.Các phương pháp đánh giá năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học hợp tác kết hợp với một số kĩ thuật dạy học (vận dụng trong dạy học phần dẫn xuất của hiđrocacbon hóa học 11) (Trang 31)

Theo [15 tr.25], [17 tr.31 ] đánh giá năng lực được thể hiện thông qua: - Sản phẩm học tập hoặc phiếu học tập: Tính khoa học, thực tiễn, tính độc đáo, sáng tạo của sản phẩm học tập thể hiện trong bài tập, bài báo cáo.

- Kết quả quan sát trong quá trình học.

1.4.5.1. Đánh giá qua quan sát

Đánh giá qua quan sát là thông qua quan sát mà đánh giá các thao tác, động cơ, các hành vi kĩ năng thực hành và kĩ năng nhận thức, ví dụ như cách giải quyết một nhiệm vụ học tập cụ thể. Việc quan sát có thể được thực hiện trực tiếp trong quá trình học tập của HS hoặc gián tiếp qua nghiên cứu các sản phẩm của các quá trình học tập của HS.

Muốn đánh giá qua quan sát, GV cần phải xác định mục đích và đưa ra các tiêu chí cần quan sát, đồng thời xác định cách thu thập thơng tin từ phía HS, sau đó tổ chức quan sát, ghi chép. Trên cơ sở kết quả quan sát, GV đánh giá cách thức hoạt động của HS, phân tích thơng tin, nhận xét kết quả, đưa ra nhận xét.

Qua quan sát, GV hiểu được hành vi của HS trong bối cảnh cụ thể. Nhưng quan sát này cung cấp các dữ liệu liên quan trực tiếp đến tình huống và hành vi điển hình của HS.

Hạn chế lớn nhất của phương pháp quan sát là những ghi chép, đánh giá mang đậm tính chủ quan của người quan sát.

Đánh giá qua hồ sơ học tập giúp HS chủ động theo dõi, tự đánh giá để thấy được khả năng và những tiến bộ rõ rệt của mình, từ đó có sự điều chỉnh phương pháp học, xác và điều chỉnh cách dạy cho phù hợp. Tuy nhiên, để đánh giá hồ sơ học tập của HS một cách chính xác, có hiệu quả giáo dục cao địi hỏi GV cần có sự quan tâm nhiều hơn đến từng HS để nắm được tính chính xác các thơng tin ghi trong hồ sơ học tập của họ. Ngoài ra, cũng như mọi sự đánh giá khác của GV cần có sự khách quan, khuyến khích sự thay đổi tích cực, dù nhỏ của mỗi HS, giúp họ có niềm tin vào sự tiến bộ của bản thân.

1.4.5.3. Đánh giá qua các bài seminar

Seminar là một trong những dạng bài thực hành cơ bản, tổ chức để HS thảo luận những thơng báo, báo cáo hay những tóm tắt về kết quả nghiên cứu khoa học một cách độc lập mà họ đã làm dưới sự hướng dẫn của GV, những chuyên gia trong lĩnh vực của vấn đề khoa học được đưa ra nghiên cứu trong seminar (theo từ điển bách khoa Xô Viết – Matxcova 1996).

Qua các bài seminar, GV đánh giá nội dung báo cáo của HS, sự tham gia của các HS khác, sự chuẩn bị kĩ lưỡng về tài liệu, phương tiện, nội dung và quá trình trao đổi, bảo vệ quan điểm của HS chủ trì báo cáo.

1.4.5.4. Đánh giá qua sản phẩm của bài tập nghiên cứu

Được sử dụng trong quá trình học, GV giao đề tài cho HS (có thể nhóm hoặc cá nhân). Kết thúc, GV có nhận xét, đánh giá kết quả đạt được.

Đánh giá qua các bài tập nghiên cứu khoa học và qua các bài seminar có nhược điểm là tốn thời gian nên ít được sử dụng ở trường THPT mà chủ yếu được áp dụng ở các trường đại học và cao đẳng.

1.4.5.5. Đánh giá qua bài kiểm tra

Là một hình thức GV đánh giá năng lực HS bằng cách GV cho đề kiểm tra trong một thời gian nhất định để HS hồn thành, sau đó GV chấm bài và cho điểm.

Qua bài kiểm tra, GV đánh giá được ở HS những kĩ năng và kiến thức, qua đó GV có thể điều chỉnh các hoạt động dạy học và giúp đỡ đến từng HS.

1.4.5.6. Đánh giá qua quá trình

Đánh giá qua việc nhìn lại quá trình giúp người học tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình học cũng như những khó khăn gặp phải cũng như các giải pháp khắc phục các khó khăn đó nhằm cải thiện việc học, làm cho việc học đạt hiệu quả cao hơn.

