THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học hợp tác kết hợp với một số kĩ thuật dạy học (vận dụng trong dạy học phần dẫn xuất của hiđrocacbon hóa học 11) (Trang 102 - 104)

3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

- Kiểm nghiệm sự đúng đắn của giả thuyết khoa học và tính thiết thựccủa luận văn.

- Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của PPDHHT kết hợp với một số kĩ thuật dạy học phần dẫn xuất của hiđrocacbon với việc phát triển năng lực hợp tác cho HS.

3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm

Để đạt được những mục đích như trên chúng tơi xác định các nhiệm vụ cần thực hiện như sau:

- Chuẩn bị nội dung thực nghiệm: chọn bài, thiết kế kế hoạch dạy học. - Chuẩn bị các công cụ đánh giá:

+ Thiết kế các bảng kiểmhỏi kiểm tra các kĩ năng trong hoạt động nhóm cho HS

+ Xây dựng đề kiểm tra.

- Liên hệ trường, GV dạy thực nghiệm sư phạm và đối chứng, chọn lớp thực nghiệm, đối chứng.

- Tiến hành dạy thực nghiệm, thu thập dữ liệu thông qua bài kiểm tra và bảng kiểm và trao đổi với GV dạy thực nghiệm.

- Xử lí dữ liệu, phân tích và rút ra kết luận.

3.2. Nội dung và kế hoạch dạy thực nghiệm sƣ phạm

Chúng tôi đã tiến hành TNSP với 2 lớp 11 của 2 trường: THPT Quảng Oai – Hà Nội và THPT Phạm Ngũ Lão – Thành phố Hải Phòng. GV dạy TNSP và các lớp thực nghiệm (TN), đối chứng (ĐC) cho mỗi cặp lớp là 1 người. Cụ thể GV, lớp thực nghiệm, đối chứng và tên bài dạy được trình bày trong bảng 3.1. Các cặp lớp TN và ĐC tương đương nhau về trình độ nhận thức và kết quả học tập

Bảng 3.1. Đối tƣợng và địa bàn TNSP

TT Trường TNSP GV thực hiện Lớp TN Lớp ĐC Tên bài dạy

TN Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số 1 Trường THPT Phạm Ngũ Lão- Hải Phòng Nguyễn Thị Như Trang 11B2 43 11B1 0 47 Bài40. Ancol (tiết2) Bài 44. Luyện tập anđehit- axit cacboxylic 2 2 Trường THPT Quảng Oai -Hà Nội Nguyễn Thị Thùy Dương 11B3 35 11B8 33 3.3. Tiến trình thực nghiệm sƣ phạm

Trước khi tiến hành bài dạy thực nghiệm gặp gỡ trao đổi với GV tham gia dạy TN về các vấn đề sau:

- Cách tổ chức các hoạt động dạy học theo PPDHHT và 1 số kĩ thuật dạy học sử dụngtrong PPDHHT.

- Các hoạt động cụ thể thiết kế trong kế hoạch dạy học.

- Cách quan sát, đánh giá năng lực hợp tác của HS thông qua bảng kiểm quan sát, cách hướng dẫn HS tự đánh giá .

- Nội dung bài kiểm tra.

Tiến hành dạy thực nghiệm sư phạm, thu thập dữ liệu:

-Ở lớp TN dạy theo kế hoạch đã đề xuất trong luận văn (xem kế hoạch dạy học lớp thực nghiệm ở mục 2.4.2 và 2.4.3). Ở lớp ĐC dạy theo kế hoạch dạy học của GV thông thường (thường là đàm thoại).

- Trong quá trình dạy học, ở lớp TN GV tiến hành quan sát để đánh giá năng lực hợp tác của HS. Do việc đánh giá năng lực của HS cịn rất mới và khó khăn, địi hỏi GV cần có sự tỉ mỉ quan sát, khách quan khi đánh giá nên trong khuôn khổ của đề tài này chúng tôi chỉ tiến hành đánh giá năng lực hợp tác của HS lớp 11B2 của trường THPT Phạm Ngũ Lão. Các HS được đánh giá được chọn ngẫu nhiên (15 HS trong 3 nhóm HS giỏi, HS khá) . Sau khi học xong bài 40 - ancol (đánh giá lần 1) và đánh giá lần 2 được thực hiện sau khi học xong bài 44- luyện tập anđehit- axitcacboxylic.

Comment [A19]: em soát lại dùng thống nhất là

kế hoạch dạy học không dùng kh bài giảng hay kế hoạch dạy học

- Sau khi dạy thực nghiệm, GV lớp thực nghiệm tổ chức cho HS tự đánh giá năng lực hợp tác và cả hai lớp TN và ĐC cùng làm 1 bài kiểm tra 15 phút để đánh giá kết quả học tập của HS. (Nội dung bài kiểm tra xem ở phụ lục 2 )

- Các lớp TN và ĐC cùng làm bài kiểm tra đánh giá ở 2 lớp là như nhau, do cùng GV chấm và đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học hợp tác kết hợp với một số kĩ thuật dạy học (vận dụng trong dạy học phần dẫn xuất của hiđrocacbon hóa học 11) (Trang 102 - 104)