Một số ví dụ vận dụng phƣơng pháp dạy học hợptác kết hợp với kĩ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học hợp tác kết hợp với một số kĩ thuật dạy học (vận dụng trong dạy học phần dẫn xuất của hiđrocacbon hóa học 11) (Trang 58 - 67)

1.6.4 .Kĩ thuật sử dụng sơ đồ tƣ duy

2.2.3. Một số ví dụ vận dụng phƣơng pháp dạy học hợptác kết hợp với kĩ thuật

dạy học

* Ví dụ 1: Vận dụng PPDHHT kết hợp với kĩ thuật mảnh ghép.

Nội dung vận dụng: Tìm hiểu phản ứng thế H của nhóm –OH bài 40 Ancol (tiết 2)- 20 phút

+ Mục tiêu:

- HS nêu được đặc điểm và viết được phản ứng thế H của nhóm -OH của ancol đơn

chức và ancol đa chức.

- HS phân biệt được ancol đơn chức với ancol đa chức có các nhóm -OH cạnh nhau

+ PPDH và kĩ thuật dạy học: PPDHHT và kĩ thuật mảnh ghép .

+ Tổ chức dạy học:

- Cách chia nhóm:

Nhóm chuyên gia: Chia lớp thành 2 loại nhóm (nhóm màu đỏ và nhóm màu xanh),

mỗi loại 5 nhóm, mỗi nhóm 4 HS gọi là nhóm chuyên gia. (cách chia mỗi dãy lớp là một loại nhóm).

Nhóm mảnh ghép: Sau khi nhóm chun gia hoạt động xong thì cứ hai HS ở hai

bàn cùng số ở hai dãy sẽ di chuyển thành nhóm mảnh ghép.

Nhóm màu xanh Nhóm màu đỏ

Nhóm chuyên sâu Giai đoạn 2 Kĩ thuật dạy học “Các mảnh ghép” X3 X2 X1 D3 D4 Giai đoạn 1 Nhóm mảnh ghép X4 D1 D2 X1 X2 X1 X2 X3 X4 X3 X4 …. Nhiệm vụ của các nhóm “Nhóm chuyên sâu”:

+ Nhóm màu xanh: nghiên cứu về phản ứng thế của etanol (có hướng dẫn bằng

phiếu học tập màu xanh).

+ Nhóm màu đỏ: nghiên cứu về phản ứng thế của glixerol (có hướng dẫn bằng

phiếu học tập màu đỏ).

+ Mỗi nhóm chuyên sâu làm việc trong khoảng thời gian 7 phút.

“Nhóm mảnh ghép”:

+ Các HS chuyên sâu của từng nhóm chun sâu sẽ trình bày về phản ứng thế H của nhóm -OH đã nghiên cứu (nêu tính chất, giải thích bằng phương trình hóa học và nêu hiện tượng TN). Sau đó các nhóm mảnh ghép thảo luận về đặc điểm chung của phản ứng thế H của nhóm -OH và củng cố bằng cách trả lời các câu hỏi GV đã chuẩn bị sẵn (có hướng dẫn bằng phiếu học tập màu xám).

+ Các nhóm mảnh ghép làm việc trong thời gian 5 phút.

- Nội dung các phiếu học tập

Phiếu màu xanh: Nhiệm vụ học tập nhóm màu xanh 1. Thảo luận trả lời câu hỏi:

+ Viết PTHH của etanol với Na

+ Phản ứng của etanol với Na thuộc loại phản ứng gì? Tại sao có phản ứng đó? Các ancol khác có phản ứng đó khơng?

+ Dự đoán hiện tượng khi cho mẩu Na vào ancol etylic và glixerol

(Viết PTHH, loại phản ứng và dự đoán hiện tƣợng vào giấy A0).

