Phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của giáo viên với kết quả lĩnh vực toán học của học sinh việt nam trong PISA 2012 (Trang 54)

CHƢƠNG 2 .THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.3. Phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa vai trị của giáo viên và thành tích tốn học của HS Việt Nam trong PISA 2012 là một nghiên cứu thực nghiệm dựa trên cơ sở dữ liệu đã có, kết hợp giữa định tính và định lượng.

Biến độc lập của nghiên cứu là các yếu tố thuộc về giáo viên có ảnh hưởng đến thành tích tốn học bao gồm: Cách thức quản lý, tổ chức lớp học; hoạt động đánh giá quá trình; hoạt động phát triển nhận thức cho HS; hoạt động hỗ trợ của giáo viên trong quá trình học tập của HS; mối quan hệ giữa giáo viên với HS và hoạt động định hướng cho HS.

Biến phụ thuộc của nghiên cứu là thành tích tốn học của HS Việt Nam trong PISA 2012.

2.3.1. Nghiên cứu định tính

Ban đầu, nghiên cứu định tính thơng qua việc tìm hiểu kỹ cả ba bảng hỏi HS (biểu A, B và C) để tìm hiểu các câu hỏi liên quan đến vai trị của giáo viên. Đồng thời, tác giả sử dụng cơ sở dữ liệu PISA 2012 do OCED công bố. Từ cơ sở dữ liệu này, tác giả đã trích xuất phần dữ liệu của Việt Nam để tiến hành phân tích dữ liệu. Mục đích của nghiên cứu định lượng, thơng qua việc phân tích bộ dữ liệu PISA 2012 của Việt Nam, là khám phá mối quan hệ giữa vai trị của giáo viên và thành tích tốn học của HS.

2.3.2. Nghiên cứu định lượng 2.3.2.1. Kích thước mẫu

PISA là một chương trình đánh giá kết quả giáo dục của học sinh ở độ tuổi 15 dựa trên điều tra chọn mẫu. Như vậy, mặc dù những kết quả đánh giá PISA được kết luận, kiến nghị trên tồn quốc nhưng khơng phải toàn bộ học sinh trên cả nước sẽ phải thực hiện các bài kiểm tra và các bộ công cụ khác. Những học sinh tham gia vào đánh giá PISA sẽ được chọn mẫu với quy mô nhất định đảm bảo sai số chấp nhận được (≈ 0,005 hay độ chính xác đạt khoảng 95%).

Quy mô của mẫu là một hàm số phụ thuộc vào mức độ biến thiên giữa các trường, và mức độ độ chính xác của dự báo. Nếu sự chênh lệch giữa các trường càng lớn thì quy mơ của mẫu càng lớn để đảm bảo chứa đựng tất cả các biến thiên. Để độ chính xác càng cao, thì số lượng trường học, số lượng học sinh trong mẫu càng cần phải lớn. Đối với quy mô khảo sát trên toàn quốc, cần đạt độ chính xác cao, không lớn hơn 2,5% đối với một sai số tiêu chuẩn của mẫu (hoặc độ lệch tiêu chuẩn 0,1). Với PISA quy mô mẫu yêu cầu mỗi nước khoảng 4.500 đến 10.000 học sinh tham gia vào đợt khảo sát tùy thuộc vào những yêu cầu trong phân tích dữ liệu.

Việc chọn mẫu ở Việt Nam như sau:

Trong mỗi trường kể trên chọn ra 35 học sinh. Tuy nhiên thực tế cho thấy có nhiều trường được chọn có số học sinh PISA < 35, những trường này tất cả học sinh PISA ở trường sẽ được tham gia khảo sát

- Như vậy Cỡ mẫu đánh giá: 5096 học sinh.

Đây là cỡ mẫu tối thiểu và đánh giá chung cho quốc gia. Nếu muốn đánh giá ở mức độ thấp hơn (các tầng: thí dụ là tỉnh) thì cần ít nhất 50 trường ở mỗi tầng.

Và thời điểm điều tra là Tháng 4/ 2012 và chọn dải ngày sinh của học sinh tham dự của kỳ PISA 2012 ở nước ta từ Ngày 01/01/ 1996 đến Ngày 31/ 12/ 1996.

Kết quả chọn mẫu: Năm 2012, Việt Nam có 162 trường tham gia khảo sát chương trình PISA 2012 với số lượng học sinh là 6949 học sinh.

2.3.2.2. Cách thức chọn mẫu

Phương pháp chọn mẫu PISA được kết hợp của 2 phương pháp là chọn mẫu phân tầng và phương pháp chọn mẫu 2 giai đoạn và được gọi là phương pháp chọn

mẫu phân tầng hai giai đoạn. Như vậy, có 2 bước chính phải thực hiện đó là xác định biến phân tầng và chọn học sinh theo phương pháp 2 giai đoạn.

