Lớp
Tổng số Loại giỏi Loại khá Loại Tbình Loại yếu 40 Số bài % Số bài % Số bài % Số bài % Thực nghiệm
(10A6) 40 16 40 20 50 4 10 0 0
Đối chứng
(10A7) 40 8 20 16 40 12 30 4 10
Hình 2.28: Biểu đồ so sánh điểm kiểm tra của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm
Qua bảng số liệu và biểu đồ so sánh ta thấy:
- Về mức độ hứng thú: Hầu hết học sinh đều có hứng thú với bài giảng, đối
với lớp thực nghiệm đa số các em hứng thú với bài giảng có sử dụng sơ đồ với những lý do cách dạy này dễ hiểu, bài giảng sinh động …giúp các em có
thể tiếp thu và hiểu bài ngay tại lớp, bắt buộc các em phải suy nghĩ để tìm câu
0 10 20 30 40 50 60
Giỏi Khá Trung bình Yếu, Kém
Lớp 10A6 Lớp 10A7
trả lời, phải đọc sách giáo khoa để phát hiện kiến thức…như thế kiến thức sẽ được khắc sâu hơn, nhớ lâu hơn…
Tuy nhiên vẫn còn một số em chưa thực sự hứng thú với cách dạy này có thể do các em còn nhút nhát, ngại phát biểu, hay các em phải mất thời gian đầu tư cho mơn học vì các em học lệch…nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng phải kể đến ngun nhân có thể do chính bản thân người giáo viên tiến hành chưa linh hoạt trong việc tổ chức các khâu, các bước làm ảnh hưởng đến mức độ tiếp thu bài học của học sinh. Vì vậy, kết quả thu được trên đây chỉ khẳng định bước đầu của việc sử dụng sơ đồ vào trong dạy học.
- Về kết quả tiếp thu bài học: ở lớp thực nghiệm số học sinh đạt điểm khá,
giỏi cao hơn, số học sinh đạt điểm yếu kém ít hơn so với lớp đối chứng. Tại lớp thực nghiệm, các em đã nắm vững và vận dụng, phát hiện kiến thức nhanh hơn học sinh lớp đối chứng. Nhìn vào sự chênh lệch tỉ lệ kết quả đạt được của cả 2 lớp ta thấy rằng việc áp dụng phương pháp này thực sự bước đầu đem lại hiệu quả nó góp phần khẳng định thêm rằng để nâng cao chất lượng dạy học thì việc đổi mới phương pháp dạy học là yếu tố cần thiết cho mỗi giáo viên ở phổ thơng, góp phần phát triển toàn diện học sinh và thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đề ra.
Do điều kiện thời gian cịn hạn chế, chúng tơi mới chỉ tiến hành trên địa bàn hẹp, cho nên kết quả thu được mới chỉ là kết quả sơ bộ ban đầu chúng tơi sẽ cịn phải tiếp tục nghiên cứu, đầu tư thời gian để trau dồi kiến thức cũng như phương pháp, tiến hành thực nghiệm trên trên diện rộng hơn để có cơ sở vững chắc hơn để khẳng định hiệu quả sư phạm và tính khả thi của đề tài nêu trên.
KẾT LUẬN
Cùng với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học đang diễn ra mạnh mẽ ở mọi cấp học, môn học, phương pháp dạy học lịch sử, cũng đã và đang vận động chuyển mình đi lên trong mối quan tâm của đông đảo những người làm công tác giáo dục, cũng như toàn thể GV và HS. Với ý nghĩa đó, luận văn “Sơ đồ hóa kiến thức với sự hỗ trợ của một số phần mềm trong dạy học Lịch sử thế giới Cận đại lớp 10 THPT (chương trình chuẩn)” đóng góp một phần ý nghĩa sâu sắc đối với công việc đổi mới PPDH lịch sử ở nhà trường trung học phổ thơng hiện nay.
Luận văn góp phần giải quyết một nhận thức chưa đúng đắn về mối liên hệ giữa kiến thức và phương pháp. Lâu nay, GV đã quen với việc dạy kiến thức lịch sử chỉ nặng về cung cấp kiến thức mà không nghĩ đến mục tiêu quan trọng hơn là phát huy vai trò chủ thể của người học. Đồng thời, phá vỡ một định kiến cho rằng dạy lịch sử là phải thuyết giảng vì kiến thức nhiều, thời gian ít, hiểu biết và kỹ năng của học sinh hạn chế....