- Tiến hành TN:

Lấy hai ống nghiệm khô để trong giá ống nghiệm. Lấy vào ống nghiệm thứ nhất khoảng 3ml etanol và ống nghiệm thứ 2 khoảng 3ml glixerol.

Dùng kẹp sắt gắp mẩu Na (nhỏ bằng hạt đỗ, đã được cạo bỏ lớp oxit bên ngoài và lau dầu) lần lượt vào 2 ống nghiệm.

Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích.

Ghi hiện tƣợng quan sát đƣợc và giải thích ngắn gọn vào giấy A0- Ghi câu trả lời vào giấy A0.

2. Chuẩn bị nội dung chia sẻ ở nhóm mảnh ghép:

Thảo luận trả lời câu hỏi:

+ So sánh với hiện tượng của thí nghiệm trên với hiện tượng xảy ra khi cho Na tác dụng với nước. So sánh độ linh động của H trong nhóm -OH của ancol với nước. Giải thích.

+ PTHH tổng quát khi cho ancol R(OH)n tác dụng với Na. Nhận xét về mối quan hệ giữa số mol H2, số mol ancol với số nhóm chức –OH.

Phiếu màu đỏ: Nhiệm vụ học tập nhóm màu đỏ

1. Nhiệm vụ

+ Tiến hành TN sau : Lấy 2 ống nghiệm, mỗi ống nghiệm lấy 1-2ml dung dịch CuSO4 loãng, thêm tiếp vào giọt dung dịch NaOH, quan sát hiện tương.

Thêm tiếp vào từng ống nghiệm khoảng 2ml etanol và glixerol, lắc ống nghiệm, quan sát hiện tượng.

Ghi hiện tƣợng vào giấy A0.

+ Từ hiện tượng cho biết chất nào phản ứng với Cu(OH)2.

+ Đọc SGK, mục 1.b trang 183 viết PTHH xảy ra. Từ đó giải thích tại sao etanol không phản ứng?

+ Điều kiện để một ancol tham gia phản ứng với Cu(OH)2 là gì? + Ứng dụng của phản ứng này là gì?

2. Chuẩn bị nội dung chia sẻ ở nhóm mảnh ghép - Đặc điểm chung các ancol có khả năng hịa tan Cu(OH)2

Phiếu màu xám: Nhiệm vụ học tập của nhóm mảnh ghép

1. Phân tích sự chuyển hóa của nhóm chức -OH trong phản ứng với Na và

Cu(OH)2. Từ đó rút ra điểm giống nhau giữa hai phản ứng này ? 2. Kết luận: Các phản ứng trên thuộc loại phản ứng ............. 3. Chọn đáp án đúng cho các trường hợp sau

Câu 1. Nhóm gồm các ancol đều hòa tan được Cu(OH)2

A. glixerol, etilenglicol,butan-1,2-điol B. propan-1,2- điol, etanol, glixerol C. propan-1,3-điol, metanol, propan-1-ol D. etilenglicol, butan-1,3-điol, propan-1,2-điol

Câu 2. Các ancol nào dưới đây khi tác dụng với Na dư cho số mol H2 bằng số

mol ancol phản ứng?

A. etanol, propan-2-ol B. glixerol, etilenglicol C. etilenglicol, propan -1,2-điol D. metanol, etilenglicol

Câu 3.Cho hỗn hợp gồm 17 gam etanol và etilenglicol tác dụng hết với Na thu

lượt là

A. 27,06 % và 72,94 % B.54, 12 % và 45,88% C. 48,7 % và 51,3 % D. 29,1% và 70,9 %

Câu 4. Hóa chất dùng để nhận biết glixerol và etanol là

A. Cu(OH)2/OH- B. Na

C. quỳ tím D. Phenolphtalein

* Ví dụ 2: Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác kết hợp kĩ thuật sơ đồ tư duyvà khăn trải bàn

Nội dung vận dụng: Bài 40 Ancol (tiết 1) - Cấu tạo, danh pháp, tính chất vật lí *Mục tiêu:

- HS nêu được khái niệm, phân loại, đồng phân và danh pháp.