+ Xác định biến phân tầng: Tại kỳ khảo sát 2012 Việt nam đã thống nhất với PISA OECD sẽ có 3 biến phân tầng chính đó là Miền (Miền Bắc, Miền Trung, Miền

Nam); Loại hình trường (Cơng lập, ngồi cơng lập); Vị trí (Thành thị, Nơng thơn, Miền núi và vùng xa)

+ Sử dụng phương pháp 2 giai đoạn để tiến hành chọn trường và chọn học sinh. Trong mỗi giai đoạn các mẫu được chọn lại được sử dụng các phương pháp khác nhau sao cho phù hợp với mỗi giai đoạn chọn mẫu.

Hình 2.4. Cách thức chọn mẫu HS Việt Nam trong PISA 2012

Từ đó ta có các nhóm trường khơng giao nhau như sau

Các nhóm trƣờng sau khi phân tầng Mã tầng Tỷ trọng

Miền Bắc / Công Lập / Thành thị 01 13.43%

Miền Bắc / Công Lập / Nông thôn 02 13.76%

Miền Bắc / Công Lập / Miền núi, vùng xa 03 3.52%

Miền Bắc / Ngồi cơng Lập / Thành thị 04 2.36%

Miền Bắc / Ngồi cơng Lập / Nơng thơn 05 1.46%

Miền Bắc / Ngồi cơng Lập / Miền núi, vùng xa 06 0.00%

Miền Trung / Công Lập / Thành thị 07 12.67%

Miền Trung / Công Lập / Nông thôn 08 16.46%

Miền Trung / Công Lập / Miền núi, vùng xa 09 3.37%

Miền Trung / Ngồi cơng Lập / Thành thị 10 1.28%

Miền Trung / Ngồi cơng Lập / Nơng thơn 11 0.52%

Miền Nam / Công Lập / Thành thị 13 16.37%

Miền Nam / Công Lập / Nông thôn 14 12.13%

Miền Nam / Công Lập / Miền núi, vùng xa 15 0.73%

Miền Nam / Ngồi cơng Lập / Thành thị 16 1.59%

Miền Nam / Ngồi cơng Lập / Nông thôn 17 0.37%

Giai đoạn 1: Chọn trƣờng theo phương pháp xác suất tỷ lệ. Xác suất chọn

trường tỷ lệ với số học sinh PISA của trường. Mẫu trường do Westat (một liên danh của PISA) sẽ chọn trường tham gia khảo sát dựa trên Khung chọn mẫu do Trung tâm PISA quốc gia các nước đệ trình. Đề phịng trường hợp có một số trường được chọn tham gia nhưng vì lý do nào đó khơng tiếp tục tham gia được, Westat chọn trước một số trường thay thế. Trường thay thế có đặc điểm gần giống với trường ban đầu và mỗi 1 trường chính thức được chọn sẽ có 2 trường thay thế.

Giai đoạn 2: Chọn học sinh trong những trường ở giai đoạn 1 chọn bằng

phương pháp chọn ngẫu nhiên có hệ thống. Việc chọn mẫu học sinh trong trường sẽ do Trung tâm PISA quốc gia các nước thực hiện, Trung tâm liên hệ với các trường được chọn đề nghị cung cấp danh sách học sinh PISA và chọn học sinh bằng một phần mềm có tên KeyQuest. Nếu có trường vì lý do gì đó khơng tiếp tục tham gia được thì liên hệ với trường thay thế .

Hình 2.5. Phƣơng pháp chọn mẫu 2 giai đoạn 2.4. Phƣơng pháp phân tích, xử lý dữ liệu

Trong đề tài nghiên cứu này, phương pháp thống kê toán học được sử dụng để xử lý cơ sở dữ liệu đã có.

Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 22.0, SPSS Module for PISA Analysis để phân tích các biến:

- Phân tích ma trận tương quan giữa các biến; - Kiểm định Bartlett;

- Phân tích tương quan, hồi quy.

Tiểu kết chƣơng 2:

Chương 2 tập trung giới thiệu về PISA 2012, quy trình nghiên cứu của đề tài, phương pháp tiếp cận nghiên cứu và phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu. Phần giới thiệu về PISA 2012 tác giả đi sâu giới thiệu về đối tượng nghiên cứu của PISA, bảng hỏi học sinh, lĩnh vực toán học và khái quát về kết quả lĩnh vực của học sinh Việt Nam trong PISA 2012. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu giới thiệu về mẫu và cách thức chọn mẫu học sinh Việt Nam trong kỳ PISA 2012. Trong phân tích dữ liệu, tác giả sử dụng phần mềm SPSS Module for PISA Analysis để phân tích các

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Để xem xét những biến nào dự đốn được thành tích học tập của HS, tác giả tiến hành phân tích hồi quy đa biến, trong đó, thành tích tốn học là biến phụ thuộc và các biến độc lập gồm có:

