Sự phối hợp bộ ba tác nhân, chức năng và thao tác của QĐSPTT

Một phần của tài liệu Dạy học mô đun Thiết bị điện gia dụng theo tiếp cận tương tác tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh (Trang 26)

1.2.3. Bộ ba tương tác

Mỗi tác nhân trong bộ ba trên đây khi thực hiện thao tác của mình đều thể hiện một ứng xử, dẫn đến phản ứng của hai tác nhân kia (Hình 1.3).

Hình 1.2. Bộ ba tương tác

Chẳng hạn, người học (NH) với phương pháp học của mình ắt có những phản

hồi tự nhiên qua câu hỏi hay biểu cảm,…, dẫn đến những đáp ứng thích hợp về

phương pháp diễn đạt hay minh họa,…, của người dạy (ND), hoặc có nhu cầu tham khảo tài liệu nhiều hơn và tốt hơn dẫn đến những cải thiện về môi trường (MT) học

tập như mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng phục vụ của thư viện, v.v…

Để hiểu rõ về sự tương tác giữa ba tác nhân, ta cần hiểu rõ về sự tác động và phản ứng của mỗi tác nhân với hai tác nhân kia. Trước hết là tác động qua lại giữa người học và người dạy. Người học trong phương pháp học của mình, người học tổng hợp các hành động học, tác động đến người dạy những thông tin bằng lời, bằng bình luận, bằng cánh suy nghĩ, các câu hỏi hoặc không phải bằng lời mà bằng thái độ, cử chỉ hay cách ứng xử,... . Khi đó, người dạy phản ứng bằng cách cung cấp cho người học những thông tin hỗ trợ, các câu trả lời cho các câu hỏi do người học đặt ra, hoặc động viên kịp thời người học theo một phương pháp học có nhiều hứa hẹn

đối với người học, hoặc bằng cách khởi đầu hội thoại với người học để nắm bắt tốt hơn ý nghĩa của các thông tin về người học, cho phép người dạy đưa ra những điều chỉnh hoặc có thể đưa ra các đường hướng nghiên cứu mới. Như vậy, người học đã hành động và người dạy đã phản hồi trở lại, đó là loại tác động qua lại ở đó người học với vai trò tác động, còn người dạy với vai trò phản ứng trong một mơi trường mà cả hai đều có thể chấp nhận được.

Người dạy, bằng phương pháp sư phạm của mình, gợi ý cho người học một hướng đi thuận lợi cho việc học; khi cần thiết người dạy chỉ ra cho người học các giai đoạn phải vượt qua, các phương tiện cần sử dụng và các kết quả cần đạt được. Khi đó người dạy đã hành động hay tác động tới người học bằng cách này hay cách khác, với mục đích để người học đạt được mục tiêu học tập của mình. Khi nhận được tác động của người dạy, phản ứng của người học là đi theo con đường do người dạy vạch ra, lúc này nếu người học cảm thấy sung sướng và thoả mãn, người học sẽ dễ dàng có cảm tình với người dạy, ngược lại, họ sẽ cảm thấy nản lịng hoặc thiếu hứng thú. Lúc này, chính người dạy đã hành động và người học thì phản ứng. Bình thường người học đặt câu hỏi và người dạy trả lời. Đến lượt mình, người học phản ứng: Nếu người học tỏ ra khơng thoả mãn và khơng hiểu, thì người dạy sẽ trả lời lại bằng cách thay đổi các từ hoặc các ví dụ. Và cuộc hội thoại có thể tiếp tục giữa họ đến khi có thể làm sáng tỏ khái niệm cịn mơ hồ, trong đó có sự tương hỗ của người dạy, sau khi nhận thấy phương pháp sư phạm của mình ít gây hứng thú cho người học, người dạy sẽ thay đổi phương pháp dạy. Một phản ứng tích cực hoặc tiêu cực về phần người học có thể thơi thúc người dạy tiếp tục hoặc tự điều chỉnh lại phương pháp sư phạm của mình. Tất cả sự thoả mãn hay hứng thú đều thể hiện sự phản ứng của người học trước sự tác động của người dạy. Sự tác động qua lại khá tinh tế giữa hai tác nhân này đã góp phần tạo nên mối quan hệ rất đáng chú ý của QĐSPTT.