1.5. Phƣơng pháp dạy học hợp tác

1.5.1. Khái niệm về PPDHHT

Dạy học hợp tác còn được gọi bằng các tên khác nhau như dạy học nhóm, dạy học theo nhóm nhỏ [18].

Theo tác giả Nguyễn Hữu Châu :“ Hợp tác nghĩa là cùng nhau chung sức để đạt được những mục tiêu chung.

Tác giả Nguyễn Trọng Sửu cho rằng: “Dạy học hợp tác là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hồn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc, kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước lớp”.

Vậy dạy học theo hoạt động hợp tác là một hình thức, phương pháp tổ chức dạy học, trong đó dưới sự tổ chức và điều khiển của GV, HS được chia thành từng nhóm nhỏ liên kết lại với nhau trong một hoạt động chung, với phương thức tác động qua lại của các thành viên, bằng trí tuệ tập thể mà hồn thành các nhiệm vụ học tập. Khi trao đổi, mỗi người nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, xác định được những điều cần học hỏi thêm.

Có thể định nghĩa : “Dạy học hợp tác theo nhóm là PPDH mà trong đó HS dưới sự hướng dẫn của GV làm việc phối hợp cùng nhau trong các nhóm để hồn thành mục đích chung”.

1.5.2. Tiến trình dạy học hợp tác theo nhóm.

Theo [13.tr 27] và theo [11.tr22-25] các bước tiến hành theo PPDHHT cụ thể như sau

+ Bước 1: Làm việc chung cả lớp

- GV nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức, tổ chức các nhóm làm việc, phân bố thời gian.

- Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm. Để việc hoạt động của HS trong nhóm được hiệu quả GV cần chỉ rõ cho HS thấy mục tiêu cần đạt của hoạt dộng, đưa ra các hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cụ thể và quy định về mặt thời gian. Bên cạnh đó HS phải nắm rõ mục đích của hoạt động, biết được các bước của hoạt động, cần tìm hiểu phải làm những gì thời gian thực hiện là bao lâu

+ Bước 2: Làm việc theo nhóm nhỏ

- Các thành viên trong nhóm nhóm trao đổi để hiểu thấu nhiệm vụ phải làm. - Chỉ rõ nhiệm vụ cần làm của từng thành viên trong nhóm

- Cá nhân làm việc độc lập theo nhiệm vụ được giao

- Từng cá nhân trình bày kết quả làm việc trong nhóm sau đó thảo luận thống nhất trong nhóm về nhiệm vụ được giao.

- Thống nhất cử (hoặc ấn định trước thành viên) đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm

+ Bước 3: Thảo luận tổng kết trước cả lớp: - Đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả - Thảo luận đánh giá tới kết luận chung

- GV tổng kết đánh giá, đặt vấn đề nghiên cứu tiếp.Nếu kết quả thảo luận của các nhóm chưa thống nhất cịn nhiều tranh luận thì giáo viên nêu vấn đề thảo luận chung cả lớp rồi mới đưa ra kiến thức hoàn thiện cuối cùng cho HS, đồng thời đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm.

1.5.3. Những ưu điểm và hạn chế của phương pháp dạy học hợp tác

1.5.3.1. Những ưu điểm

Theo [11 tr.35] và [7 tr.41-42]

- Học hợp tác được coi là hình thức DH vơ cùng hiệu quả với nhiều mục đích, nội dung DH khác nhau và với nhiều đối tượng, tính cách khác nhau.

- PPDHHT dành thời gian cho HS được hoạt động giải quyết vấn đề học tập, đưa HS vào thế là chủ thể tìm tịi kiến thức.

- Hình thức tổ chức dạy học hợp tác có tác động tích cực đến động cơ, sự nhận thức và cả PP học tập.

- Hợp tác trong một nhóm sẽ phát huy cao độ năng lực học tập cá nhân kết hợp với sự hợp tác trong nhóm để giải quyết vấn đề, tạo khơng khí học tập sơi nổi, bình đẳng và gắn bó.

- HS khi hoạt động nhóm được thảo luận, trình bày ý kiến, phát biểu bình đẳng, thể hiện sự hiểu biết của mình và học được nhiều kiến thức từ bạn học.

- Phát triển kĩ năng hợp tác làm việc và năng lực xã hội cho HS như các kĩ năng giao tiếp ứng xử trong các tình huống có vấn đề.

- Giúp GV có cơ hội tận dụng những ý kiến, kinh nghiệm của HS.

Như vậy DHHT có những đặc trưng cơ bản của DH hiện đại, làm cho HS thích ứng với xã hội phát triển, đó là mỗi người sống và làm việc theo sự phân công, hợp tác với tập thể cộng đồng.

