2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung kiến thức cơ bản phần lịch sử thế giớ
2.1.2. Mục tiêu của khóa trình
Đối với bất kỳ môn học nào khi lên lớp giáo viên cũng phải đảm bảo hoàn
thành 3 mục tiêu: về kiến thức, về kỹ năng và tư tưởng tình cảm.
Về kiến thức: cho học sinh biết được sự phát triển của CNTB ở các nước và
sự cản trở của chế độ phong kiến quân chủ chuyên che ở thế kỷ XVII. Nó phản ánh chế độ phong kiến khơng cịn phù hợp với tình hình mới, nó đã q cũ kỹ, lạc hậu và bảo thủ với những chính sách phản động đối nội, đối ngoại của các vương triều phong kiến. Cho học sinh nắm chắc, hiểu rõ bản chất của từng cuộc cách mạng tư sản đồng thời giúp cho học sinh thấy được sự thắng lợi của giai cấp tư sản đối với giai cấp phong kiến trong các cuộc đấu tranh giai cấp kéo dài phức tạp. Trong các cuộc đấu tranh đó, vai trị lãnh đạo là giai cấp tư sản nhưng động lực đưa đến sự thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản là quần chúng nhân dân lao động. Qua đó, cho học sinh biết được CMTS là bước đột phá lật đổ bức tường phong kiến mở đường cho nền kinh tế TBCN phát triển. Tiếp đó là các cuộc cách mạng cơng nghiệp diễn ra làm cho nền kinh tế của các nước này phát triển mạnh mẽ như vũ bão, làm nảy sinh nhu cầu tìm kiếm thị trường của giai cấp tư sản. Và hàng loạt các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa diễn ra. Các giai cấp mới xuất hiện, sự ra đời và phát triển phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản với những học thuyết và tổ chức của riêng nó.
Về thái độ: học sinh nhận thức được quy luật phát triển tất yếu của xã hội
nhau, chế độ xã hội sau bao giờ cũng phát triển cao hơn chế độ xã hội trước. Từ nhận thức đó học sinh sẽ có thái độ ủng hộ cái mới, cái tiến bộ, phê phán cái cũ, lạc hậu và bảo thủ, tạo cho học sinh niềm tin vững chắc vào cái mới, cái tiến bộ, vào lý tưởng cách mạng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa – có quan hệ sản xuất tiến bộ.
Làm cho học sinh biết được con đường phát triển của CNTB bằng những biện pháp nào, từ đó có cách nhìn nhận đúng đắn về bản chất của CNTB, của giai cấp tư sản với những hình thức bóc lột dã man tàn bạo hơn cả thời trung cổ. Qua đó có thái độ đúng đắn yêu ghét rõ ràng trước sự bóc lột của CNTB đối với giai cấp công nhân, quần chúng nhân dân lao động. Từ đó có cái nhìn khách quan về CNTB trong mọi thời kỳ dù thay đổi về hình thức xong bản chất nó vẫn khơng thay đổi để luôn cảnh giác với những thủ đoạn, biện pháp của CNTB.
Mặt khác, cho học sinh biết được sức mạnh của quần chúng nhân dân không chỉ trong sản xuất mà cả trong đấu tranh để từ đó có thái độ cảm phục kính trọng trước vai trò của quần chúng nhân dân, tinh thần dũng cảm bất khuất của họ trong các cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến, chống giai cấp tư sản phản động. Đặc biệt, hình thành cho các em thái độ, tình cảm lịng biết ơn, cảm phục trước các vị anh hùng, những danh nhân thế giới, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp vì quần chúng nhân dân như Garibanđi, Robexpie cũng như công lao vĩ đại của các nhà lý luận khoa học …Từ đó, liên hệ với tình hình Việt Nam lúc đó, có thái độ trân trọng trước những cống hiến của những vị tiền bối cách mạng, trước công lao, sức mạnh đấu tranh của nhân dân trong các thời kỳ và phát huy những thành quả mà nhân dân sáng tạo ra, có ý thức vươn lên xây dựng Tổ Quốc cũng như thái độ kiên quyết với những những nhân vật phản động bán nước chống lại phong trào của quần chúng nhân dân.
Về kỹ năng: Phát triển bồi dưỡng và rèn luyện kỹ năng cần thiết trong học
kiến thức, khái qt hóa …và hình thành khái niệm. Rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn như vẽ lược đồ, sơ đồ hóa kiến thức…Từ đó, nâng cao những kiến thức và kỹ năng học tập và làm việc sau này cho học sinh.