Vị trí, mục tiêu, nội dung phần dẫn xuất của hiđrocacbon – Hóa học 11

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học hợp tác kết hợp với một số kĩ thuật dạy học (vận dụng trong dạy học phần dẫn xuất của hiđrocacbon hóa học 11) (Trang 51)

1.6.4 .Kĩ thuật sử dụng sơ đồ tƣ duy

2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung phần dẫn xuất của hiđrocacbon – Hóa học 11

2.1.1. Vị trí, mục tiêu

Vị trí:

Phần dẫn xuất của hiđrocacbon – Hóa học 11 được nghiên cứu ngay sau phần đại cương về hóa học hữu cơ và các loại hiđrocacbon, bao gồm 2 chương là: - Chương VIII: Dẫn xuất halogen - Ancol - Phenol

- Chương IX: Andehit – xeton – Axit cacboxylic

Mục tiêu:

a. Về kiến thức:

-HS biếtkhái niệm ancol, phenol, anđehit, axit cacboxylic, đặc điểm, cấu

trúc phân tử, phân loại, danh pháp.

- HS biết và hiểu được tính chất vật lí của ancol, phenol, anđehit, axit cacboxylic.

- HS biết được khái niệm liên kết hiđro, ảnh hưởng của liên kết hiđro tới tính chất vật lí của ancol, phenol, axit cacboxylic.

- HS biết được phương pháp điều chế ancol, phenol, anđehit, axit cacboxylic.

- HS nêu được một số ứng dụng chính của metanol, etanol, fomanđehit, axetanđehit, axit cacboxylic.

- HS biết vận dụng kiến thức để giải các bài tập liên quan.

- HS hiểu được các tính chất hóa học đặc trưng của ancol: Phản ứng thế H của nhóm -OH, phản ứng thế nhóm -OH.

- HS hiểu được các tính chất hóa học cơ bản của phenol: phản ứng thế H của nhóm -OH; phản ứng thế ở vòng thơm, ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm nguyên tử trong phân tử phenol.

- HS giải thích được các tính chất hóa học cơ bản của anđehit, axitcacboxylic.

Comment [A8]: Mơ tả về vị trí đâu??? cơ copy lại

từ bài đã sửa cho em đấy

- HS giải thích được mối quan hệ giữa cấu trúc và tính chất của nhóm - COOH.

- HS hiểu được sự ảnh hưởng của nhóm thế đến tính axit.

b. Về kĩ năng

- HSdự đốn được các tính chất hóa học đặc trưng của ancol, ancol, phenol,

anđehit, axit cacboxylic, kiểm chứng các dự đoán và rút ra kết luận.

- HS biết quan sát hình ảnh, thí nghiệm rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất.

- HS viết được các PTHH giải thích các tính chất hóa học.

- HS giải giải được bài tập: xác định CTPT, viết đồng phân, phân biệt các chất bằng phản ứng hóa học, tính khối lượng, nồng độ các chất tham gia phản ứng.

c. Định hướng phát triển phẩm chất , năng lực

- Giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường và tăng hứng thú, u thích mơn học - Phát triển các năng lực: năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự học, năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học, năng lực thực nghiệm.

2.1.2. Nội dung

2.1.2.1. Phân phối chương trình

Phần dẫn xuất hiđrocacbon gồm hai chương: chương 8 và chương 9 với phân phối thời lượng cho các bài như sau:

Chƣơng VIII: Dẫn xuất halogen - Ancol - Phenol (7 tiết)

Tiết 55,56,57 Ancol Tiết 58 Phenol

Tiết 59 Luyện tập: Ancol – Phenol

Tiết 60 Bài thực hành số 5: Tính chất của etanol, glixerol và phenol Tiết 61 Kiểm tra 1 tiết

Chƣơng IX: Andehit – xeton – Axit cacboxylic (7 tiết)

Tiết 62,63 Andehit Tiết 64,65 Axit cacboxylic .

