1 và bài 6.2) của cả hai lớp, kết quả học tập như sau: ST T Mức độ Bài 1.1 Bài 6.2 Lớp đối chứng (35SV) Lớp thực nghiệm (35SV) Lớp đối chứng (35SV) Lớp thực nghiệm (35SV) 1 Giỏi 3SV (8,57%) 8SV (22,86%) 4SV (11,43%) 9SV (25,71%) 2 Khá 12 SV (34,29%) 18SV (51,43%) 10SV (28,57%) 19SV (54,29%) 3 Trung bình 17SV (48,57%) 9SV (25,71%) 18SV (51,43%) 7SV (20%) 4 Yếu 3SV (8,57%) 0 3SV (8,57%) 0

Giỏi Khá Trung bình Yếu 8.57% 34.29% 48.57% 8.57% 22.86% 51.43% 25.71% 0.00% Kết quả học tập bài 1.1 Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm

Biểu đồ 3.3: Kết quả học tập bài 1.1

Giỏi Khá Trung bình Yếu

11.43% 28.57% 51.43% 8.57% 25.71% 54.29% 20.00% 0.00% Kết quả học tập bài 6.2 Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm

Biểu đồ 3.4: Kết quả học tập bài 6.2Kết quả kiểm tra cho thấy: Kết quả kiểm tra cho thấy:

- Về chất lượng, số SV đạt loại khá và giỏi của lớp thực nghiệm đạt từ 74,29%-80%, trong khi đó, lớp đối chứng chỉ đạt 40%- 42,86% và khơng cịn SV không đạt yêu cầu nữa.

- Lớp thực nghiệm hiểu sâu sắc về bài học, có khả năng ghi nhớ lâu, nắm vững nội dung lý thuyết và thực hành thành thạo đúng quy trình. Lớp đối chứng hiểu được bài học nhưng tỏ ra băn khoăn khi áp dụng vào thực hành do kiến thức lý thuyết chưa gắn chặt với thực hành.

- Về hiệu quả, với lớp thực nghiệm thời gian giảng bài rút ngắn hơn so với lớp đối chứng do việc cấu trúc lại nội dung bài học làm cho kiến thức lý thuyết cô đọng và gắn chặt với thực hành, từ đó giáo viên có thể dành nhiều thời gian cho việc hướng dẫn, tổ chức các hoạt động học tập liên quan đến kỹ năng thực hành.

- Về thái độ, qua quan sát của GV, tiết học tại lớp thực nghiệm sôi nổi hơn, sinh viên tỏ ra hào hứng với phương pháp mới, nhiệt tình tham gia đóng góp ý kiến, tích cực, chủ động hơn trong việc luyện tập kỹ năng thực hành và xử lý các tình huống liên quan đến nội dung bài học. Một số học sinh đã sáng tạo, đưa ra những tình huống mới, phương án mới độc đáo, gắn liền với thực tế. Ở lớp đối chứng sinh viên nghe giảng thụ động, tỏ ra khơng hào hứng lắm và có biểu hiện lúng túng khi bước vào thực hành.

Tóm lại, qua kết quả bài kiểm tra cho thấy lớp thực nghiệm kết quả học tập cao hơn lớp đối chứng.

3.3.6. Ý kiến đánh giá của giáo viên và học sinh tham gia thực nghiệm

3.3.6.1. Ý kiến của giáo viên

Sau khi tiến hành thực nghiệm cùng với sự tham gia của 20 giáo viên trong tổ môn Điện, tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra (phụ lục), kết quả như sau:

- 100% thừa nhận dạy học theo TCTT học sinh học hứng thú hơn và chủ động hơn trong luyện tập kỹ năng.

- 100% giáo viên đồng ý rằng việc giảng dạy theo TCTT rút ngắn được thời gian nhưng lại mang lại kết quả cao hơn so với phương pháp truyền thống.

- 100% giáo viên đồng ý với việc áp dụng giảng dạy theo TCTT vào môđun Thiết bị điện gia dụng tại trường cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh.

3.3.6.2. Ý kiến của học sinh

Tác giả cũng tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra (Phụ lục) với 35 học sinh của lớp học thực nghiệm, kết quả như sau:

- 100% học sinh thừa nhận việc áp dụng dạy học theo TCTT làm cho các em học tập hứng thú hơn, hiểu bài hơn.

- 100% học sinh nhận thấy việc luyện tập để hình thành kỹ năng thực hành mang lại hiệu quả rõ rệt.

- 100% học sinh mong muốn được học môđun Thiết bị điện gia dụng cũng như các mô đun khác theo TCTT.

3.3.6.3. Đánh giá chung

Qua các hoạt động thu thập và xử lý thơng tin trong q trình thực nghiệm sư phạm về mặt định tính có thể đưa ra một số nhận định sơ bộ như sau:

- Nội dung và phương pháp dạy học môđun Thiết bị điện gia dụng theo TCTT là khá phù hợp, có thể áp dụng cho các mô đun kỹ năng nghề khác, tiện lợi cho việc theo dõi, định hướng và điều chỉnh hoạt động dạy học.

- Nội dung bài học gắn kết chặt chẽ giữa lý thuyết với thực hành nên học sinh hiểu sâu và nhớ lâu về vấn đề nghiên cứu, sau khi học xong có thể làm ngay được cơng việc.

- Hiệu quả của việc dạy học theo TCTT thể hiện rất rõ: Học sinh đã chủ động lĩnh hội và chọn lọc các kiến thức, phát biểu theo ngôn ngữ của bản thân (nhận thức có tính chủ định), tự suy nghĩ, tìm tịi và vận dụng sáng tạo kiến thức lý thuyết trong suốt q trình thực hiện các nhiệm vụ và cơng việc cụ thể.

