Sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học kiến thức mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sơ đồ hóa kiến thức với sự hỗ trợ của một số phần mềm trong dạy học lịch sử thế giới cận đại lớp 10 trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 67)

2.3. Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức với sự hỗ trợ của một số phần mềm dạy học

2.3.1. Sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học kiến thức mới

Giống như bất cứ môn học nào trong trường phổ thông, môn học Lịch sử cũng phải cung cấp cho người học một hệ thống kiến thức khoa học – kiến thức lịch sử mà nội dung của nó là những kiến thức cơ bản mà học sinh cần nắm vững để hiểu rõ lịch sử của dân tộc và thế giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội trong các giai đoạn khác nhau. Trong mỗi tiết học, mỗi chương hay mỗi khóa trình chúng ta bắt gặp rất nhiều sự kiện đòi hỏi người giáo viên phải biết chọn lọc sự kiện cơ bản để khắc sâu cho học sinh. Muốn vậy, người giáo viên phải xác định đúng và xử dụng hợp lý các nguồn kiến thức lịch sử các phương pháp dạy học, các kiểu hoạt động nhận thức của học sinh trong việc cung cấp kiến thức mới để cho bài giảng không nặng nề mà vẫn phác họa được bức tranh quá khứ một cách chân thật.

Trong một giờ học ngoài việc ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, củng cố và dặn dị thì riêng việc cung cấp kiến thức mới chiếm tới 75% thời gian của một tiết học. Do vậy muốn thành cơng trong một tiết học thì người giáo viên phải biết khơi dậy những kiến thức cũ mà học sinh đã học để làm cơ sở cho việc tiếp thu kiến thức mới và trên cơ sở kiến thức mới đã được tiếp thu định hướng, gợi mở cho học sinh những vấn đề tiếp theo trong các tiết học sau. Công việc này thật không đơn giản đối với người giáo viên chút nào. Muốn làm được điều đó người giáo viên khơng thể sử dụng phương pháp thuyết trình thầy đọc trị ghi vì như thế bài giảng trở nên nhàm chán, tẻ nhạt và đương nhiên học sinh sẽ khơng có hứng thú học tập. Trong chương trình lịch sử thế giới Cận đại lớp 10 THPT, học sinh không chỉ cần nhớ sự kiện lịch sử mà còn phải hiểu sâu sắc hơn bản chất của sự kiện lịch sử, biết phân tích các sự kiện ấy để có bức tranh tồn cảnh về sự kiện ấy, để từ đó có thể rút ra được qui luật của

lịch sử. Vì vậy, trong quá tình tổ chức cho học sinh lĩnh hội kiến thức mới kết hợp với việc sử dụng lời nói sinh động, minh họa tranh ảnh giáo viên nên sử dụng sơ đồ để phát huy tính tích cực hoạt động, chủ động học tập của học sinh cũng như tăng thêm hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử.

Thông thường, trong dạy học lịch sử, ở khâu tổ chức cho học sinh lĩnh hội kiến thức mới, sơ đồ có thể được sử dụng ở 3 mức độ sau:

Mức độ thấp: Sơ đồ được sử dụng như một phương tiện truyền đạt của giáo

viên, giáo viên sử dụng sơ đồ để giải thích, minh họa, học sinh tri giác, hiểu và dịch lại sơ đồ sau đó tái lập lại sơ đồ đã được học. Đương nhiên, ở mức độ này hiệu quả dạy và học sơ đồ rất thấp. Song, nếu giáo viên biết sử dụng sơ đồ để tạo vấn đề và đặt ra những câu hỏi kích thích tư duy cho cho học sinh, buộc học sinh trong quá trình học phải làm việc với sơ đồ đã cho để trả lời các câu hỏi của giáo viên thì chắc chắc hiệu quả bài học sẽ được nâng cao.

Ví dụ: Trong bài cách mạng tư sản Anh, khi dạy phần tiền đề của cách mạng nhằm hình thành cho học sinh kiến thức về kinh tế, chính trị, xã hội và rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc sách, đọc sơ đồ, làm việc nhóm phát triển tư duy phân tích, giải thích… giáo viên trình chiếu sơ đồ “nước Anh trước cách mạng” và đưa ra các yêu cầu cho học sinh làm việc.

Sơ đồ 1:

Sau khi trình chiếu sơ đồ thì giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu SKG và trả lời các câu hỏi :

1. Dựa vào đâu để nói CNTB xâm nhập sớm vào nền kinh tế nơng nghiệp nước Anh? Qua đó em hiểu thế nào là hiện tượng “cừu ăn thịt người”?