Tổ chức giờ học đem lại hiệu quả cho cả GV và HS phải được thấu triệt trong mọi môn học. Bởi, HS vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của quá trình giáo dục. Trong khi, các hoạt động khác thường hướng vào thay đổi đối tượng khách thể thì hoạt động học tập làm cho chính chủ thể hoạt động thay đổi. Bằng hoạt động học tập mỗi HS tự hình thành và phát triển nhân cách của mình.
Luận văn khẳng định môn Lịch sử rất phù hợp cho việc áp dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức có sự hỗ trợ của các phần mềm dạy. Mỗi bài lịch sử đều chứa khối lượng kiến thức lớn, trừu tượng. Đối với môn Lịch sử sự hấp dẫn, lơi cuốn và khả năng tích cực trong hoạt động học tập chính là mắt xích quan trọng giúp các em hồn thành q trình học tập và giải quyết nghịch lý giữa thời gian có hạn trên lớp với dung lượng kiến thức sâu rộng, phức tạp của bộ môn. Mặt khác, kiến thức học sinh thu nhận được sẽ bền vững sâu sắc
hơn. Cùng với kiến thức, phương pháp và kỹ năng học tập của học sinh ngày càng hoàn thiện. Muốn vậy, người GV phải nhận rõ vai trị, trách nhiệm, phải phát huy trí tuệ cùng với việc vận dụng linh hoạt, hài hoà các phương pháp, biện pháp để tổ chức giờ học lịch sử đem lại hứng thú và hiệu quả cho cả thầy và trò.
Tiến hành sơ đồ hóa kiến thức với sự hỗ trợ của phần mềm PowerPoint, Mindmap là để chứng tỏ HS là trung tâm trong giờ học lịch sử, tạo mọi cơ hội và sử dụng nhiều hình thức, biện pháp học thơng qua các hoạt động nhằm chủ động lĩnh hội kiến thức tức là người học phải giải quyết triệt để mối quan hệ giữa thu nhận tri thức với phương pháp và kĩ năng thu nhận tri thức đó ở HS. Từ đó tạo được sự phát triển tồn diện về trí tuệ, tâm hồn và năng lực của học sinh.
Trong nhà trường phổ thông, tổ chức giờ học lịch sử theo phương pháp sơ đồ hóa kiến thức có tác dụng khơi dậy và kích thích HS tư duy độc lập, sáng tạo, hứng thú tìm tịi và phát hiện. Học tập thơng qua con đường tích cực đem lại tác dụng và hiệu quả lớn hơn rất nhiều so với cách học tập và tiếp thu một chiều trước đây.
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục đào tạo, từ yêu cầu bức thiết của thực tế dạy học lịch sử trong trường phổ thơng, chúng tơi đã phân tích khái qt lý luận về khả năng tổ chức giờ học theo phương pháp sơ đồ hóa kiến thức ở trường THPT một cách có cơ sở kết hợp với hoạt động lĩnh hội tri thức trong học tập để đưa ra các biện pháp tổ chức giờ học lịch sử theo phương pháp sơ đồ hóa kiến thức. Qua luận văn chúng tôi hy vọng những luận chứng đã nêu góp phần khẳng định tính đúng đắn khoa học của cơng cuộc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu điểm, nhược điểm và khơng có phương pháp nào là vạn năng. Vì vậy, quá trình dạy học phải lựa chọn để sử dụng phối hợp đồng bộ với phương pháp dạy học. Việc lựa chọn phương pháp dạy học thể hiện trình độ của giáo viên. Nó thể hiện rõ nhất tính khoa học,
tính kỹ thuật và đạo đức sư phạm. Nếu giáo viên biết cách kết hợp phương pháp khám phá với các phương pháp khác một cách hợp lý sẽ khiến học sinh phát huy năng lực tư duy năng động, sáng tạo nắm bắt và vận dụng kiến thức một cách có hệ thống.
Phần thực nghiệm của luận văn là phần kiểm chứng hiệu quả của việc vận dụng những biện pháp đã đặt ra, đồng thời bước đầu góp tiếng nói thể hiện tính bức thiết và định hướng đúng đắn của luận văn.