Về phần mình, mơi trường có thể ảnh hưởng tới phương pháp học của người học và phương pháp sư phạm của người dạy. Mơi trường có thể gây lên sức ép thuận lợi hoặc bất lợi đến cả người học và người dạy, khi đó người học và người

dạy phản ứng bằng cách sàng lọc những ảnh hưởng có lợi của mơi trường hoặc điều chỉnh các ảnh hưởng bất lợi của môi trường để người dạy và người học có thể thích nghi.

Chẳng hạn, khi người dạy và người học làm việc trong một lớp học có đủ phương tiện nghe nhìn, phản ứng của họ là khai thác, sử dụng những phương tiện đó để phục vụ cho quá trình dạy học được thoả mái, dễ chịu khi làm việc trong mơi trường đó và hiệu quả cơng việc sẽ cao hơn. Ngược lại, khi làm việc trong một lớp học thiếu đồ dùng trực quan gây ảnh hưởng không tốt tới việc học một số nội dung nào đó, người dạy và người học sẽ phản ứng bằng cách tìm kiếm hoặc tạo ra những phương tiện minh hoạ thích hợp trong việc dạy và học của mình.

1.2.4 Bộ ba nguyên lý cơ bản

Ba nguyên lý và cũng là ba nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học tương tác là:

1) Nguyên lý thứ nhất : Người học là trung tâm, là tác nhân chính của hoạt

động học.

Người học là trung tâm, là tác nhân chính của họat động học bởi người học có bộ máy sản sinh ra tri thức (hệ thống thần kinh trung ương và ngoại biên), có khả năng khai thác kinh nghiệm, tri thức được tích lũy trong nền văn hóa vật chất – tinh thần của xã hội. Ngồi ra, ở người học cịn có ý thức, trách nhiệm và hứng thú với việc học. Đây chính là tiềm năng của người học, tiềm năng này là cơ sở để khơi dậy nội lực của người học.

Nguyên lý này địi hỏi trong q trình dạy học phải xuất phát từ chính nhu cầu của người học để lựa chọn nội dung dạy học phù hợp, đồng thời phải tạo điều kiện cũng như huy động sự tham gia của người học và gây hứng thú trách nhiệm của người học nhằm phát huy tối đa tính tích cực, nỗ lực của người học.

2) Nguyên lý thứ hai : Người dạy là người hướng dẫn và giúp đỡ, là người

can dự chính bên người học.

Phương pháp sư phạm tương tác xem người dạy là người hướng dẫn và giúp đỡ, là người can dự chính bên người học. Vai trị của người dạy thể hiện ở chỗ người dạy hợp tác và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho người học thực hiện

nhiệm vụ học tập.

Tuy đối tượng tác động của người học và người dạy khác nhau (đối tượng tác động của người dạy là người học, đối tượng tác động của người học là tri thức) nhưng lại thống nhất với nhau về mục đích đó là thực hiện các nhiệm vụ dạy học. Vì vậy, người dạy và người học trong quá trình dạy học phải hợp tác với nhau để góp phần hồn thành cơng việc. Trong sự hợp tác đó thì người dạy đóng vai trị là người dẫn đường có nghĩa là người dạy phải thiết kế, tổ chức các hoạt động học tập cho người học, cịn người học sẽ đóng vai trị là người thực thi các thiết kế của người dạy. Ngồi vai trị là người dẫn đường thì người dạy cịn phải giúp đỡ, tạo điều kiện cho người học thực hiện phương pháp học của mình.

Ngun lý này địi hỏi người dạy trong quá trình dạy phải xây dựng kế hoạch dạy học với tư cách là người hướng dẫn. Đó là: Xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức thực hiện nó và hợp tác cùng người học trong q trình người học thực hiện các kế hoạch do người dạy đề ra.

3) Nguyên lý thứ ba: Môi trường tác động tất yếu tới hoạt động dạy và học

(nghĩa là ln địi hỏi ở các tác nhân những hoạt động điều chỉnh để thích nghi).

Trong q trình dạy và học thì cả người học và người dạy cùng tồn tại trong một môi trường vật chất, xã hội nhất định nên môi trường ảnh hưởng đến cả người dạy và người học. Sự tác động này không chỉ là một chiều đơn thuần mà nó cịn chiều ngược lại, đó là người dạy và người học cùng với phương pháp sư phạm và phương pháp học tác động trở lại môi trường, làm thay đổi mơi trường theo hướng có lợi cho bản thân mình.

