sử ở trường phổ thông với sự hỗ trợ của một số phần mềm dạy học
2.2.1. Các bước tạo sơ đồ trên phần mềm PowerPoint
* Khởi động PowerPoin
Muốn sử dụng PowerPoint, chúng ta phải khởi động chương trình PowerPoint, tương tự như các chương trình ứng dụng khác, có thể khởi động PowerPoint bằng cách:
1. Nhấn nút Start trên thanh TaskBar dưới đáy màn hình.
2. Chọn Programs Chọn tiếp Microsoft PowerPoint.
Cách khác để khởi động PowerPoint: nhấn biểu tượng PowerPoint trên thanh công cụ Microsoft Office (Microsoft Office Shortcut Bar).
* Thốt khỏi PowerPoint
Nhấn nút Close (góc phải trên màn hình).
Hình 2.1: Màn hình PowerPoint
Để bản trình bày đạt kết quả cao thì việc bổ sung các đối tượng đồ họa như một sơ đồ tổ chức, một bảng, một đồ thị, một bản đồ, một bức ảnh, một đoạn video, một hình vẽ, lời thuyết minh... là rất cần thiết.
Trong PowerPoint có thể sử dụng được kết quả mà ta đã thực hiện trong các phần mềm đồ họa, thậm chí cả kết quả trong các phần mềm tra cứu khác. Chẳng hạn, chúng ta có thể bổ sung các bảng từ Microsoft Word, chèn các bảng tính và biểu đồ từ Microsoft Excel, các bảng tóm tắt và biểu đồ, các bản
hình ảnh minh họa và âm thanh (ảnh mẫu, ảnh từ Scaner, video, sound...) từ các chương trình khác nhau...
Chúng ta có thể dùng cơng cụ AutoShape trên thanh cơng cụ vẽ (Drawing) để tạo một sơ đồ tổ chức từ đầu. Tuy nhiên PowerPoint đã cung cấp tiện ích Organization Chart giúp ta thực hiện công việc này một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Để tạo ra một sơ đồ tổ chức, chúng ta thực hiện các thao tác sau đây: 1. Mở Insert Chọn Diagram.
2. Chọn kiểu sơ đồ nhấn OK.
3. Gõ tiêu đề cho sơ đồ trong mục Chart Title.
* Nhập thông tin cho phần tên sơ đồ và hộp tên cấp cao nhất.
* Bổ sung, xoá hoặc dàn xếp lại các hộp khác và các thông tin của chúng bằng các công cụ, các menu của Microsoft Organization Chart.
2.2.2. Các bước tạo sơ đồ trên phần mềm Mindmap
Trước khi tạo sơ đồ, giáo viên phải cài đặt và khởi động phần mềm Mindmap. Sau khi đã cài đặt phần mềm việc khởi động được tiền hành như sau:
Dùng chuột (mouse) kích đúp vào biểu tượng phần mềm của Mindmap trên màn hình máy tính. Khi phần mềm mở ra ta có giao diện như sau:
Hình 2.2: Giao diện phần mềm Edraw mindmap khi đã khởi động
Lựa chọn kiểu sơ đồ tư duy phù hợp với yêu cầu của bài giảng. Số nhánh
các cấp (cấp 1, cấp 2, cấp 3…) của sơ đồ tùy thuộc vào yêu cầu của bài học.
Đại não con người tư duy thông qua liên tưởng, do vậy việc liên kết các nhánh lại với nhau giúp người dùng hiểu rõ vấn đề và nhớ lâu hơn. Luôn để các nhánh của bản đồ tư duy gấp khúc tự nhiên, điều này làm cho bản đồ tư duy cuốn hút và không bị nhàm chán. Sử dụng một từ khoá trên mỗi nhánh ý tưởng. Từ khoá phải thật sự ngắn gọn và làm nổi bật được ý nghĩa của nhánh ý tưởng đó.
Biên soạn nội dung, chèn tranh ảnh…vào sơ đồ, định dạng phần chữ trong sơ đồ tư duy. Sử dùng hình ảnh tối đa cho mỗi ý tưởng, một bản đồ tư duy sử dụng nhiều hình ảnh ý nghĩa khiến não bộ tư duy liên tưởng mạnh mẽ hơn. Sử dụng màu sắc hợp lí khi vẽ. Cũng như hình ảnh, màu sắc trong bản đồ tư duy rất quan trọng, màu sắc kích thích đại não hưng phấn, tạo cảm giác vui vẻ, sống động cho bản đồ tư duy, từ đó làm tăng khả năng sáng tạo của người dùng.
Qua việc xây dựng sơ đồ trên, chúng ta thấy khi xây dựng sơ đồ cần tuân thủ cả về mặt khoa học, mặt sư phạm và hình thức trình bày bố cục. Trong quá trình xây dựng sơ đồ tùy theo nội dụng cụ thể của tri thức mà vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo sao cho sơ đồ vùa đơn giản vừa phải đầy đủ, khoa học. Muốn vậy, khi xây dựng sơ đồ phải đảm bảo nguyên tắc sơ đồ phải
đảm bảo tính khoa học, chính xác và mang tính sư phạm cao đồng thời phải đơn giản, dễ hiểu và phải hướng việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học.