Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng sơ đồ kiến thức trong dạy học lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sơ đồ hóa kiến thức với sự hỗ trợ của một số phần mềm trong dạy học lịch sử thế giới cận đại lớp 10 trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 30 - 41)

sử ở trường THPT với sự hỗ trợ của một số phần mềm trong dạy học

1.2.3.1. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng sơ đồ kiến thức trong dạy học Lịch sử ở trường THPT với sự hỗ trợ của một số phần mềm trong dạy học đối với giáo viên

Đặc trưng của tri thức lịch sử là khơng thể tri giác trực tiếp tất cả những gì thuộc về quá khứ. Đối tượng học tập của bộ môn Lịch sử thuộc về quá khứ, cho nên thời gian càng lùi xa thì việc nhận thức bản chất của sự kiện và hiểu sâu về sự kiện lịch sử càng khó. Thêm vào đó, học sinh khơng thể trực tiếp quan sát (trực quan sinh động) đối tượng nghiên cứu như các môn khoa học tự nhiên. Giáo viên cũng khơng thể tiến hành các thí nghiệm làm sống lại, xây dựng lại các nhân vật lịch sử như đã từng tồn tại trong qúa khứ. Mặt khác, lịch sử là những sự việc đã diễn ra, là hiện thực trong quá khứ, là tồn taị khách quan nên không thể phán đốn, suy luận…để biết tồn bộ lịch sử nên việc giáo viên sử dụng phương pháp dùng lời dù có sinh động đến đâu cũng khơng thể giúp học sinh có được bức tranh sinh động, đầy đủ về quá khứ. Vì vậy, người giáo viên đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc giúp học sinh khôi phục lại “bức tranh quá khứ”, lĩnh hội tri thức lịch sử và hiểu chúng, vận dụng những kiến thức đã học được vào thực tiễn. Sơ đồ góp một phần quan trọng trong việc giáo viên giúp học sinh hình dung được đầy đủ bức tranh quá khứ một cách sinh động, chính xác. Đồng thời, đưa nhận thức của các em từ “biết” đến “hiểu” sâu sắc lịch sử trên cơ sở nắm vững các sự kiện, hiện tượng, quá trình lịch sử một cách cụ thể, đầy đủ, sinh động. Qua đó, các em hiểu được bản chất của lịch sử, rút ra được qui luật và bài học lịch sử. Như vậy, sử dụng sơ đồ là một trong những phương pháp trong hệ thống các phương pháp

dạy học lịch sử ở trường phổ thơng, nó góp phần thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mơn Lịch sử.

Sử dụng sơ đồ trong quá trình dạy học giáo viên thường xuyên nhận được những thơng tin liên hệ ngược chiều qua đó điều chỉnh hoạt động dạy cho phù hợp.

Cung cấp cho học sinh những nội dung kiến thức lịch sử một cách toàn diện đầy đủ, logic, ngắn gọn, cô đọng nhưng dễ hiểu, dễ nhớ. Từ đó, phát huy đến mức cao nhất khả năng tư duy của học sinh. Thơng qua sơ đồ giáo viên có thể nhanh chóng nắm bắt được trình độ và khả năng nhận thức của học sinh trong quá trình học tập để từ đó có những biện pháp phù hợp đối với từng đối tượng học sinh nâng cao chất lượng mơn học.

So với các hình thức ngơn ngữ khác thì ngơn ngữ bằng sơ đồ có ưu điểm rất lớn cho giáo viên trong việc diễn đạt nội dung một sự kiện, hiện tượng hay một q trình lịch sử nào đó. Bằng sơ đồ giáo viên dễ phát huy tính tích cực của học sinh. Huy động tối đa các giác quan của người học tham gia vào quá trình nhận thức, lĩnh hội kiến thức.Thêm vào đó, việc sử dụng sơ đồ tiết kiệm thời gian cung cấp thông tin trên lớp tạo điều kiện tối đa cho giáo viên phát huy khả năng diễn đạt, chuyển hóa những nội dung trong sách giáo khoa thành nội dung kiến thức của mình khắc phục được hạn chế trong lối dạy truyền thống cũng như học vẹt không hiểu của học sinh.