(1) Hoạt động hướng dẫn, chỉ đạo HS học tập bao gồm các biến số: mục tiêu dạy học rõ ràng, khuyến khích tư duy và suy luận cho HS, kiểm tra sự hiểu biết của HS, giáo viên tóm tắt bài học trước đó, thơng báo cho HS về mục tiêu học tập;

(2) Hoạt động định hướng cho HS bao gồm các biến số: giáo viên giao việc

khác nhau cho các đối tượng HS khác nhau, giao cho HS các dự án, giáo viên giúp HS học theo nhóm và giúp HS lập kế hoạch hoạt động trong lớp hoặc các chủ đề;

(3) Hoạt động đánh giá quá trình bao gồm các biến số: cho HS biết việc các

em làm tốt trong giờ học tốn, góp ý điểm mạnh điểm yếu cho HS, cho HS biết những mong đợi khi làm bài thi, thi vấn đáp hoặc ra bài tập, cho HS biết những gì cần làm để học giỏi toán hơn;

(4) Hoạt động phát triển nhận thức cho HS bao gồm các biến số: đặt câu hỏi

để HS suy nghĩ về vấn đề, nêu ra vấn đề trong các bối cảnh khác nhau để HS hiểu các khái niệm, giúp đỡ HS từ những lỗi mắc phải, yêu cầu HS giải thích cách giải quyết vấn đề, yêu cầu HS ứng dụng những gì được học vào bối cảnh mới, yêu cầu giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau;

(5) Hoạt động hỗ trợ của giáo viên toán bao gồm các biến số: giáo viên

quan tâm tới việc học của mỗi HS, giúp đỡ khi HS cần, giúp HS học tập, cho HS cơ hội phát biểu ý kiến của mình;

(6) Tinh thần, thái độ của giáo viên bao gồm các biến số: Tinh thần của giáo

viên, sự nhiệt tình trong làm việc, sự tự hào về nhà trường và mức độ coi trọng kết quả học tập của HS;

(7) Khả năng tổ chức, quản lý lớp học bao gồm các biến số: giữ trật tự cho

(8) Mối quan hệ giữa giáo viên và HS bao gồm các biến số: HS tốt với các

giáo viên, giáo viên quan tâm tới tình trạng sức khỏe của HS, giáo viên biết lắng nghe HS nói, giáo viên đối xử cơng bằng với HS, giáo viên giúp đỡ khi HS cần.

KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1. Kiểm định mơ hình tổng

Đo lường đa cộng tuyến

Hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor - VIF) được dùng để phát hiện đa cộng tuyến. Quy tắc là khi VIF vượt quá 10 là dấu hiệu của đa cộng tuyến. Các hệ số VIF trong bảng 3.2 khá nhỏ, cho thấy khơng có hiện tượng đa cộng tuyến.

Kiểm định mơ hình tổng

Phương pháp hồi quy được sử dụng để mơ hình hố mối quan hệ nhân quả giữa các biến, trong đó một biến gọi là biến phụ thuộc (hay biến được giải thích) và các biến cịn lại là các biến độc lập (hay biến giải thích).

Biến độc lập: tất cả các yếu tố thuộc về giáo viên

Biến phụ thuộc: thành tích tốn học của học sinh trong PISA 2012

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp Enter (đưa cùng lúc tất cả các biến vào phân tích) trên phần mềm SPSS và thu được các bảng kết quả hồi quy sau đây.

Bảng 3.1. Tóm tắt mơ hình tổng

Model R R Square

Adjusted R Square

1 .449a .202 .192

Mức độ phù hợp của mơ hình được đánh giá bằng hệ số R2 điều chỉnh. Kết quả bảng 3.1 cho giá trị R2 hiệu chỉnh = 0.192 (giá trị này cho biết các yếu tố thuộc về giáo viên giải thích được 19.2% sự biến thiên của điểm thành tích tốn học).

Có 17 biến với hệ số Sig > 0.05 sẽ bị loại khỏi mơ hình, bao gồm: GV khuyến khích HS tư duy và suy luận, GV cho HS biết về những gì phải học, GV giao nhiệm vụ cho theo năng lực của từng HS, GV tóm tắt bài học trước đó,Tạo điều kiện cho HS phản hồi ý kiến, Yêu cầu HS nêu vấn đề trong các bối cảnh khác nhau,

Giúp HS từ những lỗi HS mắc phải, Giúp đỡ HS khi cần thiết, Giúp đỡ HS học tập, Cho HS cơ hội phát biểu ý kiến, Quản lý lớp học: Giữ lớp trật tự, Quan hệ giữa GV-HS: GV lắng nghe ý kiến của HS, Quan hệ giữa GV-HS G giúp đỡ HS khi HS cần, Quan hệ giữa GV-HS:GV không thiên vị HS trong lớp, GV có tinh thần cao, GV làm việc nhiệt tình, GV coi trọng kết quả học tập của HS. Như vậy, tổng cộng

có 19 biến số được giữ lại trong mơ hình hồi quy tổng (xem bảng 3.2).