1.2.5 Bộ ba ứng xử (hay hành vi) cơ bản của các tác nhân

Quá trình dạy học, hay là quá trình thực hiện các bộ ba thao tác và tương tác xoay quanh bộ máy học như đã nói ở trên, địi hỏi tất yếu ở bộ ba tác nhân một số thái độ tiên quyết và đồng bộ, là bộ ba ứng xử sau:

1) Ở người học, đó là:

- Thái độ hứng thú xuất phát từ động cơ học tập và niềm tin vào khả năng thành cơng của bản thân.

- Chủ động và tích cực tham gia mọi hoạt động học tập cũng như mọi hoạt động hữu ích khác, của bản thân cũng như của nhóm và của cả lớp học.

- Tinh thần trách nhiệm với tư cách tác nhân chính (chủ thể) trong hoạt động học và tư cách cộng tác viên trong các hoạt động chung.

2) Ở người dạy, đó là:

- Hướng dẫn toàn diện, trước hết qua việc lập kế hoạch và tổ chức dạy học,

hoàn thành sứ mệnh “chuyển thể” chương trình học tập (đã được quy định) thành các mục tiêu và quy trình dạy học sát hợp với lớp học và người học cụ thể.

- Vận dụng linh hoạt các chiến lược sư phạm hứng thú và sư phạm thành công để tạo động cơ học tập và tâm lí tự tin cho người học.

- Ln đồng hành, cộng tác chặt chẽ với người học, thể hiện qua sự thấu hiểu,

dẫn dắt, hỗ trợ, đánh giá và động viên, cổ vũ kịp thời trong quá trình dạy học.

3)Ở mơi trường, đó là tính thân thiện và tính dễ thích nghi, tức là dễ tiếp cận,

tiện dụng, tạo thuận lợi cho việc triển khai quá trình dạy học.

1.3. Cấu trúc tương tác trong dạy học mô đun

Sự tương tác có cấu trúc cơ bản gồm: tác động, phản ứng của các chủ thể tham gia tương tác. Sự tương tác là tích cực khi cách thức tác động và phản ứng này tạo nên sự chủ động, tự giác, tích cực của các chủ thể tham gia.

Trong dạy học mô đun, cấu trúc tương tác trong dạy học là các tương tác đa dạng giữa các thành phần thuộc MTDH. Các mối tương tác cơ bản gồm:

- Tương tác giữa người dạy  người học - Tương tác giữa người học  người học

- Tương tác giữa người học  bản thân người học - Tương tác giữa người dạy  môi trường dạy học - Tương tác giữa người học  môi trường dạy học

Ngồi ra cịn có mối tương tác giữa mơi trường bên ngồi với môi trường dạy học cũng như các thành phần của nó. Các yếu tố của mơi trường dạy học như phương tiện, tài liệu, nội dung, nhiệm vụ dạy học, khơng gian, thời gian... cũng có sự tác động qua lại lẫn nhau.

Trong dạy học mô đun nói chung, các hoạt động tương tác chủ động giữa người học  thiết bị thực hành (MTDH) và tương tác giữa người học  người học (bạn học) là trọng tâm của các hoạt động tương tác. Người dạy có vai trị người tổ chức thiết kế MTDH, người học thể hiện vai trị trực tiếp thi cơng và cùng góp phần với người dạy tích cực tham gia vào việc thiết kế hoạt động học tập thực hành. MTDH đóng vai trị quan trọng trong dạy học thực hành vì nó tạo nhu cầu khách quan, cung cấp điều kiện, gây ảnh hưởng cho người học, người dạy. Vậy, cấu trúc dạy học tương tác chú trọng quan tâm vào bộ ba yếu tố cơ bản, chủ đạo của hoạt động dạy học là người học, người dạy, mơi trường dạy học có tương tác và hỗ trợ nhau nhằm đạt được mục đích dạy học.