1.5.3.2. Những hạn chế

Tổ chức hoạt động học hợp tác khơng chặt chẽ sẽ có các nhược điểm sau: - Có một số thành viên ỷ lại, không làm việc (hiện tượng ăn theo).

- Có hiện tượng tách nhóm do đó dẫn tới đi lệch khỏi nhiệm vụ cần thực hiện.

- Có một số trường hợp tương tác trong nhóm khơng bình đẳng, các thành viên khơng nêu hết được tầm quan trọng của mình , do sự ảnh hưởng hoặc tự quyết định của các HS khá giỏi.

- Trong việc đánh giá kết quả hoạt động nhóm, nếu khơng khoa học và hợp lí sẽ khơng đánh giá được hết sự nỗ lực của từng thành viên trong nhóm

- Sự áp dụng cứng nhắc và quá thường xuyên của GV sẽ gây sự nhàm chán và giảm hiệu quả của học hợp tác.

1.5.4. Những biện pháp phát huy vai trò của học sinh trong hoạt động nhóm

Để khắc phục nhược điểm của PPDHHT và làm thế nào để phát huy được vai trò cá nhân của HS trong học tập, tránh tư tưởng ỷ lại vào nhóm học tập, nhằm đạt hiệu quả dạy học thiết thực. Chúng tôi đề ra 5 định hướng biện pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò cá nhân của HS trong dạy học hợp tác như sau:

- Thiết kế nhiệm vụ học tập nhóm thật cụ thể và phù hợp với từng đối tượng HS trong nhóm đó.

- Rèn luyện cho HS kỹ năng hợp tác.

- Vận dụng tiêu chí đánh giá phù hợp với từng HS

- Quan tâm đúng mức đến những HS đặc biệt. Cụ thể như sau:

+ Thiết kế nhiệm vụ học tập nhóm sao cho phù hợp với từng đối tƣợng HS

Một hiện tượng hay xảy ra khi hoạt động nhóm là hầu hết các thành viên trong nhóm chỉ ngồi trơng chờ HS khác trả lời phiếu học tập rồi cả nhóm hưởng chung thành quả học tập này. Hiện tượng này sẽ làm giảm vai trò cá nhân HS, chất lượng học tập khơng đảm bảo. Khi đó dạy học hợp tác chỉ cịn là hình thức. Một trong các nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng đó là: phiếu học tập chung của nhóm cịn đơn điệu, nội dung phiếu học tập thiết kế khơng có sự khác biệt với phiếu học tập cá nhân.

Để kích thích được tất cả mọi thành viên trong nhóm học tập cùng hoạt động thì phiếu học tập phải đa dạng về nội dung cũng như cấp độ khó dễ của các câu hỏi. Phiếu học tập cần chứa đựng sự gợi ý và cụ thể từng nhiệm vụ học tập với từng HS.

+ Hƣớng dẫn HS tƣ duy trong thảo luận nhóm

Trong mơi trường đối thoại, HS thực hiện hoạt động tự chất vấn và tự trả lời, đồng thời trao đổi với bạn bè để giải quyết vấn đề. Trong quá trình tư duy hội

thoại, HS cần phải biết chấp nhận hay từ chối một luận điểm nêu ra, đó là phương

diện lập luận của tư duy có phê phán (theo B.O.Smith-1953). Cịn Bloom cho rằng

"Tư duy có phê phán” đồng nghĩa với “ đánh giá” đó là cấp độ cao nhất trong 6 kỹ

năng tư duy. Một người có tư duy phê phán phải hiểu được người khác, tức là ngồi tư duy của bản thân cịn cần hiểu tư duy của người khác. Để phát huy được vai trị cá nhân trong học tập, chúng tơi đề xuất các giải pháp rèn luyện kỹ năng tư duy khi thảo luận nhóm theo 4 bước như sau:

Bước 1: Tìm hiểu vấn đề sẽ thảo luận

Mỗi HS cần tư duy một cách độc lập, nghiên cứu nhiệm vụ và tìm phương án giải quyết vấn đề. Khi đó mỗi HS sẽ phải tiến hành những hoạt động trí tuệ như: phân tích, tổng hợp, phê phán,...

Bước 2: Trình bày và lắng nghe

Mỗi HS phải ln sẵn sàng và luyện tập khả năng diễn đạt về một kiến thức cụ thể. Đồng thời HS cần có ý thức tiếp nhận ý kiến của các thành viên trong nhóm với tinh thần chia sẻ, hợp tác nhằm làm sáng tỏ vấn đề, dẫn đến thống nhất trong suy nghĩ, hành động trên cơ sở giúp đỡ, thúc đẩy nhau cùng tiến bộ. Để đạt được điều đó, phải tạo ra sự tin tưởng và tôn trọng nhau.

