KIẾN TRÚC ICON.
2.3.2 Những khó khăn mà cơng ty gặp phải.
Thứ nhất: Như đã trình bày ở phần trước nguồn vốn của công ty bị hạn chế, chủ
yếu chờ vào các khoản cấp phát từ ngân sách và vốn vay. Trong khi đó cơng ty lại có nhu cầu đầu tư vào TSCĐ để mở rộng sản xuất cho nên việc mua sắm TSCĐ diễn ra chậm chạp khơng linh hoạt. Q trình đầu tư cịn chắp vá khơng đồng bộ. Điều này có ảnh hưởng rất lớn tới năng suất của máy móc thiết bị và hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty.
Thứ hai: Công tác khấu hao của cơng ty cịn bộc lé một số những hạn chế nhất
định. Việc áp dụng tương đối cứng nhắc tỉ lệ khấu hao bình quân theo quyết định 166 của Bộ Tài Chính nên dẫn đến tình hình trích lập và sử dụng quỹ khấu hao chưa thực sự linh hoạt và sát với thực tế. Mặt khác có nhiều phụ kiện có giá trị lớn nhưng khơng
được tính vào ngun giá hoặc một số chi phí sửa chữa của TSCĐ chưa được hạch tốn vào nguyên giá TSCĐ. Từ đó làm cơng ty thất thốt một lượng VCĐ khá lớn do các khoản chi phí này khơng được thu qua các kỳ sản xuất kinh doanh.
Thứ ba: Tuy công ty đã phân cấp quản lý TSCĐ cho từng đối tượng sử dụng
nhưng vẫn còn bộc lé một số hạn chế.
− Việc quản lý TSCĐ của cơng ty chỉ mang tính hình thức trên sổ sách cịn thực trạng ra sao thì cơng ty khơng nắm bắt được bởi bộ phận kế tốn TSCĐ chỉ theo dõi về mặt ngun giá, trích khấu hao và giá trị cịn lại của TSCĐ.
− Việc phân cấp quản lý chưa triệt để, chưa co biện pháp để gắn trách nhiệm của người lao động với máy móc thiết bị mà họ đang sử dụng. Việc phân cấp quản lý chỉ dừng lại ở phạm vi phân xưởng, xí nghiệp.
Thứ tư: Do mơ hình sản xuất kinh doanh của cơng ty cịn nhiều bất cập, xuất phát
từ mối quan hệ giữa công ty và tổng công ty. Mặc dù cơng ty là đơn vị độc quyền, có vốn đầu tư lớn, địa bàn hoạt động là rất rộng nhưng với chức năng của đơn vị phụ thuộc nên cơng ty rất khó chủ động cải tạo và nâng cấp TSCĐ còn những hoạt động khác. Cụ thể:
− TSCĐ của công ty lại không do công ty trực tiếp mua sắm mà chỉ tiếp nhận từ các đơn vị khác theo kế hoạch nhập khẩu của tổng cơng ty giao. Chính vì vậy làm cho tiến độ thi công các dự án, lắp đặt thiết bị máy móc gián đoạn do thủ tục phức tạp về nhập khẩu, chuyển giao, kiểm kê.
− Quá trình mua sắm và xây lắp các TSCĐ được tiến hành bởi đơn vị khác nên khi công ty tiếp nhận thường mất nhiều thời gian kiểm kê bàn giao và khó khăn trong việc nắm bắt được kĩ thuật, hiện trạng TSCĐ dễ gây sai phạm trong công tác quản lý và sử dụng TSCĐ.
Thứ năm: Quy mô hoạt động của công ty rất lớn không tập trung tại 1 địa điểm
nhất định nên việc quản lý TSCĐ không được tốt và không phát huy được hết năng suất của TSCĐ.