Trước đây, khi CNTT chưa phát triển chưa thâm nhập được vào trong giáo dục thì việc trong việc xây dựng và sử dụng sơ đồ giáo viên chủ yếu thực hiện bằng biện pháp thủ cơng vẽ tay. Mặc dù có mang lại hiệu quả xong tính thẩm mỹ chưa cao nên phần nào đó chưa phát huy được hết hứng thú của học sinh trong quá trình học tập. Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của CNTT đặc biệt là sự tích hợp của CNTT vào giáo dục đã tạo nên những bước chuyển đáng kể trong chất lượng giáo dục. Khi CNTT càng phát triển thì việc phải ứng dụng nó vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. Trong lĩnh vực giáo

dục đào tạo, CNTT bước đầu đã được ứng dụng trong công tác quản lý, một số nơi đã đưa tin học vào giảng dạy, học tập. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục ở các trường nước ta còn rất hạn chế. Chúng ta cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng, nghiệp vụ giảng dạy, nghiệp vụ quản lý, chúng ta khơng nên từ chối những gì có sẵn mà lĩnh vực CNTT mang lại, chúng ta nên biết cách tận dụng nó, biến nó thành cơng cụ hiệu quả cho cơng việc của mình mục đích của mình.

Hơn nữa, đối với giáo dục và đào tạo, CNTT có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trị quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Bộ giáo dục và đào tạo cũng yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn. Nhưng làm thế nào để ứng dụng CNTT hiệu quả trong các tiết dạy, đặc biệt là đối với bộ mơn Lịch sử đó là vấn đề mà bất cứ một giáo viên nào cũng gặp phải khi có ý định đưa CNTT vào giảng dạy.

Tồn tại ở trường phổ thông với tư cách là một khoa học, bộ môn Lịch sử khơng phải là tồn bộ khoa học lịch sử mà chỉ bao gồm những kiến thức cơ sở của khoa học lịch sử

Bằng những nội dung được chọn lọc và cấu tạo theo yêu cầu của từng cấp học, bộ môn Lịch sử khôi phục lại cho học sinh những kiến thức lịch sử, bức tranh lịch sử gần đúng như nó đã từng tồn tại trong qúa khứ. Tính khoa học của bộ mơn địi hỏi kiến thức lịch sử không chỉ cung cấp cho việc miêu tả vẻ bề ngoài của sự kiện, mà cịn phải giải thích chúng, chỉ ra bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Trên cơ sở những sự kiện lịch sử cụ thể, bộ môn Lịch sử khái quát sự thật lịch sử để hình thành cho học sinh các khái niệm lịch sử, từ đó giúp các em ngày càng đi sâu hơn vào bản chất của sự kiện lịch sử, theo đúng con đường nhận thức lịch sử.

Với đặc trưng trên của bộ môn, việc dạy học lịch sử với sự hỗ trợ của CNTT tỏ ra khá hiệu quả và khả thi nó khơng chỉ có tác dụng nâng cao hiệu quả bài học mà cịn có ý nghĩ lớn đối với giáo viên trong quá trình giảng dạy cũng như trau dồi nâng cao trình độ chun mơn và nghiệp vụ sư phạm về sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Bởi, khi xây dựng sơ đồ giáo viên phải biết sử dụng phần mềm Word, PowerPoint, Mindmap...càng sử dụng nhiều thì trình độ về tin học của giáo viên càng nâng cao.

Thêm vào đó việc sử dụng các phần mềm trong việc xây dựng các sơ đồ sẽ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học như cung cấp kiến thức, tạo biểu tượng, hình thành khái niệm…hình thành cho học sinh một bức tranh quá khứ đầy đủ, khách quan, sinh động và thẩm mỹ. Hơn nữa, nhờ tích lũy trong q trình dạy học giáo viên sẽ có một bộ hồ sơ tư liệu hữu ích phong phú khơng chỉ là hệ thống các sơ đồ mà cịn có giáo án, kênh hình…phục vụ lâu dài trong q trình dạy học của mình từ đó nâng cao trình độ chun mơn của mình góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông.