2. Chứng minh sự phát triển của công thương nghiệp?

3. Những biểu hiện nào chứng tỏ chế độ phong kiến bảo thủ? Em hiểu thế nào là quý tộc mới? Tư sản?

Giáo viên có thể chia lớp hoạt động nhóm trong phần này để tạo hiệu quả làm việc nhóm cho học sinh, tạo khơng khí thi đua trong lớp. Sau khi lớp hoạt động nhóm xong, giáo viên sẽ chốt ý và giảng giải một cách cụ thể và sâu hơn.

Đây là sơ đồ biểu diễn tình hình nước Anh trước cách mạng, nhưng khi thiết kế trên phần mềm Mindmap thì cùng với các hiệu ứng cũng như hình ảnh được liên kết với mỗi dữ kiện đưa ra với việc sử dụng liên kết trong Mindmap.Ví dụ với thơng tin “CNTB xâm nhập sớm vào nông nghiệp” khi xây dựng trên Mindmap sẽ được liên kết với hình ảnh con cừu và để khắc họa cho học sinh rõ rằng, sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản này dẫn đến hệ lụy là

hiện tượng “rào đất, cướp ruộng” và “cừu ăn thịt người”. Cùng với việc cho

học sinh xem hình ảnh thì giáo viên phải làm rõ, khắc họa chân thực nhất tình hình nơng nghiệp Anh trước cách mạng và biểu tượng con cừu sẽ làm cho học sinh nhớ lâu hơn về kinh tế Anh trước cách mạng nói chung và nơng nghiệp Anh nói riêng.

Với thơng tin chế độ phong kiến bảo thủ ta đưa hình ảnh vua Sác lơ và khắc họa về nhân vật này, làm rõ sự bảo thủ, chun chế của ơng…Từ những hình ảnh cụ thể sinh động cộng thêm sự diễn thuyết của giáo viên nhấn mạnh vào trọng tâm bài học thì chắc chắc sẽ tạo nên hứng thú cho người học.

Như thế, ở mỗi ô thông tin sau khi tạo hiệu ứng liên kết ta tiếp tục đưa những hình ảnh liên quan tới các sự kiện và sử dụng các hình ảnh trực quan đó làm cho bài giảng trở nên sinh động và hấp dẫn hơn, vừa từ một sơ đồ với

những nét tổng quát nhất là những thông tin xung quanh, những câu chuyện, những nhân vật lịch sử cần phải khắc họa và ghi nhớ.

Ví dụ 2: Trong bài “Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ” khi dạy đến chính sách kìm hãm sự phát triển kinh tế của Anh đối với bắc Mỹ, nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, rèn luyện tư duy đọc sách tự làm việc giáo viên sử dụng sơ đồ các chính sách của thực dân Anh đối với Bắc Mĩ và đưa ra các câu hỏi để học sinh suy nghĩ trả lời.

Hình 2.4: Sơ đồ các chính sách của thực dân Anh đối với Bắc Mĩ

Các câu hỏi giáo viên đưa ra sau khi cho học sinh quan sát sơ đồ, ví dụ: 1. Vì sao Anh cấm các thuộc địa sản xuất hàng công nghiệp?

2. Vì sao Anh cấm đưa máy móc, nhân cơng từ Anh? 3. Vì sao Anh cấm thuộc địa khai khẩn đất đai miền Tây?

Mặc dù sơ đồ được giáo viên giới thiệu luôn cho học sinh song khơng phải vì thế mà vai trị của sơ đồ giảm đi, thông qua sơ đồ, học sinh phải trả lời những câu hỏi giáo viên đưa ra nhằm phát triển tư duy độc lập của mình.

Sơ đồ này cụ thể mang tính liệt kê, cụ thể hơn để học sinh dễ hình dung bài học về nội dung các chính sách cai trị của thực dân Anh đối với thuộc địa Bắc Mĩ. Với sơ đồ này có thể mở rộng cho người học hiểu rõ hơn về các chính sách cai trị của thực dân Anh nhằm chèn ép, kìm hãm sự phát triển của Bắc Mĩ. Tùy vào trình độ cao hay thấp của người học mà có thể cho học sinh làm

bài tập nhóm, chia lớp làm 5 nhóm và mỗi nhóm trả lời liên quan đến 5 thơng tin trên. Đây cũng là một biện pháp kích thích tư duy cho các em, vừa giúp các em hoạt động nhóm có hiệu quả hơn.