- Từ công thức cấu tạo HS biết gọi tên và ngược lại từ gọi tên viết được công thức những ancol đơn giản.

* PPDH: PPDHHT kết hợp với KT khăn trải bàn và sơ đồ tư duy.

* Tổ chức dạy học:

- Chia nhóm:

+ GV chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm được đánh mã số từ 1 4. + Giao nhiệm vụ và hướng dẫn hoạt động nhóm:

+ Mỗi HS sẽ đọc SGK trang 179 và trả lời ngắn gọn các câu hỏi trong phiếu học tập ra phần khăn trải bàn của mình bằng bút dạ xanh. Thời gian làm việc cá nhân khoảng 3 phút.

+ Sau khi các cá nhân làm việc xong sẽ thảo luận chung cả nhóm. Nhóm trưởng nêu từng câu hỏi trong phiếu học tập, các thành viên đưa ra ý kiến, nhóm trưởng thống nhất các ý kiến và cùng nhau vận dụng hình thành bảng ở giữa khăn trải bàn (dùng bút dạ màu đỏ). Giấy A0 để ghi thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn:

HS

7

HS

Cả nhóm cùng thảo luận hồn thành bảng sau: Chất Ancol Loại ancol Tên gọi Thường Thay thế Riêng CH3-CH2-OH CH3-CH(OH)-CH3 CH2= CH-CH2-OH C6H5-OH HO-CH2-CH2-OH CH3-O-CH3 (CH3)3C-OH C6H5-CH2-OH HS5 HS6 Phiếu học tập:

Phiếu học tập hướng dẫn hoạt động nhóm 1. Nhiệm vụ nghiên cứu của các cá nhân:

a. Thế nào là ancol? (nêu được cách nhận ra CTCT của 1 ancol nhóm chức, gốc H, C?)

b. Ancol được phân loại dựa trên những cơ sở nào? Mỗi cách phân loại đó có những loại ancol nào?

c. Cấu trúc tên gọi thông thường (gốc- chức) của ancol? Tên riêng của 1 số ancol?

d. Cấu trúc tên gọi theo danh pháp thay thế của ancol?

2. Nhiệm vụ chung của cả nhóm: Nhóm trưởng đọc từng câu hỏi, các thành viên cho ý kiến sau đó thống nhất trả lời câu hỏi chung hình thành bảng sau:

+ Đánh dấu (+) những chất là ancol

+ Cho biết loại ancol, tên thường, tên thay thế và tên riêng (nếu có). Chất Ancol Loại ancol Tên gọi Thường Thay thế Riêng CH3-CH2-OH

CH3-CH(OH)- CH3 CH2= CH-CH2- OH C6H5-OH HO-CH2-CH2- OH CH3-O-CH3 (CH3)3C-OH C6H5-CH2-OH

Khi thảo luận chung đánh giá, tổng kết, GV cho các nhóm treo sản phẩm lên bảng, gọi đại diện của 1 nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét. GV nhận xét, chấm điểm các nhóm và tổng kết kiến thức bằng sơ đồ tư duy:

- GV sử dụng bài tập hóa học và PP đàm thoại phát hiện để bổ sung loại

đồng phân nhóm chức của ancol.

- GV viết câu hỏi lên bảng, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: ?. Viết đồng phân cấu tạo của ancol có CTPT là C4H8O? ?. Viết đồng phân cấu tạo của các chất có CTPT là C4H10O? ?. Gọi HS trả lời kết quả 2 câu hỏi có giống nhau khơng? Tại sao?

- GV: Vậy ancol cịn có loại đồng phân cấu tạo nào?

- GV: Bổ sung đồng phân nhóm chức vào sơ đồ tư duy. GV chiếu sơ đồ tư duy tổng quát kiến thức phần I cho cả lớp quan sát, ghi lại.