Bảng 3.2. Kết quả phân tích hồi quy mơ hình tổng

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số đã chuẩn

hóa t Sig. VIF B

Std.

Error Beta

TT (Constant) 477.119 12.413 38.43 .000

1 GV thiết lập mục đích rõ ràng -6.368 2.097 -.055 -3.036 .002 1.228 2 GV khuyến khích HS tư duy và suy luận -1.900 1.715 -.021 -1.108 .268 1.355 3 GV kiểm tra sự hiểu biết của HS -4.789 1.883 -.047 -2.544 .011 1.324 4 GV tóm tắt bài học trước đó 3.306 1.554 .059 2.127 .053 1.274 5 GV cho HS biết về những gì phải học -1.232 1.873 -.012 -.658 .511 1.274 6 GV giao nhiệm vụ cho theo năng lực của

từng HS 1.726 1.567 .021 1.102 .271 1.326

7 GV giao những nhiệm vụ phức tạp -4.954 1.914 -.048 -2.589 .010 1.291 8 GV chia HS theo từng nhóm nhỏ 12.667 1.672 .143 7.574 .000 1.365 9 Yêu cầu HS giúp lập kết hoạch hoạt động

lớp học 8.315 1.921 .084 4.329 .000 1.451

10 Tạo điều kiện cho HS phản hồi ý kiến 1.509 1.880 .015 .803 .422 1.359 11 Cho HS biết về điểm mạnh và điểm yếu 10.378 1.755 .118 5.915 .000 1.519 12 Cho HS biết về kỳ vọng cần đạt được -4.888 1.630 -.055 -3.000 .003 1.292 13 Cho HS biết làm thế nào để học tốt hơn 3.976 1.721 .045 2.311 .021 1.437 14 Khuyến khích HS suy nghĩ về vấn đề -12.212 2.063 -.111 -5.920 .000 1.338 15 Yêu cầu HS nêu vấn đề trong các bối cảnh

khác nhau -2.870 1.837 -.029 -1.562 .118 1.339

16 Giúp HS từ những lỗi HS mắc phải -2.180 1.826 -.023 -1.194 .233 1.378 17 Yều cầu HS giải thích cách giải quyết vấn đề -14.986 1.881 -.150 -7.966 .000 1.355 18 Khuyến khích HS áp dụng những gì được học 4.321 1.723 .047 2.507 .012 1.343 19 GV đưa ra vấn đề có nhiều cách giải quyết -12.080 1.952 -.115 -6.189 .000 1.326 20 Cho biết HS cần học chăm chỉ -6.588 2.650 -.046 -2.486 .013 1.286 21 Giúp đỡ HS khi cần thiết 4.414 2.765 .032 1.596 .111 1.526 22 Giúp đỡ HS học tập -3.996 2.204 -.033 -1.813 .070 1.300

23 Cho HS cơ hội phát biểu ý kiến -4.673 2.610 -.034 -1.791 .073 1.357 24 Quản lý lớp học – HS lắng nghe GV 10.349 2.784 .075 3.717 .000 1.557 25 Quản lý lớp học: Giữ lớp trật tự 4.034 2.514 .030 1.605 .109 1.361 26 Quản lý lớp học: bắt đầu bài học đúng giờ 6.922 2.510 .055 2.757 .006 1.529 27 Quản lý lớp học: mất ít thời gian để ổn định

lớp học 13.934 1.834 .129 7.599 .000 1.095

28 Quan hệ giữa GV-HS: HS tốt với hầu hết GV 6.983 2.238 .060 3.120 .002 1.424 29 Quan hệ giữa GV-HS: GV quan tâm tới sức

khỏe HS 6.851 2.345 .058 2.922 .004 1.500

30 Quan hệ giữa GV-HS: GV lắng nghe ý kiến

của HS 2.049 2.350 .018 .872 .383 1.596

31 Quan hệ giữa GV-HS: GV giúp đỡ HS khi

HS cần -.640 2.916 -.004 -.220 .826 1.570

32 Quan hệ giữa GV-HS:GV không thiên vị HS

trong lớp -1.861 2.292 -.016 -.812 .417 1.463

33 GV có tinh thần cao 5.937 4.003 .033 1.483 .138 1.881 34 GV làm việc nhiệt tình 1.270 4.433 .006 .286 .775 1.913 35 GV tự hào về trường -18.646 3.529 -.118 -5.284 .000 1.912

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của giáo viên với kết quả lĩnh vực toán học của học sinh việt nam trong PISA 2012 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)