Ví dụ 3: Khi dạy bài 30 Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ phần kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập nhằm minh họa về bộ máy nhà nước Mỹ theo hiến pháp 1787 tạo cho học sinh biểu tượng về tổ chức bộ máy nhà nước và hiến pháp của nước Mỹ giáo viên sử dụng sơ đồ cơ cấu bộ máy nhà nước Mỹ theo Hiến pháp 1787 và đưa ra các câu hỏi có vấn đề cho học sinh:

Sơ đồ 3:

Hình 2.5: Sơ đồ cơ cấu bộ máy nhà nước Mỹ theo Hiến Pháp 1787

Với sơ đồ này, giáo viên đưa ra các câu hỏi như sau: 1. Quyền lực được phân chia như thế nào?Tác dụng?

2. Thành phần nào khơng nằm trong bộ máy nhà nước?Vì sao ?

Với sơ đồ này giáo viên dùng để giúp cho học sinh hiểu, không bắt buộc học sinh phải nhớ toàn bộ sơ đồ mà chỉ cần nhớ bản chất của sơ đồ theo câu hỏi giáo viên đưa ra.

Ví dụ 4: Khi dạy bài 31: Cách mạng tư sản Pháp mục 1 tình hình kinh tế xã hội để học sinh hiểu rõ tiền đề tư tưởng của cách mạng Pháp thì khơng dừng lại ở những thơng tin khái qt mà giáo viên có thể cụ thể hóa trong sơ đồ tiền

1. Nội dung chính của Triết học ánh sáng là gì?

2. Tư tưởng đấu tranh của các nhà khai sáng Pháp là gì? Tư tưởng nào tiến bộ nhất?Vì sao?

3. Trong việc chuẩn bị cho cách mạng bùng nổ các nhà tư tưởng Pháp có vai trị như thế nào?

Với những câu hỏi như trên yêu cầu học sinh phải đào sâu suy nghĩ, phải tri giác sách giáo khoa, phải phân tích, tổng hợp…để trả lời. Sau khi học sinh trả lời xong các câu hỏi để khái quát lại về trào lưu triết học ánh sáng giáo viên trình chiếu sơ đồ sau cho học sinh quan sát nhằm khắc sâu thêm kiến thức cho học sinh và như thế trong đầu học sinh sẽ hình thành biểu tượng về trào lưu Triết học ánh sáng.

Sơ đồ 4:

Hình 2.6: Sơ đồ về tiền đề tư tưởng nước Pháp trước cách mạng

Ví dụ 5: Khi học mục 3: Nền chuyên chính Gia-cơ-banh- đỉnh cao của cách mạng - Bài 31 Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII nhằm khắc sâu được những kiến thức về giai đoạn phát triển cao nhất của cuộc cách mạng, phát triển tư duy độc lập, làm việc nhóm hình thành thái độ trước những việc làm của phái Gia – cô – banh giáo viên sử dụng một sơ đồ cho sẵn và yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:

Sơ đồ 5:

Hình 2.7: Sơ đồ các chính sách dưới nền chun chính Gia-cơ-banh

Yêu cầu: học sinh dựa vào SGK để trả lời các câu hỏi sau

1, Tại sao nói phái Gia-co-banh giải quyết được vấn đề ruộng đất? Tác dụng? 2, Những sự kiện nào chứng tỏ phái Gia-co-banh giải quyết được vấn đề chống thù trong, giặc ngoài? Tác dụng?

3, Hiến Pháp 1793 được thơng qua với những nội dung gì?Ý nghĩa? 4, Luật giá tối đa lương thực, thực phẩm có tác dụng gì?

5, So sánh các chính sách này với 2 giai đoạn trước?

Với các yêu cầu nêu trên giáo viên có thể tổ chức lớp hoạt động nhóm để hồn thành nhanh chóng các câu hỏi, lôi cuốn các em phải suy nghĩ để trả lời câu hỏi mà không ỷ lại đáp áp từ người khác. Sau cùng, giáo viên đưa ra sơ đồ mẫu để đối chiếu và làm rõ cho học sinh hiểu bản chất bài học. Với sơ đồ trên, giáo viên cung cấp sẵn cho học sinh những ý chính để chứng minh đỉnh cao của cách mạng Pháp, học sinh có nhiệm vụ làm rõ các nội dung liên quan hay các giải thích được mỗi nội dung nhằm mục đích gì…Phương pháp dạy học mới này giáo viên là đưa ra nội dung cơ bản cho học sinh và học sinh là người tìm tịi, làm rõ những nội dung đó một cách sinh động, cụ thể, buộc các em phải suy nghĩ, tư duy để làm rõ vấn đề đặt ra, giúp các em vừa hiểu được cốt lõi của của vấn đề, vừa hiểu cụ thể, chi tiết từng nội dung, phát huy được