- Gây được hứng thú cho các giáo viên tham gia giảng dạy và HS trong việc dạy học và làm chủ được nội dung bài học.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ cơ sơ lý luận dạy học mô đun theo tiếp cận tương tác, qua quá trình nghiên cứu tác giả đã xây dựng quy trình dạy học mô đun theo tiếp cận tương tác, xây dựng lại cấu trúc mô đun thiết bị điện gia dụng. Mô đun Thiết bị điện gia dụng gồm các bài về: Thiết bị cấp nhiệt, máy biến áp gia dụng, động cơ điện gia dụng, thiết bị điện lạnh, thiết bị điều hòa nhiệt độ, lắp đặt các loại đèn gia dụng và trang trí, lắp đặt điện gia dụng. Với các bài về “thiết bị, máy..” thì nội dung thực hành của SV là sửa chữa thiết bị trên cơ sở lý thuyết liên quan là cấu tạo, nguyên lý làm việc, dựa vào cấu tạo để tháo – lắp thiết bị (trong trường hợp sửa chữa, bảo dưỡng thì phải tháo – lắp), dựa vào nguyên lý làm việc để phán đoán, kiểm tra, xác định chính xác nguyên nhân hư hỏng (đây là khâu quan trọng nhất) để sửa chữa thiết bị. Với các bài về “lắp đặt..” thì nội dung thực hành của SV là lắp đặt, sửa chữa mạch điện trên cơ sở lý thuyết liên quan là sơ đồ nguyên lý , sơ đồ đi dây, dựa vào sơ đồ đi dây để lắp đặt mạch điện, dựa vào sơ đồ nguyên lý để phán đốn, kiểm tra, xác định chính xác nguyên nhân hư hỏng để sửa chữa mạch điện. Như vậy, đặc trưng của mô đun này gồm 2 loại dạng bài đặc trưng nên trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả sẽ xây dựng 2 bài giảng theo tiếp cận tương tác: 1 bài tiêu biểu cho dạng bài về “thiết bị, máy..”, 1 bài tiêu biểu cho dạng bài về “lắp đặt… ”.

- Tác giả xây dựng bài giảng và soạn giáo án tích hợp tương tác, kết hợp sử dụng các phương tiện hỗ trợ như máy tính, máy chiếu projecter, máy chiếu vật thể, soạn các câu hỏi tương tác dự kiến, các chủ đề, nội dung làm việc nhóm-thảo luận

nhóm-luyện tập nhóm, các video quay trước quá trình thao tác mẫu với góc quay dễ

quan sát, khơng bị che khuất, các chi tiết nhỏ được phóng to (quay bằng camera hoặc điện thoại); bài giảng điện tử xây trên các phần mềm Power Point với các hiệu ứng nguyên lý làm việc của thiết bị, của máy, của mạch điện, các hình ảnh chi tiết

các bộ phận của bàn là sắp xếp theo đúng quy trình tháo, các hình ảnh thực tế,..Giúp SV tương tác, hoạt động nhóm, thảo luận nhóm, vận dụng các gợi ý (bằng

hình ảnh, video, câu hỏi “dẫn dắt”, kiến thức cũ, kỹ năng đã có) để có thể tự suy luận ra kiến thức mới, xây dựng được quy trình, thao tác đúng nhanh hình thành kỹ

năng, tích hợp ngay lý thuyết vào từng tiểu kỹ năng gây hứng thú cho SV, phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho HS/SV, do đó nâng cao chất lượng dạy và học.

Tác giả đã tổ chức thực nghiệm sư phạm bài giảng này và khảo sát bằng phiếu hỏi để thăm dò ý kiến của giáo viên, sinh viên đã tham gia dạy và học theo tiếp cận tương tác cũng như lấy ý kiến một số chuyên gia về tính phù hợp, tính cần thiết, tính khả thi cũng như ứng dụng của dạy học theo tiếp cận tương tác trong việc dạy học mô đun Thiết bị điện gia dụng. Qua kết quả thực nghiệm cũng như khảo sát thăm dò lấy ý kiến cho phép nêu lên một số kết luận sau đây:

- Dạy học môđun Thiết bị điện gia dụng theo tiếp cận tương tác tại Trường cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật là cần thiết và khả thi.

- Dạy học môđun Thiết bị điện gia dụng theo tiếp cận tương tác giúp nâng cao được chất lượng dạy học, tăng cường được tính tích cực, gây được hứng thú học tập, phát triển năng lực nhận thức và tư duy cũng như tay nghề cho HS/SV, do đó nâng cao chất lượng dạy và học.

- Những kết quả trên đã chứng minh được tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà luận văn đã nêu ra.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Các kết quả nghiên cứu chính mà đề tài đã đạt được là:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học tương tác và dạy học mô đun theo tiếp cận tương tác;

- Nghiên cứu thực trạng dạy học mô đun thiết bị điện gia dụng tại Trường cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh.;

- Ứng dụng lý luận và công nghệ dạy học tương tác xây dựng được một số bài giảng mô đun thiết bị điện gia dụng dạy học tương tác

- Kết quả thực nghiệm sư phạm đã cho thấy việc vận dụng lý luận dạy học tương tác vào giảng dạy mô đun Thiết bị điện gia dụng đạt hiệu quả cao tại Trường cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh.

2. Kiến nghị

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, để có thể áp dụng rộng rãi dạy học tương tác vào giảng dạy mơ đun thiết bị điện gia dụng nói riêng và các mơ đun khác nói chung, tác giả luận văn xin nêu lên một số kiến nghị sau:

Một phần của tài liệu Dạy học mô đun Thiết bị điện gia dụng theo tiếp cận tương tác tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)