1.3.1. Người dạy  người học:

Đây là mối tương tác phổ biến nhất vốn ln tồn tại trong q trình dạy học, nó cần có tính chất hợp tác làm căn bản. Lothar Klinberg mô tả đây là mối quan hệ cơ bản thứ nhất của quá trình dạy học và coi sự thống nhất giữa vai trò lãnh đạo của người dạy và tính tự chủ của người học là một nguyên tắc dạy học. Sự hợp tác thầy - trị là mơi trường mạnh mẽ giúp người học huy động tốt nhất kinh nghiệm vốn có vào giải quyết các nhiệm vụ học tập. Tác động của người dạy đến người học bằng cách để việc dạy được người học hưởng ứng, ủng hộ, và chính nó có tác dụng tổ chức, động viên, hướng dẫn việc học. Như vậy người dạy tác động, người học phản ứng có phản hồi và ngược lại người học phản hồi thì người dạy có điều chỉnh, quyết định tác động mới, trong MTDH mà cả hai đang bị ảnh hưởng, thích nghi, tương tác đó kéo theo cả người dạy, người học sẽ tác động làm thay đổi MTDH theo hướng tích cực. Tùy theo phương pháp dạy và học khác nhau thì tính chất tương tác người dạy - người học cũng khác nhau. Trong môi trường dạy học tương tác thì người dạy đóng vai trị người điều khiển, tổ chức, tư vấn, giúp đỡ nhiều hơn là vai trị thơng báo tri thức và điều khiển quá trình dạy học một cách áp đặt.

1.3.2. Người học  bạn học

Với mối tương tác này mang tính hợp tác, trong dạy học truyền thống và nhất là dạy học lý thuyết ít có điều kiện xảy ra. Để cho tương tác này xuất hiện, người dạy cần

tạo MTDH thích ứng giúp tương tác xuất hiện, khuyến khích tương tác phát triển thông qua việc cho phép người học trao đổi, phối hợp cả thao tác thể chất, tranh luận xung quanh vấn đề đang học tập, tình huống, câu hỏi,... mà người dạy đưa ra hoặc do nảy sinh trong học tập. Đặc biệt trong dạy học mô đun, nội dung thực hành được tổ chức học tập theo cặp, nhóm sẽ giúp người học tương tác mạnh trong nhóm, mà vẫn có sự định hướng, hỗ trợ của người dạy trong MTDH xác lập. Việc thay đổi các cách phân nhóm theo các nguyên tắc khác nhau cũng là cách làm đa dạng hoá hoạt động tương tác trong nhóm. Các kĩ thuật làm việc nhóm cần được rèn luyện cho người học.

1.3. 3. Người học  bản thân người học

Tương tác này khơng thể quan sát trực tiếp, bởi nó diễn ra bên trong trí não người học [29]. Tương tác này xuất hiện khi người học thực sự tích cực và nó làm nảy sinh, xuất hiện các mối tương tác khác. Khái niệm “tương tác” giữa người học với bản thân người học chỉ là một cách sử dụng thuật ngữ. Thực chất đây là quá trình tự kiến tạo, diễn ra bên trong của người học, là q trình tự xử lí những thơng tin tiếp thu được từ mơi trường bên ngồi và kết nối vào vốn tri thức đã có của người học, tự điều chỉnh nội tâm. Q trình này mang tính cá nhân, phụ thuộc vào những đặc điểm tâm lí cá nhân người học như động cơ, ý chí, tri thức, kinh nghiệm,... từ đó xuất hiện nhu cầu tham gia vào các mối tương tác khác. Các chiến lược học tập cá nhân có vai trị quan trọng trong việc học tập mang tính cá nhân.

1.3. 4. Người học  MTDH

Vai trị của mơi trường thực hành thực sự quan trọng, quyết định đến chất lượng học tập của người học. MTDH làm cho người học phải thay đổi để hịa nhịp và thích nghi, nó tác động trực tiếp đến người học qua tất cả các giác quan dưới rất nhiều hình thức (bầu khơng khí học, các tình huống dạy học, trang thiết bị dạy học, tư liệu...). Trong dạy học mơ đun nếu MTDH khơng có các thiết bị dạy học thì khơng thể tiến hành hoạt động dạy - học. Các thiết bị kỹ thuật hiện đại, máy móc, phần mềm chương trình khơng những có tác động lớn đến người học mà cịn như là những người thầy vơ hình ẩn trong đó. Ngày nay do khoa học kỹ thuật, cơng nghệ phát triển mạnh nên đã xuất hiện các loại hình thiết bị dạy học tương tác rất đa dạng, phong phú

có khả năng tương tác mạnh với người học. Việc tác động của người học làm thay đổi MTDH là do các tình huống học tập, động cơ ham muốn chinh phục, khám phá,...

Một phần của tài liệu Dạy học mô đun Thiết bị điện gia dụng theo tiếp cận tương tác tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)