Ví dụ 5: Trong bài 37 Mác và Ăng-ghen. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học ở phần 1. Buổi đầu hoạt động cách mạng của Mác và Ăng-ghen để hướng dẫn học sinh đọc thêm phần này một cách hiệu quả, học sinh biết được công lao của các nhà sáng lập ra CNXH khoa học và rèn luyện kỹ năng đọc sách, kỹ năng sử dụng sơ đồ giáo viên có thể cung cấp cho học sinh sơ đồ sau và trên cơ sở đó học sinh sẽ tạo ra sơ đồ tương tự trên giấy:

Sơ đồ 5

Hình 2.8: Sơ đồ minh họa về con người, sự nghiệp của Ănghen

Mức độ cao hơn: Giáo viên sử dụng sơ đồ có sẵn nhưng khơng giải thích,

học sinh sẽ quan sát sơ đồ kết hợp với nghiên cứu sách giáo khoa để hiểu sơ đồ, thuyết minh được sơ đồ, hoàn thiện sơ đồ hoặc sửa chữa sơ đồ nếu sơ đồ có sai xót, bất hợp lý. Ở mức độ này sơ đồ được giáo viên sử dụng như một phương tiện tổ chức hoạt động tự học của học sinh.

Ví dụ1: Khi nghiên cứu tìm hiểu bài 30, Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa ở Bắc Mĩ, nhằm rèn luyện kỹ năng đọc sách giáo khoa, phát tư duy độc lập, phân tích…giáo viên sẽ đưa ra khung sơ đồ và yêu cầu học sinh chọn những từ khóa để hồn thành sơ đồ một cách khoa học và chính xác.

Sơ đồ 1:

Hình 2.9: Sơ đồ khuyết về nguyên nhân bùng nổ chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ

Với dạng sơ đồ này, ngồi việc trình chiếu trên máy tính, giáo viên có thể chuẩn bị ở nhà 2 sơ đồ khuyết thiếu như thế này và cho học sinh trong lớp làm việc nhóm, điều này sẽ tạo khơng khí học tập sơi nổi trong lớp, vừa làm cho học sinh hiểu mối quan hệ giữa thực dân Anh và 13 thuộc địa lúc bấy giờ, nguyên nhân sâu xa và trực tiếp dẫn đến bùng nổ cách mạng. Sau khi học sinh đã hoạt động xong, giáo viên chỉnh sửa sơ đồ của học sinh và trình bày sơ đồ mẫu:

Hình 2.10: Sơ đồ về nguyên nhân bùng nổ chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ

Việc sử dụng sơ đồ trên Powerpoint có thuận lợi lớn trong việc tạo lên kết hình ảnh liên quan tới bài học nên giáo viên cần sử dụng lợi ích của phần

mềm này để đưa nhiều hình ảnh hay tài liệu tham khảo hỗ trợ trong việc giảng bài. Ví dụ với thơng tin 13 thuộc địa Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển thì ta dẫn tới Link liên kết với một Slile có chứa lược đồ Bắc Mĩ và chú giải sự phát triển đó. Nếu giáo viên có thời gian đầu tư thì việc thiết kế các bài giảng điện tử với sơ đồ làm trung tâm sau đó làm liên kết nhánh để làm cụ thể thông tin đưa ra.

Ví dụ 2: Trong bài 30 chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, nhằm khắc họa cho học sinh nội dung bản tuyên ngôn độc lập của Mĩ và rèn luyện kỹ năng đọc sách giáo khoa, phát tư duy độc lập, phân tích…ta có thể cụ thể hóa nội dung kiến thức này thơng qua sơ đồ:

Sơ đồ 2:

Hình 2.11: Sơ đồ khuyết thiếu về Tuyên ngôn độc lập của 13 thuộc địa Bắc Mĩ

Đây là sơ đồ khuyết thiếu về Tuyên ngôn độc lập của Mĩ, giáo viên chỉ cung cấp sườn cơ bản và nhiệm vụ của học sinh là điền thêm những thơng tin cịn thiếu của sơ đồ. Cách thức này buộc học sinh phải tham gia vào quá trình tư duy để hồn thành sơ đồ, giáo viên cũng khơng cần phải trình bày nhiều, tránh hình thức học thụ động của học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sơ đồ hóa kiến thức với sự hỗ trợ của một số phần mềm trong dạy học lịch sử thế giới cận đại lớp 10 trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)