Tiết 66,67 Luyện tập: Andehit – Axit cacboxylic

Tiết 68 Bài thực hành số 6: Tính chất của Andehit – Axit cacboxylic

Comment [A10]: suar moo tar mucj tieeu

Comment [A11]: phần này cô cũng sửa rồi và

copy lại đây nhé

Comment [A12]: bổ sung các dấu chấm câu. rất

nhiều chỗ như vậy. rm tự kiểm tra và bổ sung

Comment [A13]: chú ý sửa d thành đ. ở nhiều chỗ

So với trước đây có sự giảm tải 2 phần là dẫn xuất halogen và xeton.

2.1.2.2. Một số lưu ý khi dạy học phần dẫn xuất của hiđrocacbon – Hóa học 11

Nội dung các kiến thức về dẫn xuất của hiđrocacbon là sự phát triển tiếp tục các kiến thức và kĩ năng mà HS đã thu nhận được khi nghiên cứu hiđrocacbon. Các hợp chất dẫn xuất của hiđrocacbon – Hóa học 11 - là những hợp chất hữu cơ có chứa các nhóm chức (đơn chức, đa chức) và có cấu tạo phân tử phức tạp hơn các hiđrocacbon. Tính chất của chúng phụ thuộc vào đặc tính của nhóm chức, số lượng nhóm chức và cả phần gốc hiđrocacbon liên kết với nhóm chức, hai thành phần gốc và chức có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và cùng quyết định tính chất của hợp chất.Vì vậy để làm rõ tính chất của các chấtcần phân tích đặc điểm cấu tạo phân tử các dẫn xuất hiđrocacbon HSvề đặc điểm cấu tạo của cả hai thành phần: gốc hiđrocacbon (gốc hiđrocacbon no, khơng no, gốc thơm) và phần nhóm chức. Trongđó cần chú ý đến thành phần của nhóm chức, số lượng, đặc điểm các liên kết trong nhóm chức và sự phân bố (vị trí) các nhóm chức trong phân tử hợp chất hữu cơ.

Với từng chương có một số lưu ý cụ thể như sau:

* Chƣơng dẫn xuất Halogen – Ancol – Phenol.

+ Ancol.

Định nghĩa ancol HS cần nhấn mạnh là các phân tử có 1 hay nhiều nhóm – OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no, mỗi nguyên tử cacbon chỉ được liên kết tối đa với 1 nhóm –OH.

Chỉ ra bậc ancol chính là bậc cacbon liên kết với nhóm -OH. Ancol có bậc cao nhất là bậc 3.

Liên kết hiđro là một loại liên kết yếu giữa các phân tử ancol và một số hợp chất khác nhưng nó có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích một số tính chất vật lí của các chất, vì vậy cần cho HS hiểu rõ khái niệm liên kết hiđro về bản chất và ảnh hưởng của liên kết hiđro đến tính chất vật lí của các chất hữu cơ và dạng dung dịch của nó.

Khi phân tích đặc điểm cấu tạo phân tử ancol ta cần chú ý đến các liên kết có sự phân cực lớn (liên kết CO và OH) từ đó dự đốn tính chất hóa học đặc trưng của ancol (gây ra bởi nhóm chức –OH).

Phản ứng của glixerol với Cu(OH)2 cần phân tích cho HS hiểu đúng bản chất của phản ứng này và cấu trúc của phân tử đồng (II) glixerat từ đó HS hiểu được điều kiện để các ancol có phản ứng này và viết đúng được PTHH.

+ Phenol.

Cần chú ý phân biệt phenol và ancol thơm căn cứ vào vị trí của nhóm - OH liên kết trực tiếp với vịng benzen hay nhánh của ankyl benzen.

So sánh khả năng phản ứng giữa ancol và phenol qua từng tính chất.