1.2.3.2. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng sơ đồ kiến thức trong dạy học Lịch sử ở trường THPT với sự hỗ trợ của một số phần mềm trong dạy học đối với học sinh

Vấn đề tiến hành đổi mới phương pháp dạy học với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học nó khơng cịn là vấn đề của riêng một quốc gia nào mà nó là xu thế tất yếu của nền giáo dục hiện đại. UNESCO coi vấn đề dạy học với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học là một chủ đề lớn và chính thức đưa ra thành chương trình hành động trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI, và nó sẽ tạo ra những bước đột phá mới trong quá trình phát triển của nền giáo dục. Các PMDH đó khơng chỉ giúp giáo viên thực hiện bài giảng trên lớp một cách đơn giản dễ hiểu, thu hút học trị mà nó cịn cho phép giáo viên có thể sửa chữa bản thiết kế theo ý tùy thích trong những thời điểm khác nhau, đặc biệt có thể dạy phân

loại đối tượng học sinh một cách dễ dàng. Đối với bộ môn Lịch sử việc sử dụng sơ đồ có sự hỗ trợ của một số PMDH là một điều hồn tồn nên làm khơng chỉ hữu ích với giáo viên mà ngay cả với học sinh. Với tính trực quan, khoa học, chính xác sơ đồ có sự hỗ trợ của một số PMDH vừa có thể cụ thể hóa nội dung bài học bằng sơ đồ vừa làm cho bài giảng trở nên sinh động phong phú, góp phần phát triển tư duy của học sinh. Bởi vậy, có thể nói việc ứng dụng CNTT nói chung, sử dụng sơ đồ có sự hỗ trợ của một số các PMDH nói riêng đã góp phần to lớn vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học không chỉ đối với riêng bộ môn Lịch sử mà nó hiệu quả với tất cả các bộ mơn khác.

Trong qúa trình dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng việc ứng dụng các PMDH đã phần nào có tác động đến hệ thống bộ máy quản lý, giáo viên và phương pháp học tập, nghiên cứu của học sinh. Trong những năm gần đây thực tế đã phần nào chứng minh được vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng các PMDH vào q trình dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng trên các mặt giáo dục - giáo dưỡng - phát triển kỹ năng cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

Ở trường THPT trình độ nhận thức của các em đã phát triển ở một mức độ nhất định, có ý thức cao đối với các mơn học. Q trình quan sát của các em có mục đích rõ ràng có hệ thống và tồn diện hơn. Với thái độ học tập có ý thức đã thúc đẩy tính chủ động học tập, quá trình nhận thức và năng lực điều khiển bản thân trong hoạt động học tập của các em. Đặc biệt, khi trình độ tư duy logic đã phát triển và các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo từ đó các thao tác tư duy ngày càng hồn thiện để từ đó phân tích nội dung cơ bản của khái niệm trừu tượng, nắm được mối quan hệ nhân quả trong mỗi sự kiện - hiện tượng và rút ra quy luật lịch sử. Vì vậy, sử dụng sử đồ là rất phù hợp với việc học của lứa tuổi của học sinh THPT và sẽ mang lại những hiệu quả cơ bản sau:

Xây dựng nhu cầu nhận thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm của học sinh trong học tập. Đòi hỏi học sinh phải đào sâu suy nghĩ, tìm tịi, phát huy đến mức cao nhất khả năng tư duy của bản thân. Giúp học sinh thấy rõ mình đã tiếp thu những điều mình vừa học đến mức độ nào, cịn những chỗ nào cần bổ khuyết trước khi bước vào phần mới của chương trình học tập, có cơ hội để nắm chắc những yêu cầu cụ thể đối với từng phần, từng chương.

Giúp học sinh nắm được cái chung, tổng quan, trừu tượng trước khi nắm những cái cụ thể, cái riêng, phức tạp - đây là hình thức dạy học đi từ trừu tượng đến cụ thể.