2.3. Một số chú ý khi thiết kế và tổ chức PPDHHT kết hợp các kĩ thuật dạy học tích cực

Từ cơ sở lí thuyết và tiến trình dạy học trên lớp theo PPDHHT và qua kinh nghiệm vận dụng trong thực tiễn dạy học, chúng tôi đưa ra một số lưu ý khi thiết kế và tổ chức PPDHHT kết hợp với các KT dạy học như sau:

 Về thiết kế kế hoạch dạy học

(1) Cần xác định mục tiêu bài họcvề kiến thức, kĩ năng, thái độ mà HS cần đạt

được sau bài học một cách rõ ràng, chi tiết ở các mức độ biết, hiểu, vận dụng. Mô tả rõ bằng động từ các yêu cầu HS cần đạy được như: Nêu được, mô tả được, chỉ ra điểm giống và khác nhau, giải thích được, viết được,…

(2) Cần đánh giá đúng tình trạng về những kiến thức và kĩ năng cần khai thác sử dụng để kiến tạo kiến thức trong bài mới của HS để thiết kế nhiệm vụ, câu hỏi phù hợp và hỗ trợ những khó khăn mà HS có thể gặp.

(3) Xác định nhiệm vụ phù hợp. Tùy theo khối lượng kiến thức mà chọn nhóm đồng việc hay khác việc. Lưu ý với nhóm khác việc cần hướng dẫn HS quan sát, ghi chép, phản hồi khi báo cáo để đảm bảo HS nắm được nội dung của nhóm khác. Trong 1 giờ học nếu xây dựng nhóm khác việc chỉ nên cho 2 nhiệm vụ để HS dễ theo dõi.

(4) Chia số HS trong 1 nhóm khơng nên nhiều q 6 HS vì số HS trong 1 nhóm đơng sẽ khó thảo luận thống nhất, khó để tất cả các HS cùng được trình bày ý kiến.

(5) Các phiếu học tập cần mô tả rõ các nhiệm vụ thảo luận, cách thức thảo luận, yêu cầu với sản phẩm nhóm và thời gian thực hiện.

(6) GV cần nêu rõ, ngắn gọn nội dung, cách chia nhóm, sau khi chắc chắn HS đã hiểu cách thức và nhiệm vụ làm việc mới cho HS di chuyển.

(7) Khi tổ chức cho các nhóm báo cáo cần ra yêu cầu rõ ràng với các nhóm nghe để HS phải chú ý lắng nghe và phản hổi.

(8) Sau mỗi buổi tổ chức dạy học theo nhóm, GV cần nhìn lại các hoạt động của HS trả lời các câu hỏi sau:

- Các HS có hào hứng đón nhận nhiệm vụ khơng? Có hiểu nhiệm vụ được giao khơng?

- Những HS nào tích cực, HS nào chưa tích cực làm việc và thảo luận nhóm? Tại sao? (do nội dung chưa phù hợp hay cách tổ chức chưa buộc được các HS tham gia?).

- Kết quả làm việc của các nhóm có như mong đợi không? tại sao? - Khi báo cáo, các HS khác có chú ý khơng? có phản hồi khơng? - Thời gian phân bố có hợp lí khơng?

- Các phương tiện, dụng cụ sử dụng đã phù hợp chưa? ….

Từ việc trả lời các câu hỏi đó GV sẽ chỉnh sửa nội dung, thay đổi các yêu cầu, cách tổ chức làm việc nhóm, báo cáo cho hiệu quả hơn trong lần sau.

2.4. Một số kế hoạch dạy học có vận dụng phƣơng pháp dạy học hợp tác phần dẫn xuất của hiđrocacbon

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học hợp tác kết hợp với một số kĩ thuật dạy học (vận dụng trong dạy học phần dẫn xuất của hiđrocacbon hóa học 11) (Trang 58 - 67)