Phân tích ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm ngun tử trong phân tử phenol và chỉ ra phản ứng minh họa theo mỗi chiều ảnh hưởng đó. Cụ thể là vịng benzen làm cho liên kết O – H phân cực hơn, ngun tử H linh động hơn cịn nhóm OH lại làm cho mật độ electron trong vịng benzen tăng lên, nhất là ở các vị trí octo và para, làm cho phản ứng thế của phenol dễ dàng hơn phản ứng thế của benzen. Đồng thời liên kết C-O cũng trở nên bền vững hơn làm cho nhóm OH khơng bị thế bởi gốc axit như nhóm OH trong phân tử ancol (khơng có phản ứng este hóa).

* Chƣơng Anđehit – Xeton và Axit cacboxylic. + Anđêhit – Xeton.

GV cần giải thích về phản ứng oxi hóa bởi ion bạc trong dung dịch amoniac (phản ứng tráng bạc) của anđehit để HS hiểu đúng quá trình và viết PTHH .

Để đảm bảo tính thực tiễn và cập nhật kiến thức nên các phương pháp điều chế anđehitđược trình bày trong sách giáo khoa là những phương pháp hiện đại đang được sử dụng trong sản xuất hóa học ngày nay nên giáo viên cần phân tích và giúp HS hiểu đúng các ưu điểm của chúng.

+ Axit cacboxylic.

Khi phân tích cấu trúc nhóm chức –COOH trong phân tử axit cần chú trọng đến mối quan hệ, ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm C = O và nhóm OH, làm cho nguyên tử hiđro ở nhóm -OH của axit trở nên linh động hơn ở nhóm –OH của ancol, phenol và phản ứng của nhóm C =O axit cũng khơng giống như của nhóm C = O anđehit, xeton.

So sánh liên kết hiđro giữa các axit cacboxylic với liên kết hiđro giữa các acncol.

So sánh phương pháp cổ truyền và phương pháp hiện đại điều chế axit cacboxylic, hiểu được vì sao phương pháp điều chế axit axetic từ metanol và cacbon oxit được đánh giá là phương pháp hiện đại.

2.2. Vận dụng phƣơng pháp dạy học hợp tác kết hợp với một số kĩ thuật dạy học cho các nội dung cụ thể phần dẫn xuất của hiđrocacbon – Hóa học 11

2.2.1. Lựa chọn nội dung vận dụng phương pháp dạy học hợp tác kết hợp với kĩ thuật dạy học

* Vận dụng PPDHHT:

Từ cơ sở lí luận và thực tiễn vận dụng PPDHHT, chúng tơi nhận thấy các nội dung và nhiệm vụ học tập phù hợp để vận dụng PPDH này cần thỏa mãn các điều kiện sau:

- Nội dung và nhiệm vụ phải có sự liên hệ với các kiến thức mà HS đã có. Nội dung và nhiệm vụ học tập cần được giải quyết thơng qua thảo luận nhóm, dựa trên cơ sở các kiến thức, kinh nghiệm của các cá nhân kết hợp với các tư liệu được cung cấp (nếu có) do đó nếu nội dung và nhiệm vụ học tập yêu cầu thảo luận nhóm hồn tồn mới với HS thì các em cũng khơng thể thảo luận.

- Nội dung và nhiệm vụ học tập phải phù hợp cho sự hợp tác làm việc.

Một điều rất rõ ràng là người ta chỉ hợp tác với nhau khi không thể giải quyết cá nhân được. Do đó yêu cầu nội dung và nhiệm vụ đặt ra cho thảo luận nhóm hoặc là có thể chứa đựng tình huống có vấn đề hoặc có nhiều cách hiểu, cách lí giải khác nhau, hoặc gắn với kiến thức thực tiễn, cần thu thập hiểu biết, kinh nghiệm, ý tưởng sáng tạo của nhiều người mới giải quyết được; hoặc vấn đề cần sự khái quát hóa từ nhiều sự kiện, hiện tượng, yếu tố cụ thể; hoặc nội dung và nhiệm vụ học tập lớn, cá nhân khơng hồn thành được trong thời gian quy định.

- Nội dungvà nhiệm vụ học tập phải phù hợp với đối tượng HS. Nội dung và nhiệm vụ học tập nhóm khơng thể quá phức tạp, làm sao để tất cả thành viên đều có thể tham gia hoạt động nhóm như thế mới hạn chế hiện tượng ỉ lại, ăn theo...