Song, do điều kiện thời gian và trình độ của bản thân cịn hạn chế, chúng tôi mong muốn những suy nghĩ bước đầu của luận văn sẽ được tiếp tục nghiên cứu và phát triển. Chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alecxeep (1976), Phát triển tư duy học sinh. Nxb Giáo dục Hà Nội.
2. Châu Vân Anh (2010), Sử dụng bản đồ tư duy rèn luyện một số kỹ năng học tập cho học sinh. Tạp chí thiết bị giáo dục, số 63.
3. Bộ GD & ĐT (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử lớp 10. Nxb Giáo dục Việt Nam.
4. Bộ GD & ĐT, Lịch sử 10. NxbGD.
5. Bộ GD & ĐT, Sách giáo viên Lịch sử 10. NxbGD.
6. Đỗ Thanh Bình (1996), Một số vấn đề về Lịch sử thế giới, Nxb, Giáo dục, Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Côi (1995), Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Cơi, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Mạnh Hưởng (2009), Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK LS lớp 10 THPT. NXB Giáo dục,
Hà Nội.
9. I. A. Cốp lép (1978), Phương pháp và kĩ thuật lên lớp ở trường phổ thông. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
10. Côvaliốp A. G. (1971), Tâm lí học cá nhân (Biên tập Nguyễn Hữu
Chương). Nxb Giáo dục, Hà Nội.
11. Nguyễn Cương (1995), Phương tiện kĩ thuât và đồ dùng dạy học. Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
12. Nguyễn Đức Cương, Đoàn Văn Hưng (2008), Thiết kế và sử dụng bài
giảng điện tử trong DHLS ở trường phổ thông, Tạp chí thiết bị giáo dục (32).
13. Đai-ri (1973), Chuẩn bị bài học lịch sử như thế nào? Nxb Giáo dục, Hà Nội.
14. Hồ Ngọc Đại (1983), Tâm lí học dạy học. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 15. Hồ Ngọc Đại (1991), Giải pháp giáo dục. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 16. Hồ Ngọc Đại (1993), Bài học là gì? Nxb Giáo dục, Hà Nội.
18. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần 2, BCH TƯ
khóa VIII (02/QG/HNTW, 24/12/1996). Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc
lần X. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần XI. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Hà Minh Đức (2012), Hướng dẫn học sinh học tập môn Lịch sử với sự hỗ
trợ của phần mềm Mindmap (Vận dụng vào dạy học các cuộc CMTS thời cận đại, lớp 10 THPT – chương trình chuẩn), Luận văn thạc sĩ khoa học
giáo dục, Đại học Sư phạm, Hà Nội.
22. Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Trần Trọng Thủy, Nguyễn
Quang Uốn (1998), Tâm lí học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
23. Vũ Quang Hiển – Hoàng Thanh Tú (2014), Phương pháp dạy học môn
Lịch sử ở trường phổ thông. Nxb Đại học Quốc gia, HN.
24. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại – lí luận, biện pháp, kĩ
thuật. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
25. Nguyễn Mạnh Hưởng (2006), Sử dụng CNTT và truyền thông vào
DHLS ở trường phổ thơng, Tạp chí Giáo dục (133).
26. Nguyễn Mạnh Hưởng (2009), Thiết kế giáo án điện tử môn lịch sử theo
hướng phát huy tính tích cực của học sinh, Tạp chí thiết bị giáo dục (48).
27. Nguyễn Mạnh Hưởng (2010), Đặc trưng của việc dạy – học lịch sử và con đường hình thành kiến thức cho học sinh với sự hỗ trợ của CNTT, Tạp chí Giáo dục (235).
28. Nguyễn Mạnh Hưởng (2011), Nâng cao chất lượng DHLS ở trường
THPT với sự hỗ trợ của CNTT. Luận án tiến sĩ, Đại học Sư phạm,
Hà Nội.
29. Nguyễn Mạnh Hưởng (2012), Rèn luyện kĩ năng học tập môn lịch sử cho
học sinh bằng phần mềm SĐTD. Tạp chí Giáo dục, số 286.
Nxb Giáo dục.
31. Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp giáo dục tích cực lấy học sinh làm
trung tâm. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
32. I.Lecne (1982), Phát triển tư duy Lịch sử trong dạy học Lịch sử. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
33. Lênin V.I (2006), Tồn tập, tập 29. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội
34. Phan Ngọc Liên, Đỗ Kỳ Tá (1975), Đồ dùng trực quan trong việc dạy
học lịch sử ở trường phổ thông cấp II (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên). NXB Giáo dục, Hà Nội.
35. Phan Ngọc Liên – Trần Văn Trị (1980), Phương pháp dạy học lịch sử, NXB Giáo dục, Hà Nội.
36. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng (1992), Hệ thống các phương pháp
dạy học lịch sử ở trường phổ thơng. Tạp chí NCGD.
37. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng (1998), Phát huy tính tích cực của
học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở. Nxb Giáo dục.
38. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng (1999), Phát huy tính tích cực của
học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở. Nxb Giáo dục.
39. Phan Ngọc Liên (chủ biên - 1999), Thiết kế bài giảng lịch sử ở trường
THPT. Nxb ĐHQG, HN.
40. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh Tường
(2002), Một số chuyên đề phương pháp dạy học Lịch sử. Nxb Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
41. Phan Ngọc Liên, Vũ Thị Ngọc Anh (2002), Tài liệu tập huấn dạy và học
tích cực mơn Lịch sử.
42. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Cơi (2009),
Phương pháp dạy học Lịch sử, tập 1. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
43. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Cơi (2009),
Phương pháp dạy học Lịch sử, tập 2. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
45. Phạm Hữu Lữ, Phan Ngọc Liên, Nguyễn Thị Thư, Đặng Thị Thanh Tịnh
(1985), Tư liệu giảng dạy lịch sử thế giới cận đại. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
46. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học, tập 1. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
47. Đ. N. Nikiphôrốp (1964), Nguyên tắc trực quan trong giảng dạy lịch sử. Nxb Matxcơva.
48. Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng (1999), Lịch sử thế giới cận đại. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
49. M.N. Sacđacốp (1970), Tư duy học sinh. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 50. N.V. Savin (1983), Giáo dục học, tập 1. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
51. Hoàng Thanh Tú (2012), Phương pháp ôn tập Lịch sử ở trường phổ
thông một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
52. Trịnh Đình Tùng (1999), Phương pháp sử dụng ĐDTQ nhằm phát huy
tính tích cực của hoạt động độc lập của học sinh trong dạy học lịch sử. Đổi mới phương pháp dạy và học tập môn lịch sử ở trường THPT và THCS. Tài liệu hội thảo, tập 1.
53. Trịnh Đình Tùng (2007), Để nâng cao chất lượng dạy và học mơn Lịch
sử ở trường phổ thơng, Tạp chí giáo dục, (115).
54. Thái Duy Tuyên (1999), Những vấn đề cơ bản của giáo dục hiện đại.
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
55. Thái Duy Tuyên (2010), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới. Nxb Giáo dục Hà Nội.
56. Trịnh Quang Tứ (2006), Sử dụng Graph trong thiết kế phương pháp dạy
học, Tạp chí giáo dục, (131).
57. A.Vaglin (2007), Phương pháp giáo dục lịch sử ở trường phổ thông. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
58. Nguyễn Thị Hồng Vân (2007), Sử dụng sơ đồ để cụ thể hóa kiến thức
trong dạy học lịch sử thế giới lớp 10 – THPT (chương trình cơ bản), Luận
văn thạc sĩ khoa học Lịch sử, Đại học Sư phạm, Hà Nội. 59. https://www.giaoduc.net.vn
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT ĐIỀU TRA 1
(Dành cho giáo viên)
( Điều tra về tình hình sử dụng sơ đồ có sự hỗ trợ của phần mềm trong dạy học lịch sử ở trường phổ thơng)
Để có cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá tình hình sử dụng sơ đồ có sự hỗ trợ của phần mềm trong dạy học lịch sử ở trường phổ thơng, đồng thời góp phần tìm ra hình thức biện pháp sử dụng sơ đồ có hiệu quả, mong thầy cô cung cấp cho chúng tôi một số thông tin dưới đây. Cảm ơn sự hợp tác của thầy (cô)!
1. Trong dạy học lịch sử các thầy cô thường sử dụng các phương pháp nào trong các phương pháp sau:
Thuyết trình Vấn đáp Làm việc nhóm