Rèn kỹ năng đọc sách, tài liệu giáo khoa, phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động cho học sinh. Muốn xây dựng sơ đồ, học sinh phải đọc kỹ nội dung sách giáo khoa để chắt lọc, lựa chọn kiến thức cơ bản, cốt lõi nhất, đồng thời phải sử dụng các thao tác tư duy logic như phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng, hóa khái qt hóa… để vừa phân tích đối tượng thành các sự kiện. Yếu tố cấu thành, vừa tổng hợp chúng lại, thiết lập các mối quan hệ qua lại giữa chúng (bao gồm các mối quan hệ: cái chung, cái riêng, toàn thể - bộ phận, cấu trúc - chức năng…). Đây là q trình gia cơng chuyển hóa tri thức sách vở thành tri thức bản thân. Như vậy, sơ đồ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh rèn luyện kỹ năng đọc sách và tư liệu giáo khoa, phát triển tư duy logic, tư duy thuật tốn, tư duy hình tượng , tư duy biện chứng. Trên cơ sở đó phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động, năng động và sáng tạo.

Bằng phương pháp sử dụng sơ đồ, tri thức mà học sinh lĩnh hội được không phải ở dạng cung cấp sẵn mà trên cơ sở hoạt động với đối tượng trên các mối liên hệ bản chất giữa các sự vật, hiện tượng vì thế tri thức sâu, chính xác, phản ánh đúng bản chất, kỹ năng, kỹ xảo.

Sử dụng sơ đồ kiến thức trong dạy học lịch sử ở trường THPT với sự hỗ trợ

Về kiến thức: đối với bất kỳ một mơn học nào mục đích chính cũng là cung

cấp kiến thức khoa học, hình thành thế giới quan, phẩm chất đạo đức cho học sinh. Đối với mơn Lịch sử q trình nhận thức lịch sử là quá trình tuân theo qui luật chung của nhận thức, đó là q trình tạo biểu tượng lịch sử dẫn đến hình thành khái niệm rút ra qui luật phát triển và bài học lịch sử. các dạng sơ đồ được tạo ra nhờ sự hỗ trợ của các phần mềm dạy học PowerPoint, Mindmap sẽ tạo cho học sinh những hình ảnh cụ thể, chân xác về sự kiện, hiện tượng lịch sử, hình thành ở học sinh những biểu tượng về con người hoạt động của họ trong quá khứ. Do vậy, sử dụng sơ đồ có sự hỗ trợ của phần mềm PowerPoint, Mindmap trong dạy học lịch sử góp phần quan trọng vào việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh, cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng “hiện đại hóa” lịch sử của học sinh. Thơng qua q trình chủ động tìm kiếm, lĩnh hội kiến thức và quan sát các hình ảnh của sự kiện thì biểu tượng lịch sử sẽ được hình thành rõ nét và sâu sắc hơn là việc giáo viên sử dụng ngơn từ bởi hình ảnh được thu nhận bằng trực quan là những hình ảnh được lưu giữ đặc biệt vững chắc trong trí nhớ. Do đó, việc sử dụng sơ đồ khơng chỉ giúp học sinh nhớ sự kiện mà còn hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử từ đó hình thành nên khái niệm lịch sử và hiểu được quy luật của sự phát triển xã hội.

Ví dụ như trong bài 31 “Cách mạng tư sản Pháp” (Lịch sử 10 – chuẩn), qua quan sát chúng tôi nhận thấy rằng, nếu giáo viên chỉ dùng lời nói sẽ rất khó giúp cho các em nhận thức được bản chất của các giai cấp trong xã hội Pháp lúc bấy giờ. Nhưng khi giáo viên sử dụng sơ đồ “Ba đẳng cấp trong xã hội Pháp” học sinh khơng những có những nhận thức rõ ràng về vấn đề này, mà qua sơ đồ học sinh còn hiểu thêm được khái niệm “đẳng cấp” và “giai cấp” sự giống khác nhau của hai khái niệm này. Việc sử dụng sơ đồ kết hợp với sự giải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sơ đồ hóa kiến thức với sự hỗ trợ của một số phần mềm trong dạy học lịch sử thế giới cận đại lớp 10 trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 30 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)