Đối với mơn Hóa học, PPDHHT có thể vận dụng cho tất cả các dạng bài nghiên cứu bài mới, bài ôn tập, luyện tập, bài thực hành. Điều quan trọng là phải thiết kế các hoạt động học tập cho hợp lí; có thể đơn giản trả lời các câu hỏi để dẫn đến kết luận và kiến thức cần lĩnh hội; có thể là tổ chức cho HS tiến hành thí

Comment [A14]: khơng có châu câu ở đề mục

nghiệm, quan sát và giải thích hiện tượng rút ra kết luận về kiến thức mới, có thể là quan sát, nhận xét mẫu vật, tranh ảnh, bảng biểu.

* Vận dụng một số kĩ thuật dạy học trong PPDHHT:

Trong thảo luận nhóm thường xảy ra hiện tại ỉ lại, ăn theo hoặc tách nhóm. Để tích cực hóa được tất cả các thành viên trong GV vận dụng kết hợp với các kĩ thuật dạy học như mảnh ghép, khăn trải bàn, XYZ. Các kĩ thuật này phát huy vai trị cá nhân do đó buộc các cá nhân phải làm việc, tham gia thảo luận nhóm. Tuy nhiên, theo cách điều khiển hoạt động nhóm của mỗi kĩ thuật dạy học sẽ thấy chúng phù hợp với những nội dung khác nhau.Với KT mảnh ghép, do giai đoạn 1 các nhóm chuyên gia thực hiện nhiệm vụ khác nhau một cách song song nhưng trong giai đoạn 2 các nhiệm vụ đó cần có thể kết hợp để giải quyết 1 nhiệm vụ chung do đó phù hợp với những bài học có các nội dung có thể nghiên cứu một cách độc lập, không phụ thuộc nhau. Nghĩa là những nội dungmà nội dung này là cơ sở để nghiên cứu nội dung kia thì khơng thể chia cho các nhóm trong giai đoạn nhóm chuyên sâu được.

Với kĩ thuật khăn trải bàn, không yêu cầu về nội dung như mảnh ghép, từ nhiệm vụ chung các thành viên suy nghĩ độc lập để đưa ra ý tưởng, đề xuất, cách giải quyết của mình sau đó mới thao luận nhóm. Cách tổ chức này của kĩ thuật khăn trải bàn vận dụng phù hợp với nhiệm vụ nhóm cần huy động nhiều ý tưởng, cách giải quyết,…

Kĩ thuật sơ đồ tư duy có điểm mạnh là hệ thống hóa, xâu chuỗi các nội dung một cách logic, phù hợp khi yêu cầu các nhóm thảo luận, tổng kết một nội dung lớn, nhiều vấn đề. Những nội dung chỉ tìm ra 1 kết luận như thực hiện 1, 2 thí nghiệm để kết luận tính chất thì khơng nhất thiết phải dùng sơ đồ tư duy.

Trong giai đoạn báo cáo GV nên vận dụng kĩ thuật 321 để buộc các nhóm HS phải chú ý quan sát và đưa ra nhận xét.

2.2.2. Sự phù hợp của việcvận dụng phương pháp dạy học hợp tác và một số kĩ thuật dạy học vào phần dẫn xuất của hiđocacbon - Hóa học 11

Phần dẫn xuất của hiđrocacbon thuộc chương 8 và chương 9 Hóa học 11. Trước đó HS đã được cung cấp cơ sở lí thuyết chủ đạo (3 chương đầu lớp 10), các lí thuyết đại cương về hóa học hữu cơ, kiến thức về hiđrocacbon đồng thời còn được

học một số chất hữu cơ có nhóm chức tiêu biểu cho 1 số dãy đồng đẳng trong chương trình hóa học lớp 9 như rượu etylic, axit axetic,….. Vì thế HS đã có được những kiến thức, kĩ năng nhất định làm cơ sở cho việc nghiên cứu, tìm tịi các dẫn xuất của hiđrocacbon, cụ thể là:

- Về kiến thức học sinh có được:

+ Khái niệm, đặc điểm cấu tạo và tính chất các chất trong cùng dãy đồng đẳng, + Khái niệm nhóm chức.