Bước 3: Hoạt động tư duy hội thoại có phê phán

Để có cuộc đối thoại tốt, mỗi HS cần phải: học cách hỏi và học cách trả lời. HS phải biết nên hỏi vào lúc nào và hỏi câu gì? HS phải học cách lập luận, biết lập luận như thế nào để ý kiến của mình có sức thuyết phục nhất. GV cần tạo cho HS có thái độ tích cực như: có nguyện vọng và sẵn sàng đối thoại, phải chuẩn bị tư tưởng đón nhận thử thách từ các ý kiến khác và mong muốn đi đến những kết luận chân lí. Vai trị của GV là: khích lệ HS thay đổi cách nghĩ, động viên HS đặt mình ở nhiều góc độ khác nhau và đặt mình vào địa vị người khác, biết lắng nghe và chấp thuận. GV là trọng tài khoa học giúp HS đi đến kết luận cuối cùng.

Bước 4: Tổng hợp, kết luận vấn đề và phát triển vấn đề: Qua thảo luận, HS

rút ra những kinh nghiệm cho bản thân, biết cách trình bày vấn đề đã được thống nhất trong nhóm và thực hành thơng qua ngôn ngữ.

+ Rèn luyện kỹ năng hợp tác

Với con người, kỹ năng hợp tác rất quan trọng, bởi vì hầu hết mối quan hệ lẫn nhau giữa con người là quan hệ hợp tác. Các kĩ năng hợp tác là một trong các mục tiêu dạy học quan trọng có liên quan đến nghề nghiệp tương lai và sự thành đạt trong cuộc sống của HS sau này.

Các bước rèn luyện kỹ năng hợp tác cho HS

Bước 1: Tạo ra bối cảnh hợp tác, tức là làm cho HS nhận thức được sự phụ thuộc lẫn nhau và quan tâm đến sự vui buồn của người khác.

Bước 2: Xây dựng và tổ chức các cuộc tranh luận về kiến thức. Tạo ra những mâu thuẫn về nhận thức để HS có cơ hội rèn luyện tư duy phê phán.

Bước 3: Dạy cho HS cách thoả thuận. Bước 4: Dạy cho HS cách hoà giải.

GV chọn một số kỹ năng quan trọng cần quan sát, cử ra HS làm nhiệm vụ cụ thể trong vai trị của mình như: nhóm trưởng, thư ký, quan sát, thành viên. Sau đó GV quan sát và can thiệp khi cần thiết. Những HS được cử làm quan sát viên đánh giá xem các bạn trong lớp đã thể hiện những kỹ năng hợp tác như thế nào. GV tổ chức cho HS tiến hành nhận xét nhóm, sử dụng các quan sát viên như một nguồn phản hồi. Nhận xét tồn lớp, tóm tắt thơng tin phản hồi từ những dữ liệu quan sát được của GV.

+ Vận dụng tiêu chí đánh giá phù hợp

Mục đích của thi đua trong dạy học hợp tác là để phát huy vai trò mỗi cá nhân đối với nhóm đồng thời thúc đẩy nhóm có trách nhiệm với từng cá nhân. Sự đánh giá của GV không quan trọng bằng sự tự đánh giá của mỗi cá nhân và các bạn trong nhóm. Vì vậy mà việc đánh giá HS cần phải dựa vào các tiêu chí cụ thể. Khác với tranh đua (có kẻ thắng, bại), thi đua trong học tập hợp tác sẽ xác nhận nhóm hoặc cá nhân thành công hoặc chưa thành công ở mặt này hoặc mặt khác. Sự cạnh tranh không gay gắt và không quá khốc liệt. Nhưng khơng vì thế mà người GV coi nhẹ khâu này. Chỉ có tổ chức thi đua cơng bằng mới động viên được HS học tập.

Thi đua là động lực của học tập hợp tác. Đối với lứa tuổi HS THPT, việc tổ

chức thi đua càng hấp dẫn HS bởi vì, ở lứa tuổi này, HS rất muốn được khẳng định mình và có đơi chút tính hiếu thắng, thích sự sơi nổi. Tuỳ theo dạng hoạt động dạy học hợp tác đã thiết kế mà GV có thể đề ra tiêu chí thi đua như sau: điểm của nhóm sẽ tính vào điểm học tập cho từng cá nhân.

Điểm thi đua của nhóm bao gồm điểm trả lời trong phiếu học tập, điểm báo cáo bằng lời của cá nhân đại diện cho nhóm và điểm đánh giá về các hoạt động hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học hợp tác kết hợp với một số kĩ thuật dạy học (vận dụng trong dạy học phần dẫn xuất của hiđrocacbon hóa học 11) (Trang 31)