+ Các loại tên gọi và quy tắc gọi tên các chất hữu cơ theo danh pháp thay thế, danh pháp thường.

+ Liên kết hóa học trong hợp chất hữu cơ, các loại và đặc điểm của phản ứng hóa học hữu cơ;

+ Tính chất của các loại hiđrocacbon (no, khơng no, thơm) hiểu nguyên nhân gây ra các tính chất hóa học của chúng.

+ Tính chất vật lí, hóa học của rượu etylic, axit axetic và phương pháp điều chế chúng.

- Về kĩ năng, HS có kĩ năng + Gọi tên các chất hữu cơ.

+ Thiết lập CTPT tổng quát cho các dãy đồng đẳng. + Viết CTCT của chất hữu cơ

+ Phân tích đặc điểm liên kết hóa học dự đốn, giải thích tính chất hóa học của hợp chất hữu cơ.

+ Hình thành kiến thức mới theo phương pháp quy nạp, suy diễn và loại suy. + Kĩ năng viết PTHH hữu cơ theo CTCT.

+ Kĩ năng tính tốn hóa học.

Như vậy có thể thấy với những kiến thức cơ sở đó , khi dạy học GV hồn tồn có thể thiết kế các nhiệm vụ học tập phù hợp để HS thảo luận kiến tạo kiến thức mới từ những kiến thức kĩ năng đã có. Trên cơ sở nghiên cứu các phần kiến thức về dẫn xuất của hiđrocacbon thì việc sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động nhóm sẽ đem lại hiệu quả cao. Cụ thể là:

+ Vận dụng kĩ thuật mảnh ghép có thể cho áp dụng cho các nội dung như sau:

Comment [A15]: cô viết 1 số ý như vậy, em tổng

- Các nhóm chun sâu tìm hiểu các vấn đề, khía cạnh khác nhau của 1 chất như về cách gọi tên, các loại đồng phân và cách viết đồng phân của một loại chất sau đó nhóm mảnh ghép vận dụng viết đồng phân, gọi tên cho các chất cụ thể.

- Các nhóm chun sâu tìm hiểu tính chất vật lí, các tính chất hóa học của một dãy đồng đẳng sau đó nhóm mảnh ghép tổng kết, hệ thống hóa và làm bài tập vận dụng tình chất.

+ Kĩ thuật khăn trải bàn có thể vận dụng khi nghiên cứu tính chất hóa học của 1 chất như sau: ở giai đoạn làm việc cá nhân các thành viên phân tích dự đốn các hướng cũng như khả năng phản ứng sau đó trao đổi nhóm thống nhất các hướng và khả năng có thể và đi kiểm chứng bằng thí nghiệm hoặc đọc tài liệu,….

Hoặc kĩ thuật khăn trải bàn còn vận dụng khi cho nhóm tìm hiểu về đồng phân danh pháp như sau: các cá nhân đọc sách giáo khoa về cách gọi tên và các loại đồng phân rồi tự tóm tắt lại, từ đó phân tích chỉ ra các lưu ý để gọi tên đúng, cách viết đồng phân nhanh, đủ, chính xác,… sau đó nhóm thảo luận để thống nhất ý kiến và vận dụng viết đồng phân, gọi tên vào chất cụ thể.

+ Kĩ thuật sơ đồ tư duy trên phù hợp khi nhóm cần tổng kết nội dung có nhiều ý, có thể vận dụng ở giai đoạn 2 của kĩ thuật mảnh ghép khi các nhóm chun sâu tìm hiểu các tính chất khác nhau, hay khi thảo luận tổng kết bài học, tóm tắt kiến thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học hợp tác kết hợp với một số kĩ thuật dạy học (vận dụng trong dạy học phần dẫn xuất của hiđrocacbon hóa học 11) (Trang 51)